Kỹ năng tìm việc

Kỹ năng đàm phán là gì? Những kỹ năng đàm phán hiệu quả để thành công

Kỹ năng đàm phán, thương lượng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với mỗi chúng ta dù là trong công việc hay cuộc sống hàng ngày. Vậy kỹ năng đàm phán là gì? Những nguyên tắc cần nắm được để đàm phán hiệu quả? Hãy cùng Isinhvien tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Kỹ năng đàm phán là gì?

Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng mềm cơ bản trong giao tiếp. Đây là quá trình trao đổi, bàn luận giữa 2 hoặc nhiều bên để đưa ra những thỏa thuận chung, những ý kiến thống nhất khiến 2 bên đều hài lòng.

Hiểu được kỹ năng đàm phán là gì bạn có thể sử dụng nó ở bất cứ đâu trong cuộc sống, từ quân sự, chính trị, kinh tế đến kinh doanh và ngay cả trong cuộc sống đời thường. Với mục đích thảo luận về các mối quan tâm chung để đi đến kết luận cuối cùng hoặc giải quyết mâu thuẫn giữa các bên.

Những kỹ năng đàm phán hiệu quả để thành công

Nắm vững nghệ thuật đàm phán là công việc không dễ dàng, nhưng đó là kỹ năng sống cần thiết để biến các công việc hàng ngày trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Sau khi hiểu rõ kỹ năng đàm phán là gì? Bạn hãy tham khảo cách thức rèn luyện kỹ năng đàm phán hiệu quả để thành công.


Kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh

Kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp bởi sự áp lực đảm bảo thành công của các cuộc giao dịch. Việc nắm vững các kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh giúp bạn thành công hơn trong công việc kinh doanh.

Tìm ra những điểm tương đồng

Hãy cho đối tác của bạn thấy rằng giá trị của những ý kiến của bạn gắn với họ. Một lần nữa, bạn cần đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ, hiểu những gì liên quan đến họ và hòa nhịp với những cảm xúc của họ.

kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh là một điều không thể thiếu cho bất cứ vụ giao dịch nào. Đây cũng chính là chìa khóa giúp bạn thành công và chiến thắng mang lại lợi thế lớn cho cá nhân và công ty mình. 

Lắng nghe

Lắng nghe là một trong những kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh quan trọng. Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình khả năng lắng nghe đối tác nói. Chỉ khi thật sự quan tâm, chú ý lắng nghe đối tác nói gì thì bạn mới có thế đưa ra những phản ứng, lý lẽ phù hợp, có lợi cho mình.


Xác định mục tiêu đàm phán và bám sát nó

Bạn sẽ dễ dàng chinh phục mọi người hơn nếu như bạn chỉ cho họ thấy rằng họ sẽ được gì nếu làm theo bạn. Để làm được những điều này bạn phải xác định được mục tiêu của mình là gì và luôn nhớ kỹ nó trong cuộc đàm phán để không bị chệch khỏi “đường ray”.

Có mục tiêu và bám sát nó cũng khiến bạn trở nên khéo léo, thông minh và chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác bên kia. Hãy chộp lấy sự chú ý của họ sau đó hãy nói với họ ý kiến của bạn sẽ giúp họ thỏa mãn những gì họ muốn.

Không được vội vàng

Không được vội vàng cũng là một kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh quan trọng. Các cuộc thương lượng nếu kết thúc quá nhanh chóng sẽ không đạt được kết quả tối ưu. Cuộc đàm phán sẽ có tốc độ và thời gian nhất định, bạn cần quan sát xem đối phương có đẩy nhanh tốc độ buổi thương lượng hay không, nếu có thường do:


  • Họ thấy được quyền lợi mà bạn không nhận ra và chiếm hết quyền lợi đó
  • Đối phương tìm thấy lỗi sai trong hợp đồng nên hối thúc bên bạn kết thúc nhanh chóng để biến bất lợi của bạn thành lợi ích của họ

Khi có sự thay đổi khác thường, bạn cần bình tĩnh suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi để đặt ra điều bất lợi không xảy ra với mình.

Tìm hiểu rõ vấn về và đối thủ trước khi đàm phán

Có thể nói kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu rõ vấn về và đối thủ trước khi đàm phán của bạn. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, hiểu rõ vấn đề để tìm hướng giải quyết khéo léo và phù hợp.

Trước khi bước vào cuộc đàm phán, việc tìm hiểu về đối thủ và đối tác là điều cực kỳ quan trọng. Luôn đặt ra những câu hỏi lường trước của đối phương mong muốn những điều bạn cung cấp trong lúc đàm phán.


Đừng thương lượng quá nhiều

Không thương lượng quá nhiều cũng là một trong những kỹ năng đàm phán thương lượng trong kinh doanh. Nếu bạn là người bán, bạn cần hiểu rõ về sản phẩm và giá trị của đơn hàng trước khi thuyết phục đối tác, tránh nói nhiều làm mất thời gian của hai bên.

Trong trường hợp bạn là người mua, bạn nên xem kỹ chất lượng của sản phẩm và cân nhắc ngân sách cho phù hợp, vì mức độ thành công sẽ tùy thuộc vào sự quyết đoán của bạn.

Kỹ năng đàm phán hợp đồng

Để có thể ký kết hợp đồng thành công đòi hỏi các bên phải có kỹ năng đàm phán hợp đồng tốt. Cùng điểm qua các kỹ năng đàm phán hợp đồng hiệu quả dành cho bạn. 

Biết giới hạn

Không phải cuộc đàm phán thương thuyết thương mại nào cũng dẫn đến thoả thuận hay ký kết hợp đồng. Người có kỹ năng đàm phán hợp đồng tốt phải là người có đủ dũng cảm và quyết đoán, không ký kết một hợp đồng kinh doanh nếu có thể gây bất lợi cho mình.


Biết ăn nói và khéo léo dẫn dắt vấn đề

Có thể nói kỹ năng đàm phán hợp đồng có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giao tiếp của bạn. Trong khi đàm phán, bạn luôn giữ được thái độ bình tĩnh, tự tin, tư duy để lời nói và hành động, chèo lái để dẫn dắt và thiết lập vấn đề theo đúng lập luận.

Để làm được điều này, bạn phải biết rõ kỹ năng đàm phán là gì? Nắm vững kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện. Nó được hình thành và rèn dũa trau dồi qua từng ngày chứ không phải muốn có là ngay được.

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng

Đừng khiến cuộc đàm phán căng thẳng ngay từ phút đầu bằng thái độ gay gắt và những đòi hỏi từ phút đầu gặp mặt. Điều đó chỉ khiến đối phương ấn tượng xấu với bạn và khiến buổi thương lượng thất bại mà thôi.

Người có kỹ năng đàm phán hợp đồng là phải luôn tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu. Hãy tạo nên một bầu không khí thân thiện và dễ chịu để đối phương có ấn tượng tốt với bạn. Việc ký kết hợp đồng cũng từ đó dễ dàng hơn.


Thỏa hiệp khi cần thiết

Để thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết. Đàm phán là một quá trình thường xuyên phải chấp nhận “cho và nhận”, phải cân nhắc so sánh, phải tranh luận và chờ đợi.

Kết quả đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên . Vì vậy, khi đàm phán không chỉ chú ý cứng nhắc một chiều quyền lợi, mục đích riêng của một bên mà phải chú ý đến cả nhu cầu của bên kia.

Ngôn ngữ cơ thể

Ít nhất một nửa thông tin bạn muốn truyền đạt sẽ được đối phương tiếp nhận qua ngôn ngữ cơ thể. Do đó, cần hết sức chú ý đến cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể, điều này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng đàm phán hợp đồng thật khéo léo.

Nắm vững kiến thức sâu rộng về những lĩnh vực trong cuộc sống

Nếu bạn là người có kỹ năng đàm phán hợp đồng tốt thì chắc chắn bạn phải là người có kiến thức tư duy sâu rộng về nhiều vấn đề. Sự am hiểu về những kiến thức xã hội, khoa học, mối quan hệ,..về cuộc sống giúp hiểu rõ sâu các vấn đề.


Đây cũng là một điểm cộng, gây ấn tượng trong mắt của khách hàng, đối thủ để làm chủ cục vấn đề khi bạn hiểu rõ kỹ năng đàm phán là gì và nắm vững kỹ năng đàm phán hợp đồng.

Kỹ năng đàm phán lương

Biết được kỹ năng đàm phán lương hiệu quả, bạn sẽ có được mức lương như mong đợi và có được sự hài lòng trong công việc, tránh được cảm giác bất mãn và sớm rời bỏ công việc.

Không để cảm xúc chi phối

Một sai lầm nghiêm trọng của các nhà đàm phán nghiệp dư là họ luôn công kích, đe dọa và yêu cầu đối tác làm theo phương án của họ mà không ngờ rằng việc này chỉ gây phản tác dụng. Hiểu rõ hơn kỹ năng đàm phán là gì? Bạn sẽ không để cảm xúc chi phối.

Bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh, kiên trì và thân thiện, kể cả khi đối tác của bạn cũng bắt đầu mất bình tĩnh. Đây là một trong những kỹ năng đàm phán lương cơ bản mà bạn dễ dàng vận dụng được.


Thẳng thắn khi thương lượng lương

Lương thưởng trong phỏng vấn là vấn đề vô cùng quan trọng vì vậy khi được nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn hay yêu cầu về mức lương thì bạn đừng ngần ngại. Đừng nói theo kiểu: “Đây là công việc tôi yêu thích hay điều quan trọng nhất đối với tôi là được học hỏi và rèn luyện kinh nghiệm. Còn chuyện lương bổng chỉ là thứ yếu”.

Chọn thời điểm thích hợp để đàm phán lương

Một cuộc đàm phán muốn thành công phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm. Nên thảo luận về lương vào lúc nhà tuyển dụng đang có tâm trạng tốt và hài lòng về bạn. Lúc này bạn có nhiều cơ hội để “nâng tầm” bản thân hơn.

kỹ năng đàm phán

Nếu nhà tuyển dụng đề cập đến mức lương khi mới phỏng vấn, đừng trả lời ngay. Hãy kéo dài thêm thời gian để tìm hiểu kỹ về khối lượng và yêu cầu công việc bạn sẽ phải làm. Đồng thời, nó cũng giúp bạn tự tin đàm phán lương tốt nhất khi chắc chắn nhà tuyển dụng cần đến bạn.


Luôn lạc quan và tích cực, đừng sợ những người khó tính

Một số ứng viên cảm thấy không tự tin khi đề nghị mức lương, bạn nên nhớ rằng không ai muốn trả lương cao cho một người không tự tin và bi quan. Luôn luôn lạc quan, nghĩ tích cực và tự tin trong mọi việc bạn làm nếu bạn muốn thành công. Có thể bạn sẽ bị từ chối nhưng hãy luôn tự tin.

Tránh đưa ra mức lương nếu như chưa biết rõ về công việc

Tránh những câu hỏi về lương khi chưa hiểu rõ công việc. Đây là nguyên tắc cơ bản trong cách đàm phán lương khi phỏng vấn cơ bản mà không phải ai cũng biết. Đây không phải là một hành động thông minh trong kỹ năng đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

Việc thỏa thuận lương cũng giống như việc bạn đang giao dịch mua bán, bạn không nên “phá giá” hay nâng cao giá quá cao so với thị trường chung. Hãy biết cân đối giữa mức lương trung bình và khả năng của bạn.


Đừng quá khiêm tốn

Một lời khuyên chân thành với ứng viên rằng đừng tỏ ra quá khiêm tốn khi đưa ra mức lương mong muốn. Nhiều người nghĩ rằng tỏ ra khiêm nhường khi được hỏi về mức lương mong muốn sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Bạn hãy cẩn thận, đưa ra mức lương thấp sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không có năng lực. Hoặc nghĩ rằng bạn tìm được công việc tốt rồi không cần cân nhắc mức lương. Như vậy, ứng viên cũng mất đi cơ hội đàm phán lương.

>> Tham khảo bài viết cùng chuyên muc: Cách deal lương khi phỏng vấn

Qua bài viết trên bạn đã hiểu được kỹ năng đàm phán là gì và các kỹ năng đàm phán hiệu quả phải không nào? Bạn hãy áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống để thiết lập hoàn chỉnh hơn bộ kỹ năng phát triển năng lực hơn từng ngày. Isinhvien chúc bạn thành công.

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close