Ngành đào tạo

Kỹ thuật máy xây dựng là gì? – Học gì? – Làm gì?

Nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ kỹ thuật máyxây dựng cũng ngày càng lớn.

Kỹ thuật máy xây dựng là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT MÁY XÂY DỰNG  (Machinery and Equipement for Civil Engineering)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 5 năm
  • Ngành kỹ thuật máy xây dựng là ngành sử dụng các cơ sở kỹ thuật, máy móc, công nghệ vào thực tiễn xây dựng. Nhu cầu về xây dựng đang đòi hỏi và cần rất nhiều loại máy xây dựng có năng suất và tính năng kỹ thuật cao.
Ảnh minh họa kỹ thuật máy xây dựng
Ảnh minh họa ngành kỹ thuật máy xây dựng

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Máy Xây dựng nhằm đào tạo những kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách và sức khoẻ tốt, có khả năng làm việc tập thể  đáp ứng được yêu cầu xây dựng.

Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Máy Xây dựng có khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, quản lý, kinh doanh, tổ chức  khai thác kỹ thuật… các loại máy và thiết bị xây dựng; có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, các công ty tư vấn, cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo.


Học ngành kỹ thuật máy xây dựng cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tập và làm việc trong ngành kỹ thuật máy xây dựng cần những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong ngành Máy xây dựng, nhóm ngành và trong môi trường quốc tế. Có khả năng thu nhận, xử lý và truyền đạt thông tin.
  • Có nền tảng kiến thức cơ sở vững để có thể làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật Máy xây dựng và tự cập nhật, bổ sung kiến thức để tiếp cận các kỹ thuật liên quan trong nhóm ngành Máy xây dựng và cơ khí chế tạo.
  • Có kỹ năng cơ bản về lập báo cáo và trình bầy bằng các phương tiện khác nhau, giải thích, thuyết phục, phản biện các nội dung liên quan đến chuyên môn.
  • Có thể làm việc theo nhóm cũng như hợp tác với các nhóm khác.

Học ngành kỹ thuật máy xây dựng ra trường làm gì?

Sau khi ra trường, các kỹ sư Máy xây dựng có thể làm việc trên các lĩnh vực sau:


  • Chế tạo Máy xây dựng (chế tạo cầu trục, cổng trục, cần trục tháp, máy khoan cọc nhồi, trạm trộn bê tông, trạm nhiền sàng đá,…); lắp đặt máy móc thiết bị công trình (thang máy, thang cuốn), đặc biệt các loại siêu trường siêu trọng (cầu trục, cổng trục cỡ lớn, cần trục cảng,..);
  • Lĩnh vực thi công: Tổ chức thi công bằng máy (thi công bằng cơ giới) các công trình xây dựng và giao thông, đặc biệt thi công nền móng và các công trình ngầm như san lấp mặt bằng; đóng cọc, ép cọc, thi công cọc khoan nhồi, tường vây, đào đắp và lu lèn nền đường, nạo vét ao hồ, sông biển v.v…
  • Quản lý, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng, kinh doanh và kiểm định các loại máy móc và thiết bị xây dựng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp xây dựng, các đơn vị kinh doanh máy móc thiết bị.
  • Lĩnh vực tư vấn: Thiết kế máy móc thiết bị xây dựng, thiết kế tổ chức thi công bằng cơ giới, lập dự án đầu tư và mua sắm thiết bị, thẩm định một số công trình cơ khí chuyên ngành v.v..
  • Giảng dạy ở trình độ đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp thuộc lĩnh vực cơ khí xây dựng.
  • Học tập lên cao.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật máy xây dựng

Môn học đại cương

  1. Triết học Mac-Lenin
  2. Kinh tế chính trị Mac-Lenin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ cơ bản
  7. Giáo dục thể chất
  8. Giáo dục quốc phòng
  9. Đại số
  10. Giải tích 1
  11. Giải tích 2
  12. Vật lý 1
  13. Vật lý 2
  14. Hóa đại cương
  15. Tin học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Cơ học cơ sở
  2. Sức bền vật liệu
  3. Hình họa
  4. Vẽ kỹ thuật
  5. Thủy lực cơ sở
  6. Kỹ thuật điện
  7. Nhiệt kỹ thuật
  8. Cơ học kết cấu
  9. Vật liệu cơ khí
  10. Nguyên lý máy
  11. Dung sai và kỹ thuật đo
  12. Cơ sở thiết kế máy
  13. Đồ án thiết kế truyền động cơ khí
  14. Kỹ thuật gia công cơ khí
  15. Kỹ thuật điện tử
  16. Kỹ thuật điều khiển tự động
  17. Truyền động thủy khí
  18. Động lực học máy
  19. Môi trường trong xây dựng
  20. Thực tập nghệ nghiệp
  21. Thực tập tốt nghiệp
  22. Đồ án tốt nghiệp

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành Kỹ thuật Máy xây dựng, hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về ngành này. Nhớ like và share để mọi người cùng biết đến nhé!


Vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác để bạn có thể tham khảo, các bạn click vào đường link Danh sách các ngành nghề hệ đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay! Chúc các bạn chọn được ngành học phù hợp với bản thân của mình

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close