Kinh dị rùng rợn

Ma da kéo chân có thật không? Chuyện ma da kỳ bí sống dưới đáy sông

Ma da sau khi tìm được người thế mạng thì mới có thể thoát khỏi vùng nước lạnh lẽo mà đi đầu thai. Hình dáng ma da thì trơn bóng đen ngòm thường giống 1 đứa trẻ

Thuật ngữ Ma da là gì?

Ma da là thuật ngữ mà dân gian dùng để chỉ linh hồn của những người bị đuối nước, cũng là loại ma đáng sợ nhất. Theo truyền thuyết, ma da thường là linh hồn của những người chết đuối mà không siêu thoát được, vì thế năm này qua năm khác cứ ở dưới đáy sông lạnh. Những ai bơi ở dưới nước nơi hoang vắng, hay một khúc sông có nhiều người chết đuối rất có thể ma da sẽ xuất hiện từ bên dưới, kéo tay chân người đó rồi lôi xuống nước. Kết quả là nạn nhân dù có biết bơi và bơi rất giỏi cũng chết đuối.

Ma da khi tìm được người chết thay sẽ leo được lên bờ, trên gò đống hay cành cây, thoát khỏi đáy nước lạnh lẽo. Có quan niệm còn cho rằng ma da khi kéo được người khác thế chỗ mình sẽ có thể siêu thoát, đầu thai. Xác chết sau khi bị ma da kéo đi sẽ không thể tìm thấy ngay lập tức. Vì thế mà ngày xưa, ở nhiều khúc sông người dân phải mời thầy về cúng viếng, hoặc có người tự tử thì phải hương nhang đầy đủ. Thậm chí lập đàn “xin xác” mới có thể tìm thấy xác nạn nhân.


Thuật ngủ ma da
Thuật ngữ ma da

Hình dáng của ma da

Vẫn chưa có ai có thể xác định hình dáng thật sự của ma da. Nhưng theo truyền miệng bởi những người dân sống ven sông thuật lại rằng:

  • Ma da đôi khi có hình dạng như trẻ con, có lẽ vì thường chỉ trẻ con mới hay chết đuối khi bơi.
  • Đôi khi lại được kể là đen đúa hoặc xanh nhớt, trơn như rong rêu bám dưới đáy sông.
  • Cũng có khi, người ta chỉ nhìn thấy một bàn tay hoặc một gương mặt kéo nạn nhân xuống dưới nước trước khi chết đuối.
hình dáng của ma da
Hình dáng của ma da

Truyền thuyết về ma da

Những hồn ma chết đuối có vô số câu chuyện kể ly kỳ, đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Nhật Bản, đó là yêu quái Funayurei trên biển. Theo truyền thuyết này, Funayurei là những thủy thủ, ngư dân và người chết trên biển. Chúng rất xảo quyệt và ranh ma, sẽ làm mọi cách để nhấn chìm tàu thuyền và kéo người xuống dưới nước.


Tại Việt Nam, ma da cũng xuất hiện trong nhiều chuyện kể, hiện tượng tâm linh kỳ bí. Thậm chí trong bài đồng dao dành cho trẻ em, Bắc Kim Thang, cũng là một câu chuyện về ma da kéo người xuống nước để đầu thai. Chúng cư ngụ ở một con sông, và đợi người đi qua cây cầu khỉ bên trên sẽ làm phép để cầu trơn trượt, người ngã xuống, và để chúng kéo xuống dưới thế chỗ mình.

Chuyện ma da là có thật hay không?

Ma da con ma dân gian vẫn hay đồn đại tuy không biết thật giả thế nào nhưng đến hiện nay vẫn còn 1 bài đồng giao “bắt kim thang”. Ý nghĩa đằng sau câu chuyện này thế nào?

Theo các cụ bà kể rằng, sự thật về bài hát bắc kim thang được bắt nguồn từ một câu chuyện m.a. Nội dung cụ thể như sau: Tại một cù lao nhỏ ven sông, có hai anh bạn chơi thân với nhau, một người làm nghề bắt ếch về đêm và một anh làm nghề bán dầu lúc rạng sáng. Nhà nghèo lại sống tách biệt với khu dân cư nên họ chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống như tình nghĩa anh em ruột. 


Hàng ngày, để đến khu họp chợ, họ sẽ phải đi qua cây cầu khỉ mộc mạc, đơn sơ bắc qua sông. Một ngày nọ, mẹ anh bán ếch bị bệnh nặng, không đủ tiền thuốc thang chữa trị nên đã qua đời. Anh bán dầu đã không quản ngại, phụ tiền ma chay để lo đám tang cho mẹ anh bán ếch. Từ đó, tình cảm của hai người họ đã thắm thiết nay càng thắm thiết hơn. 

Một đêm nọ khi đi bắt ếch, anh bán ếch phát hiện ra tiếng kêu thảm thiết ở lùm cây kia. Lại gần thì thấy có một con le le và bìm bịp bị mắc bẫy. Vồn bản tính nhân từ, anh đã cứu chúng ra khỏi bẫy và hai con vật rất biết ơn anh. 

Vài ngày sau, hai con chim nghe lỏm được bọn ma da ở bờ sông đang có ý định hại chết hai anh để chúng được đầu thai. Bởi hai con ma này đã chết lâu, trong vòng 7 ngày tới nếu không ai thế mạng thì chúng sẽ không thể đầu thai được nữa. Biết được điều này, bìm bịp và le le tranh nhau đến nhà ân nhân để thông báo về đại họa sắp tới. 


Sau khi nghe tin dữ, anh bán ếch liền đem câu chuyện kể cho anh bán dầu để cùng nhau bàn bạc cách vượt qua kiếp nạn. Nhưng anh bán dầu lại không tin vào chuyện ma quỷ. Tuy nhiên, anh bán ếch vẫn nhất quyết tin vào câu chuyện đó và bày mọi cách để kìm chân không để anh bạn đi họp chợ. Viện cớ đến ngày giỗ mẹ, anh bán ếch gọi bạn qua nhà ăn uống rồi chuốc cho anh say mèm, không thể đi chợ được. Trong những ngày tiếp theo, anh liên tiếp lấy cớ cảm ơn anh bán dầu để bày tiệc rượu nhằm trì hoãn việc đi qua cầu. 

Đến ngày cuối cùng của hạn, do nhậu say nên anh bán ếch đã ngủ quên, không màng tới bạn. Còn anh bán dầu thì sực tỉnh vào sáng sớm và nhận ra mình đã bỏ bán nhiều ngày nên đã nhanh chóng đi chợ. Thấy cơ hội đã đến, bọ ma da liền hóa phép cho cây cầu trở nên chông chênh và trơn trượt hơn, khiến cho anh bán dầu sẩy chân té xuống sông rồi chết. Vì vậy mới có câu hát “Chú bán dầu qua cầu mà té”. 


Còn anh bán ếch sau tỉnh dậy nhận được tin dữ, đợi qua ngày thứ 7 rồi mới dám ra sông vớt xác bạn lên. Thấy ân nhân của mình đau đớn vì cái chết của bạn, le le và bìm bịp đã bay lên, cất tiếng kêu ai oán như kèn trống đám ma để đưa tiễn linh cữu của người bạn xấu số. Vì vậy mà có câu hát:

“Con le le đánh trống thổi kèn

Con bìm bịp thổi tò tí te tò te….

Trên đây là chuyện tâm linh được người đời kể lại, tuy khoa học chưa chứng minh sự tồn tại đồn đại này, nhưng các bạn nhớ tránh những vùng nước sâu và vắng người hãy thận trọng với sông nước. Nếu cảm thấy bài viết hay thì nhớ Like và Share trang để có thể đọc được những bài viết hay nhât từ trang nhé!

Bài viết khác liên quan đến Hiện tượng kỳ bí


Back to top button
Close