Ngành đào tạo

Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì? – Học gì? – Làm gì?

Một trong những ngành đóng góp rất lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước. Đây là cơ hội cũng như là thách thức đối với các bạn Học sinh, sinh viên. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp nhé.

Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP (Industrial System Engineering)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4,5 năm
  • Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (tiếng Anh là Industrial and Systems Engineering) là một lĩnh vực đa ngành gồm hệ thống kiến thức và kỹ năng về các môn học như: toán, vật lý, tin học, kinh tế, quản lý, xã hội.. Kết hợp với phương pháp phân tích và thiết kế kỹ thuật nhằm mục đích tối ưu hóa sự vận hành các hệ thống công nghiệp.
  • Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành đào tạo ra những kỹ sư chuyên đảm nhận việc thiết kế, lắp đặt, quản lý hệ thống tích hợp giữa con người, thiết bị, phương pháp và năng lượng. Kiến thức ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp giúp thiết kế quản lý các hệ thống công nghiệp và dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu quả với chi phí hợp lý. Ngành học này đào tạo ra các quản đốc phân xưởng, các giám đốc quản lý sản xuất, các kỹ sư kế hoạch, quản lý điều hành nhà máy, công ty, hay nhà quản lý sản xuất và dịch vụ.
Ảnh minh họa Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Ảnh minh họa Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (KTHTCN) nhằm trang bị cho sinh viên nắm vững lý thuyết, có kiến thức, kỹ năng vững vàng để phát hiện, đề xuất và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành. Kỹ sư ngành KTHTCN  có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế, phát triển, điều hành – quản lý, cải thiện và tái thiết kế các hệ thống công nghiệp cũng như trợ giúp ra quyết định cho nhà quản lý.


Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp có khả năng:

– Điều hành hiệu quả các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ (nhà máy, phân xưởng, công ty dịch vụ…).

– Thiết kế mới các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ từ qui mô nhỏ đến trung bình và lớn.

– Phát hiện, mô hình hóa, tìm lời giải và đề xuất các thay đổi cần thiết để cải thiện hệ thống công nghiệp theo hướng tăng năng suất, giảm giá thành, rút ngắn thời gian, nâng cao sức cạnh tranh.

– Phân tích, đánh giá, mô hình hóa và hỗ trợ ra quyết định cho các các cấp quản lý chủ trì thực hiện các công việc như: tổ chức điều độ – lập kế hoạch sản xuất và dịch vụ, dự báo cho sản xuất và dịch vụ, thiết kế và thực hiện hệ thống quản lý vật tư tồn kho, kiểm soát và quản lý chất lượng, nghiên cứu tổ chức lao động hợp lý, bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, quản lý dự án công nghiệp, thiết kế hệ thống, tổ chức công tác thống kê – điều tra phục vụ quản lý, thiết kế và thực hiện bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống công nghiệp; tích hợp máy tính và các hệ thống sản xuất; thiết kế sản phẩm trong sản xuất và dịch vụ.


Học ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp cần những tố chất gì?

Để học và làm việc trong ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp cần những tố chất sau:

  • Đam mê nghề kỹ thuật hệ thống công nghiệp;
  • Luôn tìm tòi, khám phá;
  • Có tính sáng tạo, tư duy nhạy bén;
  • Tính kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ;
  • Kỹ năng khai thác, nghiên cứu tốt;
  • Kỹ năng phân tích tổng hợp;
  • Kỹ năng quản lý, quản trị hệ thống;
  • Lập kế hoạch và mục tiêu cụ thể;
  • Kỹ năng thiết kế và sắp xếp;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.

Học ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra trường làm gì?

Mức lương hiện tại của các kỹ sư kỹ thuật hệ thống công nghiệp hiện tại tùy thuộc và khả năng và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học tập. Có rất nhiều công ty, xí nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Hồ Chí Minh, v.v có nhu cầu cầu về kỹ sư ngành nghề này rất nhiều. Dưới đây là vị trí mà các kỹ sư kỹ thuật thuật hệ thống công nghiệp có thể đảm nhận:


  • Kỹ sư phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ;
  • Kỹ sư thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực cho doanh nghiệp;
  • Phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp;
  • Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm tối thiểu hóa về chi phí sản xuất và vận hành đến mức thấp nhất;
  • Quản lý logistics và chuỗi cung ứng;
  • Quản lý các dự án công nghiệp của công ty, tập đoàn liên doanh;
  • Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận hàng hóa;
  • Chuyên viên kế hoạch, chuyên viên chất lượng, chuyên viên dự án, chuyên viên cung ứng vật tư;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay tại các trung tâm dạy nghề trên khắp cả nước.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Môn học đại cương

  1. Những lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đương lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  4. Ngoại ngữ cơ bản
  5. Đại số
  6. Giải tích 1
  7. Giải tích 2
  8. Vật lý 1
  9. Vật lý 2
  10. Hóa học đại cương
  11. Tin học đại cương
  12. Giáo dục thể chất
  13. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Môn học chuyên ngành

  1. Xác suất thống kê
  2. Kỹ thuật cơ khí
  3. Quản lý sản xuất dịch vụ 
  4. Vận trù học 
  5. Kỹ thuật điện – Điện tử đại cương
  6. Kinh tế kỹ thuật
  7. Kỹ thuật hệ thống 
  8. Thiết kế sản phẩm và dịch vụ
  9. Quản lí bảo dưỡng công nghiệp
  10. Chuỗi cung ứng và hậu cần
  11. Đo lường lao động và thiết kế công việc
  12. Thiết kế vị trí và mặt bằng hệ thống công nghiệp
  13. Kỹ thuật điều độ trong sản xuất và dịch vụ
  14. Quản lý vật tư – tồn kho
  15. Quản lý chất lượng
  16. Quản lý chất lượng
  17. Quản lý dự án công nghiệp
  18. Kỹ thuật ra quyết định
  19. Mô hình hóa & Mô phỏng các HTCN
  20. Thực tập tốt nghiệp
  21. Đồ án tốt nghiệp

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành này để có thể định hướng được con đường tương lai phía trước. Nhớ like share để mọi người cùng biết đến nhé!


Vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác được đào tạo tại các trường đại học các bạn tham khảo tại đường link Danh sách các ngành nghề hệ đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay.

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close