Kế Toán Tài Chính

Nợ ròng (Net Debt) là gì? Công thức và ứng dụng thực tế

Khái niệm nợ ròng luôn là chủ đề được ưu tiên rất nhiều đặc biệt đối với công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn. Bởi lẽ giá trị ròng được xem là thước đo quan trọng nhất để có thể nắm được tài sản một cách chính xác. Chính vì vậy, nếu đầu tư vào các công ty, doanh nghiệp có nợ ròng cao thì nguy cơ rủi ro sẽ rất lớn. Tại sao nợ ròng (Net Debt) lại quan trọng như vậy? Cùng Isinhvien tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

nợ ròng - Net Debt là gì?

Nợ ròng – Net Debt là gì?

Nợ ròng (Net Debt) là thước đo đo lường khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ của một công ty bằng cách so sánh tổng nợ với tài sản lưu động của công ty. Nói cách khác, tính toán này cho thấy một công ty có bao nhiêu khoản nợ so với tài sản lưu động của nó.

Tỷ lệ này đo lường số nợ ròng vượt quá tiền và các khoản tương đương tiền . Số liệu này rất quan trọng đối với cả ban quản lý và nhà phân tích nhà đầu tư vì nó cho thấy một công ty có thể xử lý các nghĩa vụ hiện tại của mình tốt như thế nào và liệu nó có khả năng gánh thêm nợ trong tương lai hay không.


Việc xem xét nợ ròng giúp ban quản lý lựa chọn có nên sử dụng đòn bẩy tài chính để mở rộng hoạt động hoặc mua tài sản mới hay không. Mặt khác, các nhà phân tích và nhà đầu tư hầu hết sử dụng tỷ lệ này để xác định xem công ty có đòn bẩy tài chính cao hay có khả năng thanh toán các nghĩa vụ của mình một cách dễ dàng hay không. Các nhà phân tích và nhà đầu tư cũng có thể sử dụng số liệu này để dự đoán liệu công ty có thể chịu đựng được các điều kiện kinh tế bất lợi hay không vì nó cho phép họ dự báo khả năng của một công ty trong việc vay nợ mới trong những thời điểm cần thiết.

Nếu nợ ròng cao hơn một có nghĩa là công ty có nhiều nợ hơn tài sản lưu động. Nếu tất cả các chủ nợ của công ty yêu cầu thanh toán nợ ngay lập tức, công ty sẽ không thể trả được nếu không bán tài sản dài hạn. Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn một, công ty có đủ tài sản lưu động để thanh toán các nghĩa vụ của mình.


Công thức tính nợ ròng

Công thức nợ ròng được tính bằng cách trừ tất cả tiền và các khoản tương đương tiền cho các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn.

Nợ ròng = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn - Tiền và các khoản tương đương tiền.

Các bước tính Nợ ròng:

Bước 1: Xác định các khoản nợ ngắn hạn, đây là những khoản nợ phải trả trong thời gian 12 tháng. Sau đó, cộng tất cả các khoản nợ ngắn hạn của công ty.

Bước 2: Xác định các khoản nợ dài hạn, rõ ràng đây sẽ là những khoản nợ phải trả trong thời gian trên một năm. Sau đó, cộng tất cả các khoản nợ dài hạn của công ty.

Bước 3: Cộng tất cả tiền và các khoản tương đương tiền của công ty, các khoản tương đương tiền có nghĩa là tài sản lưu động của công ty (có nghĩa là những tài sản sẵn có hoặc dễ dàng chuyển đổi thành tiền).


Bước 4: Cộng tổng nợ ngắn hạn và tổng nợ dài hạn, sau đó trừ đi tổng tiền và các khoản tương đương tiền.

Ví dụ: Công ty ABC có các khoản mục sau được liệt kê trong bảng cân đối kế toán:

  • Thấu chi ngân hàng: 100.000
  • Phải trả người bán: 80.000
  • Các khoản phải thu thương mại: 150.000
  • Khoản vay ngân hàng: 500.000
  • Tiền mặt: 300.000
  • Tiền gửi ngân hàng: 450.000

Ta có:

Tổng Nợ Ngắn hạn = 100.000 + 80.000 = 180.000

Nợ dài hạn = 500.000

Tiền và các khoản tương đương tiền = 150.000 + 300.000 + 450.000 = 900.000

Vậy:

Nợ ròng = 180.000 + 500.000 - 900.000 = -120.000

Nếu con số Nợ ròng là âm thì đó là một dấu hiệu tốt vì nó có nghĩa là công ty ABC có đủ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ của mình.

Nợ ròng sử dụng trong phân tích thực tế

Giống như tất cả các tỷ số tài chính khách, việc tính toán nợ ròng một cách đơn lẻ sẽ không thể đánh giá toàn bộ khả năng tài chính của công ty. Điều quan trọng là cần sự kết hợp giữa tỷ số nợ ròng với các tỷ số khác nhu tỷ lệ thanh khoản ròng, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thì mới có được bức tranh đầy đủ về tình trạng tài chính của công ty.


Việc so sánh nợ ròng với các công ty khác trong ngành cũng rất quan trọng. Vì các ngành được tài trợ khác nhau, nên điều quan trọng là phải có một điểm chuẩn. Ví dụ, không có gì lạ khi các ngành có yêu cầu thiết bị nặng như khai thác, khoan và xây dựng có số nợ lớn. Trong khi đó, các ngành dựa trên dịch vụ như kế toán công thường có số lượng nợ phải trả nhỏ trên bảng cân đối kế toán của họ.

Nếu nợ ròng cao hơn mức trung bình của ngành, điều đó có nghĩa là công ty có thể không trả được nợ trong tương lai và giá thị trường của cổ phiếu của công ty có thể giảm. Việc xem xét các xu hướng trong ngành luôn quan trọng để có được một số liên quan về mặt ra quyết định.

Trên đây là bài viết về Nợ ròng (Net Debt) là gì và những kiến thức liên quan. Isinhvien hi vọng những thông tin trong bài sẽ giúp ích bạn. Truy cập chuyên mục Kế toán tài chính để cập nhật những bài viết mới nhất nhé.


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close