Ngành đào tạo

Ngành Công tác xã hội là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Công tác xã hội là gì? Học gì? Ra trường làm gì?,…chắc là thắc mắc của nhiều bạn học sinh và phụ huynh. Vậy thì hãy cùng Isinhvien tìm hiểu về Ngành Công tác xã hội nhé.

Ngành Công tác xã hội là gì?

  • Tên ngành đào tạo: CÔNG TÁC XÃ HỘI (Social Work)
  • Trình độ đào tạo: Cử nhân
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Công tác xã hội là một nghề dựa trên thực hành và ngành học được xây dựng dựa trên các lý thuyết về công tác xã hội, khoa học xã hội và nhân văn. Nó được nâng cao thông qua phương pháp tiếp cận có thông tin bằng chứng và thừa nhận tầm quan trọng của các cách nhận biết của Người bản xứ trong thực tế, sự phát triển kiến ​​thức và giáo dục, dịch vụ lâm sàng, chính sách và nghiên cứu. 

Công tác xã hội tập trung vào con người trong môi trường của họ và thừa nhận tầm quan trọng của các ảnh hưởng gia đình, cộng đồng, văn hóa, luật pháp, xã hội, tinh thần và kinh tế tác động đến hạnh phúc của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. Công tác xã hội áp dụng quan điểm dựa trên thế mạnh và xem cá nhân, gia đình và cộng đồng là những người tháo vát, kiên cường và có năng lực. Nguyên tắc tôn trọng phẩm giá và giá trị vốn có của con người, theo đuổi công bằng xã hội.


Ngành Công tác xã hội là gì?
Ảnh minh họa – Ngành Công tác xã hội là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Công tác xã hội

Mục tiêu đào tạo chung

Mục tiêu đào tạo của ngành Công tác xã hội là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng về các vấn đề xã hội, có các kĩ năng can thiệp, giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội.

Mục tiêu đào tạo cụ thể

Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước;

Cung cấp khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội.

Những tố chất khi học ngành Công tác xã hội

Sau đây, là những tố chất khi học ngành Công tác xã hội. Để học tốt hơn thì bạn cần trau dồi và phát huy những tố chất sau:


  • Đam mê với ngành;
  • Kiên nhẫn, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với đối tượng;
  • Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với đối tượng để vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp;
  • Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sang tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng;
  • Đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề công tác xã hội;
  • Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật;
  • Giữ gìn đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ giữa các đồng nghiệp;
  • Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội, hiệu quả.

Cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội

Sau khi tốt nghiệp ra trường, cử nhân ngành Công tác xã hội sẽ làm các công việc như sau:

  • Các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương tới địa phương;
  • Các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng khác nhau thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… và các trung tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế của Nhà nước (Trung tâm bảo trợ xã hội, Các mái ấm, Nhà tình thương…);
  • Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội trong các Công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý;
  • Có thể tư vấn, hỗ trợ cho các nhà quản lý lãnh đạo tham mưu, giám sát quá trình thực hiện chính sách cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội;
  • Làm công tác giảng dạy chuyên ngành công tác xã hội tại các trường chính trị tỉnh, thành phố, ngành, đoàn thể, các trung tâm giáo dục chính trị xã hội, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước;
  • Hoạt động nghề nghiệp tại các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm chăm sóc cộng đồng, trợ lí dự án phát triển cộng đồng và cán bộ truyền thông trong các dự án phát triển.

Cơ sở đào tạo ngành Công tác xã hội

Dưới đây là những cơ sở đào tạo ngành Công tác xã hội chất lượng:


  • Trường Đại học Mở TP.HCM
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM
  • Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội
  • Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Trường Đại học Lao động – Xã hội cơ sở II
  • Trường Đại học Lao động – Xã hội
  • Trường Đại học Thăng Long
  • Trường Đại học Công Đoàn
  • Trường Đại học Lâm Nghiệp

Chương trình đào tạo của ngành Công tác xã hội

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lê nin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lê nin      
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học           
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh  
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Ngoại ngữ B1    
  7. Tiếng Anh B1     
  8. Tiếng Trung B1
  9. Giáo dục thể chất            
  10. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  11. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  12. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
  13. Tâm lí học đại cương     
  14. Logic học đại cương       
  15. Lịch sử văn minh thế giới             
  16. Nhà nước và pháp luật đại cương            
  17. Xã hội học đại cương     
  18. Tin học ứng dụng            
  19. Kĩ năng bổ trợ

Môn học chuyên ngành

  1. Hành vi con người và môi trường xã hội
  2. Phát triển cộng đồng
  3. Chính sách xã hội
  4. Lí thuyết công tác xã hội               
  5. Đạo đức nghề nghiệp    
  6. Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội
  7. Công tác xã hội với cá nhân         
  8. Công tác xã hội với nhóm            
  9. Tham vấn trong công tác xã hội 
  10. Thực hành công tác xã hội cá nhân          
  11. Thực hành công tác xã hội nhóm              
  12. Thực hành phát triển cộng đồng
  13. Quản trị ngành công tác xã hội
  14. Công tác xã hội với người khuyết tật       
  15. Chăm sóc sức khỏe tâm thần     
  16. Công tác xã hội với trẻ em           
  17. Công tác xã hội với người cao tuổi           
  18. Công tác xã hội với người có hành vi lệch chuẩn
  19. Công tác xã hội với người nghèo
  20. Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV            
  21. Công tác xã hội trong lĩnh vực Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực gia đình     
  22. Kiểm huấn trong công tác xã hội

Trên đây là những thông tin về ngành Công tác xã hội, cơ hội việc làm khi ra trường, cơ sở đào tạo ngành Công tác xã hội,… Với những thông tin trên, Isinhvien mong rằng sẽ giúp ích cho bạn. Bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn và chúc bạn một ngày tốt lành.


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close