Ngành đào tạo

Ngành kỹ thuật khai thác thủy sản là gì? – Học gì? – Làm gì?

Có nhiều ngành đào tạo liên quan đến thủy sản hiện nay, một trong số đó là ngành kỹ thuật khai thác thủy sản. Lĩnh vực khai thác thủy sản được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và đã có bước phát triển vượt bậc. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành học này nhé

Ngành kỹ thuật khai thủy sản là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT KHAI THÁC THỦY SẢN (Fishing technology)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Ngành kỹ thuật khai thác thủy sản (hay còn gọi là Đánh bắt thủy sản) là những hoạt động của con người, thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư háp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản.
Ảnh minh họa Kỹ thuật khai thác thủy sản
Ảnh minh họa Kỹ thuật khai thác thủy sản

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung

Đào tạo kỹ sư có trình độ cao về kỹ thuật, quản lý và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực khai thác thủy sản, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý Nhà nước.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật Khai thác thủy sản có khả năng:

– Vận dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản và lý thuyết khai thác thủy sản để giải quyết các bài toán cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn.


– Có kỹ năng quản lý và tổ chức sản xuất.

– Thiết kế, chế tạo và tổ chức thí nghiệm ngư cụ.

– Nghiên cứu đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản.

– Am hiểu luật pháp liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản.

– Có kỹ năng hàng hải và vận hành các hệ thống kỹ thuật trên tàu.

– Có khả năng làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu quả kể cả bằng ngoại ngữ.

– Có khả năng ứng dụng tin học để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

– Hiểu biết về công tác an toàn sản xuất và tìm kiếm cứu nạn.

– Đạt chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng.

– Có kiến thức về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

– Có đủ sức khỏe và khả năng hành nghề.


– Có ý thức và khả năng tự học suốt đời.

Học ngành kỹ thuật khai thác thủy sản cần tố chất gì?

Để có thể học tập và làm việc trong ngành nghề khai thác thủy sản thì các sinh viên cần có những tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển)
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý
  • Có khả năng chịu áp lực công việc

Học ngành kỹ thuật khai thác thủy sản ra trường làm gì?

Ngành kỹ thuật khai thác thủy sản có mức lương cạnh tranh tùy vào vị trí làm viêc, tuy nhiên mức lương trung bình của ngành này từ 6 – 8 triệu/tháng. Và 1 số vị trí kỹ sư khai thác thủy sản có thể đảm nhiệm là:


  • Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Vụ Khai thác Thuỷ sản và Vụ Bảo tồn và Phát triển NL Thuỷ sản;
  • Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn;
  • Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản;
  • Các phòng: Nông nghiệp và PT Nông thôn, kinh tế;
  • Cảng vụ hàng hải, cảng biển, cảng cá;
  • Các công ty: Sản xuất và kinh doanh ngư cụ, xuất và nhập khẩu thủy sản, máy khai thác, thiết bị điện tử hàng hải và tàu cá, hoa tiêu, bảo hiểm, vận tải biển…
  • Các trung tâm: Tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khuyến nông (khuyến ngư), quản lý khai thác các công trình thủy sản, đăng kiểm tàu cá;
  • Các trường cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu thủy/hải sản.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật khai thác thủy sản

Môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-lenin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  4. Ngoại ngữ cơ bản
  5. Giáo dục thể chất
  6. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  7. Đại số
  8. Giải tích 1
  9. Giải tích 2
  10. Vật lý 1
  11. Vật lý 2
  12. Hóa học đại cương
  13. Tin học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Cơ học lý thuyết
  2. Cơ học chất lỏng
  3. Thiết bị khai thác cá
  4. Kỹ thuật điện – điện tử đại cương
  5. Máy điện – Vô tuyến điện hàng hải
  6. Khí tượng hải dương
  7. Luật biển và pháp luật hàng hải
  8. Kỹ thuật hàng hải
  9. Cộng nghệ chế tạo ngư cụ
  10. Ngư trường – Nguồn lợi thủy sản
  11. An toàn cho người và tàu cá
  12. Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ
  13. Kinh tế và quản lý nghề cá
  14. Sinh thái học cá biển
  15. Kỹ thuật thăm dò cá
  16. Kỹ thuật khai thác 1
  17. Kỹ thuật khai thác 2
  18. Cơ sở kỹ thuật khai thác thủy sản
  19. Cơ sở khoa học tính chọn lọc trong khai thác thủy sản
  20. Cơ sở điều khiển đối tượng và quá trình đánh bắt
  21. Quản lý khai thác thủy sản 
  22. Thực tập giáo trình
  23. Thực tập tốt nghiệp
  24. Đồ án tốt nghiệp

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành kỹ thuật khai thác thủy sản, hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành học đầy tiềm năng này. Nhớ like share bài viết để mọi người cùng biết đến nhé!


Vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác được đào tạo ở các trường đại học hiện nay. Các bạn tham khảo ở đường link Danh sách các nghành nghề hệ đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay! Chúc các bạn có thể chọn được ngành nghề mình hợp với sở thích và tố chất của mình.

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close