Marketing

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là gì? Trên thị trường trong nước và nước ngoài hiện nay cạnh tranh rất gay gắt, đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải xác định được chân dung khách hàng mục tiêu để đưa ra các chiến lược đúng đắn thu hút khách hàng. Hãy cùng Isinhvien giải đáp vấn đề này nhé!

Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là gì? Đó là nhóm khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà công ty hướng đến. Nhóm khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Và khả năng thanh toán cho các sản phẩm này. Nói cách khác, khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng có nhu cầu, nhưng vẫn chưa quyết định mua sản phẩm.

Xác định khách hàng mục tiêu là bước cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào trong việc xây dựng kế hoạch marketing. Để biết được ai là khách hàng mục tiêu và họ sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền vào công ty?


Nhận thức của khách hàng mục tiêu là gì? Đó là hành vi, xu hướng của họ dựa trên dữ liệu thu thập được. Từ đó, có thể công bố các chiến lược sản xuất mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu để cả doanh nghiệp và khách hàng đều có lợi.

Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là gì?

Phân biệt khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng

Chúng ta đã hiểu rõ khách hàng mục tiêu là gì nhưng sẽ có rất nhiều người nhầm lẫn giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Vậy phần tiếp theo Isinhvvien sẽ giải đáp cho bạn.

Khách hàng tiềm năng: Là nhóm khách hàng chưa trả tiền để sở hữu sản phẩm nhưng có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ đó.

Có 4 dạng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến:


  • Khách hàng có nhu cầu nhưng chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu bạn
  • Khách hàng đang tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ và giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp
  • Khách hàng đang phân vân lựa chọn giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ

Vậy khách hàng tiềm năng là một nhóm khách hàng thuộc một nhóm nhỏ khách hàng mục tiêu vì họ đều có nhu cầu giống nhau và muốn trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng có tiềm năng trở thành khách hàng thực sự – người sở hữu và sử dụng sản phẩm / dịch vụ. Tuy nhiên, việc xác định đúng khách hàng tiềm năng luôn là ưu tiên hàng đầu của công ty khi thực hiện các chương trình khuyến mại và hướng tới tương lai.

Cách xác định khách hàng mục tiêu

Chúng ta đã hiểu khách hàng mục tiêu là gì và tại sao cần xác định khách hàng mục tiêu thì dưới đây Isinhvien sẽ gợi ý các cách xác định khách hàng mục tiêu nhé:


1. Phân tích cơ sở khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

  • Khách hàng hiện tại của bạn là ai ?
  • Tại sao họ lại sử dụng sản phẩm của bạn ?
  • Tìm đặc điểm và sở thích chung của nhóm khách hàng này.
  • Xác định xem điểm chung nào mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • Kết nối thêm với những khách hàng khác ngoài nhóm khách hiện tại, vì có thể tìm thấy khách hàng có điểm chung đó là những khách hàng mục tiêu.

2. Phân tích đôi thủ cạnh tranh

  • Đối thủ của bạn đang nhắm đến đối tượng khách hàng nào ?
  • Khách hàng hiện tại của họ là ai ?

Tuy nhiên, chúng ta phân tích không phải là để bắt chước, việc này chỉ khiến thị trường cạnh tranh không lành mạnh. Chúng ta nên tấn công vào các thị trường màu mỡ mà đối thủ đã bỏ qua.

3. Phân tích sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp

  • Viết ra danh sách từng tính năng của sản phẩm/dịch vụ để khách hàng biết được lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của chúng ta đem lại cho khách hàng.
  • Lập ra danh sách những người được lợi ích từ sản phẩm/dịch vụ của chúng ta.

Ví dụ: Một nhà thiết kế đồ họa thiết kế ra được một sản phẩm chất lượng cao, lợi ích là công ty mang tính chuyên nghiệp cao hơn, thu hút khách hàng, đáng tin cậy,…. từ đó kiếm ra được lợi nhuận cao.


4. Phân tích những đặc điểm nhân khẩu học cụ thể của khách hàng mục tiêu

Không chỉ nhóm khách hàng cần sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà còn nhiều người có khả năng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn. Hãy suy nghĩ về các yếu tố sau:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Vị trí địa lý
  • Mức thu nhập
  • Tình trạng hôn nhân, gia đình
  • Nghề nghiệp
  • Dân tộc

5. Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu

Tâm lý là những đặc điểm cá nhân của một người, bao gồm 6 yếu tố chính

  • Tính cách
  • Thái độ
  • Giá trị
  • Sở thích
  • Phong cách sống
  • Hành vi

Khi biết sản phẩm hoặc dịch vụ đang cung cấp phù hợp với phong cách sống của khách hàng mục tiêu như thế nào. Chúng ta sẽ dễ tiếp cận tới khách hàng hơn.

6. Đánh giá quyết định của bạn

Khi xác định được nhóm khách hàng mục tiêu chúng ta hãy tự đánh giá qua những câu hỏi:

  • Liệu có đủ lượng khách hàng phù hợp với những tiêu chí của tôi không
  • Liệu những khách hàng mục tiêu có được lợi từ sản phẩm hay dịch vụ của tôi hay không? Liệu họ có cảm thấy nó thật sự cần thiết không?
  • Liệu tôi đã hiểu đúng những lý do thúc đẩy nhóm khách hàng mục tiêu của tôi đưa ra quyết định hay không?
  • Liệu họ có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm hay dịch vụ của tôi không ?
  • Liệu nhóm khách hàng mục tiêu của tôi có dễ tiếp cận không.

Nếu doanh nghiệp hoặc công ty đang gặp vấn đề về khách hàng thì rất có thể bạn chưa hiểu rõ khách hàng mục tiêu là gì. Điều đó là đáng báo động cho doanh nghiệp của bạn đấy nhé. Nếu muốn biết thêm các kiến thức thú vị và bổ ích khác thì nhớ truy cập Isinhvien.com thường xuyên nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khách hàng mục tiêu

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close