Kỹ năng tìm việc

Lãnh đạo là gì? Kỹ năng, phong cách và nghệ thuật lãnh đạo

Mong muốn chinh phục những vị trí lãnh đạo là điều mà tất cả mọi người đều hướng đến trên con đường sự nghiệp của mình. Các nhà lãnh đạo đóng vai trò to lớn trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Vậy lãnh đạo là gì? Đặc điểm của nhà lãnh đạo là gì? Tìm hiểu cùng Isinhvien ở bài viết dưới đây nhé.

Lãnh đạo là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản rằng lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. 

Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo. Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố:

  • Khả năng tạo tầm nhìn
  • Khả năng truyền cảm hứng
  • Khả năng gây ảnh hưởng.

Chức năng lãnh đạo

Hiểu được lãnh đạo là gì? Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu về chức năng lãnh đạo. Chức năng cơ bản của người lãnh đạo đó là chức năng đổi mới, kiến tạo lại tổ chức, người lãnh đạo tạo ra sự thay đổi. Đó là chức năng quan trọng nhất.


Việc xác định mục tiêu, phương án đúng đắn có thể mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý khi nó được phân công, phân nhiệm, giao quyền và thiết kế bộ máy phù hợpMột chức năng lãnh đạo khác nữa là duy trì kỉ luật, kỉ cương và phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của nhân viên.

 lãnh đạo là gì

Chức năng lãnh đạo có những vai trò cơ bản sau:

  • Duy trì kỷ luật, kỷ cương nhằm ổn định tổ chức
  • Hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên để phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của nhân viên nhằm phát triển tổ chức
  • Phối hợp các cố gắng riêng lẻ thành cố gắng chung
  • Xây dựng văn hoá tổ chức

Đặc điểm của nhà lãnh đạo

Vậy đặc điểm chung của các nhà lãnh đạo là gì? Theo như các tài liệu nghiên cứu, thì nhà lãnh đạo cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần có. Có rất nhiều điểm giúp bạn nhận ra đâu là một nhà lãnh đạo thực sự. Sau đây là các đặc điểm của nhà lãnh đạo:


Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Biết sử dụng phong cách lãnh đạo nào phù hợp nhất với bạn là yêu cầu cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh

Với phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định. Họ thường giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên.

Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo này không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo, sai bảo nhân viên, và nếu áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó.

Các ưu điểm và khuyết điểm của phong cách lãnh đạo mệnh lệnh.

Ưu điểm

  • Giúp cho nhân viên cấp dưới có thể nhìn thẳng vấn đề và giải quyết các vấn đề nhanh chóng nhất.
  • Giúp dập tắt được những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên và giúp nhân viên làm việc nghiêm túc, tự ý thức được công việc hơn.

Nhược điểm


  • Tạo cảm giác khó chịu, gò bó đối với nhân viên.
  • Nhân viên dễ làm việc theo kiểu thụ động.
  • Hạn chế về khả năng sáng tạo của mỗi nhân viên khi làm việc.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Nhà quản lý theo phong cách lãnh đạo dân chủ là biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới và cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Phong cách này sẽ phát huy hiệu quả trong các trường hợp sau:

  • Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó.
  • Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong đội nhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành công việc.

Các ưu điểm và khuyết điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ.


Ưu điểm

  • Giúp tạo một bầu không khí làm việc được thoải mái, cởi mở, chân thành khiến mọi người tự tin hơn trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Tạo một mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà lãnh đạo đối với nhân viên.
  • Giúp cho nhân viên của công ty có thể chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình làm việc và phát huy tối đa năng lực của bản thân.
  • Vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng nhờ vào những cuộc thảo luận.

Nhược điểm

Nhược điểm của nhà lãnh đạo dân chủ là dễ rơi vào tình trạng ba phải và quá phụ thuộc vào ý kiến của tập thể. Chẳng hạn nếu trường hợp nhà lãnh đạo đó nhu nhược và không quyết đoán thường sẽ dẫn tới tình trạng không đưa ra được một quyết định đúng đắn và khi đó các quyết định có thể bị sai lệch, chậm chạp.

Phong cách lãnh đạo tự do

Nhà lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo tự đo họ giao khoán và cho phép nhân viên được đưa ra các quyết định cũng như chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước cấp trên.


Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao để hoàn thành công việc và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc của mình. 

Các ưu điểm và khuyết điểm của phong cách lãnh đạo tự do.

Ưu điểm

  • Tạo điều kiện làm việc độc lập cho nhân viên và giúp đảm bảo được hiệu quả công việc.
  • Các nhà lãnh đạo sẽ có các công cụ tốt nhằm kiểm soát tiến độ thực hiện công việc của mỗi nhân viên.
  • Đề cao tinh thần cá nhân, tinh thần hiệp đồng và trách nhiệm của nhân viên trong công việc.

Nhược điểm

  • Người lãnh đạo theo phong cách tự do và nhân viên thường dễ dàng buông thả, không theo nề nếp, kỉ luật. Điều này có thể dẫn tới kết quả của công việc không được ổn định.
  • Nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến một số xung đột trong tập thể.
  • Năng suất thấp và người lãnh đạo thường xuyên vắng mặt.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là sự phối hợp nhiều kỹ năng, nhiều kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó các năng nhỏ dưới đây chính là những trọng tâm cốt lõi hợp thành kỹ năng lãnh đạo


Năng lực quyết đoán vượt trội

Một người lãnh đạo có năng lực quyết đoán vượt trội và có phương hướng xử lý giỏi mới có thể khiến nhân viên nể phục và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo được giao phó. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả làm việc.

Đây là yêu cầu bắt buộc một người lãnh đạo cấp cao phải hoàn thành tốt vì vậy, năng lực quyết đoán chính là mảnh ghép không thể thiếu trong kỹ năng lãnh đạo.

Kỹ năng quản lý thời gian

Mỗi kế hoạch đề ra đều có thời hạn cụ thể nhưng thực hiện chi tiết từng bước trong khoảng thời gian bao lâu, dự phòng thời gian thế nào, phương án xử lý khi có nguy cơ kéo dài tiến độ ra sao…. Đều thuộc trách nhiệm của người lãnh đạo.

Để hoàn thành xuất sắc kỹ năng này, điều quan trọng bạn phải hiểu được lãnh đạo là gì? Từ đó khi đã thống nhất xong kế hoạch chi tiết thì thời hạn thực tế cần được thông báo rõ ràng để mọi người hiểu tầm quan trọng mà tuân thủ triệt để.


Tinh thần trách nhiệm cao

Muốn nhân viên làm việc có trách nhiệm thì chính người lãnh đạo phải là một tấm gương sáng.

  • Nắm rõ quy trình triển khai từng nhiệm vụ
  • Theo sát tiến độ thông qua báo cáo và trực tiếp khảo sát
  • Sẵn sàng chịu trách nhiệm, không đổ lỗi nhân viên …

Kỹ năng giao tiếp linh hoạt

Giao tiếp là hoạt động thường xuyên đối với vị trí lãnh đạo cấp cao. Xét trong phạm vi kỹ năng lãnh đạo thì giao tiếp nội bộ được chú trọng hơn, bao gồm:

  • Chủ trì cuộc họp trao đổi thống nhất ý kiến
  • Định hướng giải quyết, triển khai kế hoạch
  • Xây dựng quy chuẩn thực hiện, thúc đẩy mục tiêu cho từng nhân viên…

Ngoài ra, nhiệm vụ giao tiếp thương thảo hợp đồng, thuyết phục khách hàng cũng đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo tốt.

Khả năng linh hoạt sáng tạo

Khi đã hiểu được lãnh đạo là gì? Thì bạn sẽ nhận ra cùng một tính chất công việc nhưng ở những giai đoạn kinh tế khác nhau đều sẽ đòi hỏi sự linh hoạt thích ứng khác nhau khi bạn có kỹ năng lãnh đạo


Nếu người lãnh đạo cứ theo lối mòn thì hiệu quả chỉ đạo công việc sẽ không cao, chưa kể nhân viên cấp dưới sẽ không cảm nhận sự vượt trội từ cấp trên của mình. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo những nhiệm vụ sau này.

Nghệ thuật lãnh đạo

Người lãnh đạo giỏi không chỉ cần kiến thức và kỹ năng tốt mà họ cần có đặc điểm phù hợp để lãnh đạo hay nói cách khác là các nghệ thuật lãnh đạo. Các nghệ thuật lãnh đạo này gồm:

Dám thừa nhận khuyết điểm

 Người lãnh đạo không bao giờ là người hoàn hảo. Họ cũng như chúng ta, có ưu điểm và cả khuyết điểm như một phần tất yếu. Nhưng là một nhà lãnh đạo, nếu bạn thừa nhận khuyết điểm của mình thì nhân viên có còn kính trọng và nghe lời bạn như trước đây không?

 lãnh đạo là gì

Sự thật là sự thừa nhận điểm yếu của người lãnh đạo được đánh giá như một hành động dũng cảm, thậm chí có tác dụng khích lệ nhân viên. Vì họ đã nhìn thấy ở người lãnh đạo hình ảnh thành công trong tương lai của họ, những – con – người – không – hoàn – hảo.


Giỏi hoạch định chiến lược

Giỏi hoạch định chiến lược là một nghệ thuật lãnh đạo. Việc đưa ra kế hoạch cần phải biết cách thực hiện như thế nào để tốt nhất; phân bổ nguồn lực ra sao; chuyên môn phù hợp của từng bộ phận, đơn vị. Họ biết giải quyết các bài toán tốt nhất.

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Nghệ thuật lãnh đạo không chỉ thể hiện qua việc nhà lãnh đạo xây dựng được một nét văn hóa đặc trưng cho doanh nghiệp mình mà còn phải biết cách tạo nên sức sống mới cho nó. Khai thác năng lực tiềm ẩn.

Trong bất kỳ con người nào cũng có những năng lực tiềm ẩn. Nhà lãnh đạo tài năng là người có thể nhìn thấy điều đó và biết cách khơi gợi chúng phát huy tác dụng. Để làm được như vậy, bạn phải thường xuyên giao tiếp, quan sát và đánh giá nhân viên của mình.

Nếu thành công, nhân viên sẽ rất kính phục và biết ơn bạn vì bạn đã giúp họ vượt qua chính mình. Giao quyền và trách nhiệm cho nhân viên là một cách thức quản lý rất hiệu quả và đang là một xu hướng mới trong các doanh nghiệp hiện nay.


Trao gửi niềm tin

 Bạn muốn nhận từ nhân viên của bạn cái gì: Sự kính trọng? Sự tử tế? Tinh thần trách nhiệm? Sự hăng hái? Vậy thì bạn hãy tỏ thái độ tin tưởng nhân viên của mình, hãy tử tế với họ, và hãy làm việc với sự hăng hái và tinh thần trách nhiệm cao nhất như thể không ai có thể làm được như bạn.

Với nghệ thuật lãnh đạo này bạn  bạn cũng tin rằng bạn sẽ hoàn thành không những tốt mà là cực tốt công việc đó. Vì sao vậy? Đó chính là sức mạnh của sự tin tưởng, nghệ thuật lãnh đạo.

Tư duy lãnh đạo

Để thực hiện công việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo phải có những tư duy lãnh đạo đặc biệt.

Biết cân bằng

Một lãnh đạo giỏi là người có khả năng trao quyền, thiết lập hệ thống vận hành hiệu quả. Họ sẽ biết cách cân bằng tốt giữ việc “cần làm” và “quản lý” đội ngũ; họ là người đặt mục tiêu và kiểm chứng kết quả, chứ không dành toàn bộ thời gian để theo dõi, giám sát quá trình làm việc của nhân viên.


Với việc hiểu rõ được lãnh đạo là gì? Thì với tư duy lãnh đạo bạn nên chú tâm vào công việc, nhưng đừng xem đó là tất cả. Hãy dành thời gian để phát triển bản thân và đổi mới tư duy.

Luôn có “kế hoạch B”

Với vị thế là người dẫn đầu, thì quản lý bắt buộc phải có tầm nhìn. Trong bất kỳ dự án nào, điều tiên quyết phải làm là đặt mục tiêu và lập kế hoạch; tuy nhiên, lúc triển khai sẽ khó tránh khỏi những vấn đề ngoài dự tính. Vì thế, tư duy lãnh đạo mới sẽ được thể hiện trong giai đoạn này.

  • Nếu bất đắc dĩ kế hoạch không phát huy hiệu quả, đừng bảo thủ và cố lấp liếm những lỗ hổng, mà thay vào đó là hiểu được “một kế hoạch không cho phép sửa đổi là một kế hoạch tồi”, phải biết thích nghi và xoay chuyển “kế hoạch B” nhanh chóng.
  • Nếu kế hoạch gặp trục trặc trong lúc triển khai, quản lý cần tập trung tìm giải pháp và khắc phục ngay; thay vì loay hoay với việc phân tích gốc rễ vấn đề; tránh gây ra hệ lụy chỉ từ một lỗi nhỏ trong tổng thể kế hoạch.

Hết lòng hỗ trợ nhân viên

Tư duy lãnh đạo là điểm cốt yếu tạo ra sự thành bại của một doanh nghiệp. Tư duy lãnh đạo hiệu quả được thể hiện qua việc quản trị tốt sự nghiệp, kiểm soát được cảm xúc, thời gian, công việc, những mối quan hệ…


Trở thành lãnh đạo không đơn giản chỉ là thay đổi hành vi, nâng cao hiểu biết về quản trị hay gia tăng mối quan hệ là đủ. Bạn không còn làm việc cá nhân, mà có trách nhiệm phải chăm lo và hỗ trợ đội ngũ của mình, giúp họ thêm tự tin vào bản thân.

Truyền đạt ý tưởng

Làm lãnh đạo đòi hỏi một sự thay đổi hoàn toàn về nhận thức, tư duy. Người lãnh đạo phải biết định hướng, vạch ra những chiến lược, ý tưởng và biết truyền cảm hứng cho nhân viên của mình thay vì kiểm soát, quản lý họ. Người lãnh đạo phải có tư duy linh hoạt, thích nghi tốt trong điều kiện thị trường thay đổi khắc nghiệt từng ngày từng giờ.

Trên đây là những chia sẻ giúp các bạn phần nào hiểu được lãnh đạo là gì và các yếu tố liên quan tới người lãnh đạo. Isinhvien hi vọng bài viết sẽ là nguồn tài liệu hữu ích trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Truy cập chuyên mục kỹ năng tìm việc để đọc nhiều bài viết hơn nhé.


Bài viết khác liên quan đến Lãnh đạo

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close