Độc lạ quanh ta

Câu chuyện về Robert Wadlow – Người đàn ông cao nhất thế giới

Với chiều cao tầm 2m7, Robert Pershing Wadlow là "Người đàn ông cao nhất thế giới" được lịch sử ghi nhận cho đến ngày nay.

Vào ngày 22/2/1918, ở Alton, Illinois, người phụ nữ tên Addie Wadlow hạ sinh một em bé nặng 3kg9 và đặt tên là Robert Pershing Wadlow. Đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh, bình thường và vui vẻ trong suốt những ngày tháng đầu đời của mình. Nhưng kỳ lạ thay, Wadlow ngày càng lớn nhanh như thổi, thậm chí là bất thường so với những đứa trẻ khác.

Sự bất thường của cậu bé Wadlow

Khi chỉ mới 6 tháng tuổi, Wadlow đã nặng đến 15kg, trong khi cân nặng trung bình của trẻ em tuổi đó tầm 7kg – 8kg. Thậm chí, vào sinh nhật năm 1 tuổi, cậu bé đã nặng 20kg, cao 1m.

Khi Wadlow lên 5 tuổi, cậu bé đã cao đến 1m6 và phải mặc quần áo dành cho thanh thiếu niên. Vào sinh nhật năm 8 tuổi, Wadlow thậm chí còn cao hơn cha mình (1m74). Với chiều cao khoảng 1m8 khi chỉ là một đứa trẻ, Wadlow đã bắt đầu phát triển vượt bậc so với thể trạng của người lớn.

Câu chuyện về Robert Wadlow - Người đàn ông cao nhất thế giới 6
Vào năm 19 tuổi, Robert Wadlow là người đàn ông cao nhất từ ​​trước đến nay (dù cho trong bức ảnh này, anh ấy vẫn chưa đạt đến chiều cao tối đa của mình).

Ở năm 13 tuổi, Wadlow trở thành Hướng đạo sinh cao nhất thế giới với chiều cao 2m1. Vì thế, không có gì lạ khi anh ấy phải đặt may một bộ đồng phục cho riêng mình, vì kích cỡ bình thường đều không vừa.


Khi tốt nghiệp trung học, Wadlow đã cao đến 2m4. Nhưng điều ngạc nhiên là anh ấy vẫn chưa phát triển hoàn toàn và chiều cao cuối cùng mà Wadlow đạt được là 2m7. Đặc biệt hơn, ngay cả thời điểm Wadlow đã mất, chiều cao của vẫn tiếp tục phát triển và không có dấu hiệu dừng lại.

Nhưng lý do gì đã khiến Wadlow có chiều cao bất thường như vậy, thậm chí vẫn phát triển ngay khi ông đã qua đời?

Vì sao Wadlow lại cao đến thế?

Câu chuyện về Robert Wadlow - Người đàn ông cao nhất thế giới 7
Wadlow – Người đàn ông cao nhất thế giới chụp ảnh cùng gia đình của mình, tất cả đều có chiều cao và cân nặng trung bình.

Các bác sĩ cuối cùng cũng đưa ra kết luận rằng: Wadlow bị u tuyến yên – một loại bệnh khiến cơ thể phát triển nhanh chóng và vượt mức bình thường do hormone tăng trưởng trong cơ thể tăng cao. Gia đình anh lần đầu tiên biết về loại bệnh này khi Wadlow 12 tuổi.

Nếu Wadlow được sinh ra vào thời đại có nền y học phát triển như ngày nay, có lẽ anh ấy đã không cao như vậy vì các bác sĩ có thể phẫu thuật và điều trị bằng nhiều loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các hormone tăng trưởng. Tiếc thay, vào thời điểm ấy, không một bác sĩ nào dám phẫu thuật cho Wadlow vì chuyên môn và thiết bị y tế không đáp ứng đủ điều kiện.


Bất chấp chiều cao ngày càng tăng của Wadlow, cha mẹ của anh ấy đã cố gắng để con trai có một cuộc sống bình thường như bao người khác.

Trường học đã chuẩn bị những chiếc bàn đặc biệt được thêm những khối gỗ ở phía dưới để Wadlow không phải cúi người khi ngồi trong lớp học. Các anh em ruột của anh ấy đều có chiều cao, cân nặng trung bình nên sẽ nhận nhiệm vụ chơi đùa và cùng Wadlow tham gia nhiều hoạt động bổ ích trong xã hội.

Để giải trí lúc rảnh rỗi, Wadlow sưu tập tem và thích chụp ảnh. Trong những năm đầu tuổi trẻ của mình, anh ấy đã hoạt động trong Đội Hướng đạo sinh. Sau khi tốt nghiệp trung học, Wadlow đăng ký vào trường Cao đẳng Shurtleff để theo đuổi nghề luật – mặc dù ước mơ này không thành công.

Cuối cùng anh ấy tham gia tổ chức Order of DeMolay (một nơi xây dựng nhân cách và phát triển khả năng lãnh đạo cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 21) và trở thành một Freemason (thành viên của hội Tam Điển – nơi tập hợp những hiện tượng lịch sử và xã hội kỳ lạ).


Giai đoạn tuổi trẻ, người đàn ông cao nhất thể giới – Wadlow khá khỏe mạnh nhưng dần dần sức khỏe của anh trở nên suy nhược. Do chiều cao quá khổ, anh ít có cảm giác gì đối với chân và bàn chân của mình. Điều này có nghĩa là nếu bị mụn nước hay nhiễm trùng ở chân thì Wadlow hoàn toàn không biết cho đến khi nhìn thấy. Thậm chí, sau này anh phải dùng đến nẹp chân và một cây gậy để hỗ trợ việc đi lại hằng ngày.

Tuy nhiên, Wadlow vẫn thích đi bộ bằng đôi chân của mình chứ không bao giờ dùng xe lăn, dù nó có thể giúp anh rất nhiều.

Robert Wadlow trở thành người nổi tiếng thế giới

Câu chuyện về Robert Wadlow - Người đàn ông cao nhất thế giới 8
Robert Wadlow đang so sánh kích cỡ giày của mình với Major Mite – một người nhỏ bé ở rạp xiếc.

Năm 1936, Wadlow được anh em nhà Ringling – chủ một đoàn xiếc lưu động ngỏ lời mời tham gia, vì họ biết rằng sự xuất hiện của anh sẽ tạo nên nhiều chương trình xuất sắc để thu hút khán giả, nhất là khi Wadlow đứng bên cạnh những người lùn trong rạp xiếc. Trước lời mời thú vị ấy, Wadlow vui vẻ nhận lời và đi lưu diễn khắp nơi cùng họ.


Không có gì ngạc nhiên khi danh hiệu “Người đàn ông cao nhất thế giới” đã thu hút một đám đông khổng lồ đến xem Wadlow biểu diễn. Chẳng bao lâu sau, anh đã trở thành người nổi tiếng, thậm chí là một anh hùng của quê hương Alton.

Cuối cùng, Wadlow cũng trở thành đại sứ cho Công ty Giày Peters. Không chỉ trở thành gương mặt đại diện cho hãng giày, anh ấy còn được tặng những đôi giày size 37AA được sản xuất miễn phí giành riêng cho “Người đàn ông cao nhất thế giới”. Đây là món quà tuyệt vời và rất có giá trị vào thời ấy, vì giày của Wadlow có giá khá đắt, khoảng 100 đô la.

Câu chuyện về Robert Wadlow - Người đàn ông cao nhất thế giới 9
Năm 1938, Robert Wadlow chụp ảnh cùng các nữ diễn viên Maureen O’Sullivan và Ann Morris.

Để Wadlow có thể đi du lịch khắp đất nước, cha anh đã phải sửa lại chiếc xe của gia đình bằng cách tháo ghế hành khách phía trước để con trai ngồi hàng ghế sau và có thể duỗi thẳng chân. Mặc dù yêu quê hương của mình, nhưng Wadlow luôn ước mơ được đi khám phá nhiều nơi trên thế giới.


Khi không còn làm đại diện thương hiệu cho hãng giày hay tham gia các buổi biểu diễn, người đàn ông cao nhất thế giới thích một cuộc sống bình yên. Bạn bè và gia đình luôn nhớ đến Wadlow – một người đàn ông hòa nhã và lịch thiệp, nên anh còn có biệt danh “người khổng lồ hiền lành”.

Wadlow thích chơi guitar và chụp ảnh, cho đến khi đôi bàn tay ngày càng to ra của anh trở thành chướng ngại vật cho các sinh hoạt hằng ngày.

Mặc dù cuộc sống của “Người đàn ông cao nhất thế giới” rất vui vẻ nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Nhà cửa, không gian công cộng và các vật dụng gia đình không vừa kích cỡ với anh, khiến anh phải luôn cúi thấp người để sử dụng chúng.

Hơn nữa, Wadlow phải đeo nẹp chân mới có thể đi lại bình thường. Mặc dù những chiếc nẹp này giúp anh ấy đứng thẳng nhưng chúng cũng là vật cản khiến Wadlow khó có thể cúi người xuống để thực hiện những công việc đơn giản.


Sự ra đi của Wadlow – Người đàn ông cao nhất thế giới

Do không có cảm giác ở chân, Wadlow thường không nhận ra những gì gây tổn thương cho chân của mình. Sau này, đó cũng chính là nguyên nhân khiến anh ra đi khi còn quá trẻ.

Vào năm 1940, trong khi Wadlow xuất hiện tại Lễ hội Rừng Quốc gia Manistee ở Michigan, anh ấy đã không kịp thời nhận ra một vết phồng rộp đã xuất hiện trên chân của mình. Vết phồng rộp nghiêm trọng đến nỗi nhanh chóng bị nhiễm trùng và Wadlow lên cơn sốt cao. Khi các bác sĩ nhận ra tình hình ngày càng nghiêm trọng, họ nhanh chóng chữa trị cho anh bằng cách truyền máu và phẫu thuật khẩn cấp.

Nhưng tất cả cố gắng đã quá muộn, các bác sĩ đã thất bại trong việc cứu sống Wadlow. Rõ ràng, chiều cao đáng kinh ngạc của anh ấy đã khiến cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch và cuối cùng không thể chống lại căn bệnh nhiễm trùng.

Những lời cuối cùng Wadlow để lại chính là: “Các bác sĩ nói rằng, tôi sẽ không thể về nhà kịp cho lễ kỷ niệm”, ý chỉ bữa tiệc mừng thọ của ông bà anh ấy.


Vào ngày 15 tháng 7 năm 1940, Robert Wadlow qua đời ở tuổi 22. Chỉ vài tuần trước đó, chiều cao cuối cùng mà anh đo được là gần 2m8. Thi thể của Wadlow đã được an nghỉ tại quê hương thân yêu của ông ở Alton, Illinois.

Wadlow được đặt trong một chiếc quan tài phù hợp với kích cỡ người đàn ông cao nhất thế giới. Nó dài hơn 3 mét và nặng hơn 453kg. Phải mất 18 người đàn ông trưởng thành mới có thể khiêng quan tài trong suốt buổi đám tang. Hàng ngàn người đã có mặt để thương tiếc cho sự ra đi của Wadlow.

Những gì Wadlow để lại cho cuộc đời

Câu chuyện về Robert Wadlow - Người đàn ông cao nhất thế giới 10
Tượng Robert Wadlow có kích thước như người thật được đặt tại quê hương của ông ở Alton, Illinois.

Mặc dù qua đời khi còn rất trẻ, Robert Wadlow – “Người đàn ông cao nhất thế giới” vẫn để lại một di sản lớn cho đời, theo đúng nghĩa đen. Kể từ năm 1985, một bức tượng đồng có kích thước thật mô phỏng Wadlow đã được đặt sừng sững ở Alton, trong khuôn viên của Trường Y khoa Nha khoa thuộc Đại học Nam Illinois.


Ngoài ra, tại Bảo tàng Lịch sử và Nghệ thuật Alton, du khách có thể xem những bức ảnh, một vài đôi giày, bàn học cấp ba, mũ, áo choàng tốt nghiệp và chiếc nhẫn Masonic cỡ 25 của anh ấy. Wadlow cũng là người giữ kỷ lục về đôi bàn tay lớn nhất từ ​​trước đến nay, với kích thước hơn 30cm tính từ cổ tay đến đầu ngón giữa.

Trong khi đó, những bức tượng khác của Wadlow đã được đặt trong Bảo tàng Kỷ lục Guinness Thế giới và Bảo tàng Ripley’s Believe It or Not trên khắp đất nước. Những bức tượng này thường bao gồm một que đo lớn bên cạnh, vì vậy khách tham quan có thể so sánh và hầu như ai cũng ngạc nhiên về độ cao của Wadlow lúc còn sống.

Tuy nhiên, rất ít hiện vật của Wadlow còn sót lại trên đời. Ngay sau khi anh qua đời, mẹ anh đã tiêu hủy gần như tất cả đồ đạc cá nhân của Wadlow để bảo tồn hình ảnh và ngăn cản bất kỳ nhà sưu tập nào trục lợi trên những gì liên quan đến anh.


Back to top button
Close