Ngành đào tạo

Ngành kỹ thuật Hạt nhân là gì? – Học gì? – Làm gì?

Với nhu cầu năng lượng ngày một tăng không ngừng, công nghệ năng lượng hạt nhân như là một giải pháp mang tính lâu dài và bền vững cho sự phát triển nguồn năng lượng quốc gia. Ngành kỹ thuật hạt nhân ra đời để giải quyết các nhu cầu này. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành Kỹ thuật hạt nhân này.

Ngành Kỹ thuật hạt nhân là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT HẠT NHÂN (Nuclear Engineering)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 5 năm
  • Ngành Kỹ thuật hạt nhân (ở một số trường đại học còn được gọi là Công nghệ Kỹ thuật hạt nhân) là ngành kỹ thuật tập trung vào ứng dụng của quá trình phân hạch, nhiệt hạch, cùng với những hiện tượng vật lý hạ nguyên tử, dựa trên những nguyên lý cơ bản nhất của vật lý hạt nhân. Ngành này còn nghiên cứu về y học hạt nhân, và nhiều ứng dụng khác như: quá trình bức xạ ion hóa, an toàn hạt nhân, lưu chuyển nhiệt, và những vấn đề về phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ảnh minh học kỹ thuật hạt nhân
Ảnh minh học kỹ thuật hạt nhân

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung:  Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hạt nhân cơ sở nhằm trang bị cho người tốt nghiệp kiến thức khoa học và kỹ thuật chuyên môn cơ bản, năng lực thực hành nghề nghiệp, khả năng thích ứng với môi trường kinh tế – xã hội, khả năng tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu đặc biệt chặt chẽ về kỷ luật lao động của ngành kỹ thuật hạt nhân, trung thành với Tổ quốc, góp phần tăng cường ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.


Mục tiêu cụ thể: Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hạt nhân có thể nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy về kỹ thuật hạt nhân phục vụ các lĩnh vực thuộc ngành này và những lĩnh vực khác có liên quan ở nước ta.

Những tố chất cần có để học ngành kỹ thuật hạt nhân

Để học tập và làm việc đối với ngành kỹ thuật Hạt nhân thì sinh viên cần những tố chất sau:

  • Sự sáng tạo, chính xác và khả năng toán học tốt.
  • Các kỹ năng suy nghĩ – phân tích: Các kĩ sư hạt nhân phải có khả năng xác định yếu tố thiết kế để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết cho việc sản xuất các nguyên vật liệu cần thiết.
  • Định hướng chi tiết: Giám sát các hoạt động và đảm bảo rằng việc vận hành đang theo đúng các quy tắc để duy trì sự an toàn cho các nhân viên.
  • Kỹ năng suy nghĩ – logic.
  • Có khả năng sắp xếp thông tin một cách rõ ràng.
  • Kỹ năng toán học gồm các quy tắc của giải tích, lượng giác để phân tích, thiết kế, và xử lý các sự cố trong công việc.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Bạn phải có khả năng kết hợp và tích hợp các hệ thống mà các kĩ sư khác thiết kế vào trong hệ thống của họ.
  • Có khả năng dự đoán sự cố trước khi chúng xảy ra và đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời.

Học ngành kỹ thuật hạt nhân ra trường làm gì?

Sự phát triển vượt bậc của ngành Kỹ thuật Hạt nhân trong nền công nghiệp hạt nhân chính là sự phát triển nhà máy điện hạt nhân, sinh viên mới ra trường có nhiều cơ hội để làm việc ở những vị trí sau:


  • Kỹ sư tại các khoa xạ trị ung bướu, xạ hình chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, X-quang…
  • Cán bộ quản lý và nghiên cứu tại các cơ quan Nhà nước về bức xạ và hạt nhân.
  • Giảng viên, nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước có sử dụng nguồn phóng xạ, máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân.
  • Cán bộ kỹ thuật các cơ sở công nghiệp sử dụng Kỹ thuật hạt nhân như: đo lường và phân tích bức xạ, kiểm tra không phá hủy, đo mức bằng phóng xạ.
  • Cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn – dịch vụ – chuyển giao công nghệ…

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hạt nhân

Môn học đại cương

  1. Những lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đương lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  4. Ngoại ngữ cơ bản
  5. Đại số
  6. Giải tích 1
  7. Giải tích 2
  8. Vật lý 1
  9. Vật lý 2
  10. Hóa học đại cương
  11. Tin học đại cương
  12. Giáo dục thể chất
  13. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Môn học chuyên ngành

  1. Phương pháp toán cho kỹ thuật hạt nhân:
  2. Kỹ thuật nhiệt:
  3. Cơ giải tích:
  4. Cơ học lượng tử:
  5. Vật lý thống kê:
  6. Cơ sở vật lý hạt nhân I:
  7. Điện tử hạt nhân:
  8. Nhập môn Kỹ thuật hạt nhân ứng dụng:
  9. Phương pháp thực nghiệm hạt nhân:
  10. Cơ sở vật lý hạt nhân II:
  11. Vật lý lò phản ứng hạt nhân:
  12. Xác định liều lượng và Bảo vệ an toàn bức xạ:
  13. Phương pháp Monte Carlo trong kỹ thuật hạt nhân:
  14. Động học lò phản ứng:
  15. Máy gia tốc và ứng dụng:
  16. Kỹ thuật phân tích hạt nhân:
  17. Xử lý số liệu thực nghiệm:
  18. Nhà máy điện hạt nhân:
  19. Thủy nhiệt học trong lò phản ứng hạt nhân:
  20. Quản lý và xử lý chất thải phóng xạ:
  21. Kỹ thuật hạt nhân trong y tế:

Vậy là các bạn đã cùng Isinhvien tìm hiểu về ngành Kỹ thuật hạt nhân, hy vọng rằng qua bài viết đã  cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành kỹ thuật hạt nhân. Nhớ like share để mọi người cùng biết đên nha!


Vẫn còn rất nhiều ngành đào tạo để tạo bạn có thể xem. Nhấn vào link Danh sách các nghành nghề hệ Đại học được đào tạo ở Việt Nam để xem những bài khác nhé!

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close