Ngành đào tạo

Ngành Biên đạo múa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Ngành Biên đạo múa là gì? Học những gì và ra trường làm gì? Mức lương thế nào?,… Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Biên đạo múa để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Biên đạo múa là gì?

  • Ngành đào tạo: BIÊN ĐẠO MÚA
  • Tên tiếng Anh: Choreography
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Biên đạo múa là một nghệ thuật mà trong đó họ sử dụng những động tác để thể hiện trên nền bài nhạc hoặc một bài hát. Những người làm biên đạo múa sẽ là những người chịu trách nhiệm dàn dựng các động tác và sắp xếp cho các nghệ sĩ biểu diễn. Họ chính là những người thổi hồn vào bài nhạc khiến bài nhạc trở nên sinh động và mang những cảm xúc của nghệ sĩ đến gần với khán giả hơn.

Trong xu thế hội nhập văn hóa hiện nay, nghành biên đạo múa có những thuận lợi và thách thức để phát triển. Để gìn giữ những điệu múa dân gian cũng như phát triển các điệu múa ấy trên nền nhạc đương đại, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho những người nghệ sĩ có tâm và theo đuổi với nghề.


Ngành Biên đạo múa là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
Ngành Biên đạo múa là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Biên đạo múa

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo biên đạo múa để hướng dẫn các diễn viên múa, biên đạo các bài múa cho các diễn viên nghệ sĩ múa, dàn dựng ra các tiết mục, sắp xếp các vị trí, các động tác múa của người biểu diễn trên nền nhạc dân gian hoặc đương đại, chỉ họ các động tác đúng và hướng dẫn họ làm động tác một cách mềm mại để có được bài biểu diễn hoàn hảo nhất. Các tiết mục biểu diễn ấy tại các chương trình ca nhạc, các game show…

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Biên đạo múa là trang bị cho sinh viên các kỹ năng như:

  • Sáng tác, chỉnh sửa, cho ra đời những bước nhảy mới để tạo ra các vũ điệu hoàn chỉnh.
  • Phối hợp chặt chẽ với các vũ công, đưa ra định hướng và khích lệ họ trong quá trình làm việc. Đồng thời làm mẫu, hướng dẫn tỉ mỉ, giúp họ có thể truyền tải hết tinh thần của tiết mục.
  • Dàn dựng các tiết mục sân khấu, truyền hình, hoặc các màn trình diễn, video âm nhạc, các buổi diễn thời trang, hoặc các sự kiện lớn nhỏ khác.
  • Dạy cho những người có nhu cầu học múa và dàn dựng bài múa, thường là các ca sĩ, diễn viên với mục đích đóng phim hoặc tham gia các chương trình giải trí.

Các khối thi xét tuyển ngành Biên đạo múa

Ngành Biên đạo múa xét tuyển các tổ hợp môn sau:


  • S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
  • S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
  • N03 (Ngữ văn, Kiến thức ngành, Chuyên môn: Biên đạo tại chỗ)

Bên cạnh đó, ngành Biên đạo múa cũng tuyển sinh với một số tiêu chí phụ như:

  • Đối với những bạn thi nhóm ngành Biên đạo múa cần phải tốt nghiệp hệ trung cấp hoặc Cao đẳng nghệ thuật múa.
  • Có sức khỏe tốt để học tập
  • Ngoại hình ưa nhìn, Nam cao 1m65, nữ cao 1m55
  • Không có khuyết tật về cơ thể

Những tố chất khi học ngành Biên đạo múa

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Biên đạo múa. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Yêu âm nhạc, yêu các điệu múa;
  • Có năng lực cảm thụ âm nhạc và các chuyển động dựa trên nền nhạc;
  • Chuyển động cơ thể vừa dẻo dai vừa linh hoạt;
  • Sức sáng tạo lớn;
  • Tư duy nghệ thuật, sắp xếp tốt;
  • Chăm chỉ, kiên trì, không ngại khó;
  • Sức khỏe dẻo dai;
  • Phối hợp, làm việc nhóm tốt…

Cơ sở đào tạo ngành Biên đạo múa

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Biên đạo múa uy tín hiện nay:


  • Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
  • Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội

Cơ hội việc làm ngành Biên đạo múa

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Biên đạo múa có thể thực hiện các công việc sau:

  • Là người sáng tác và chỉnh sửa những động tác nhằm đưa ra đời những bước nhảy mới để có thể tạo ra những vũ điệu hoàn chỉnh.
  • Phối hợp với các vũ công để định hướng họ trong quá trình làm việc, làm mẫu giúp những vũ công hiểu được ý nghĩa cũng như tinh thần của tiết mục.
  • Xây dựng những tiết mục sân khấu điện ảnh, truyền hình, những buổi sự kiện lớn nhỏ.
  • Tham gia hướng dẫn các diễn viên, nghệ sĩ với mục đích đóng phim hoặc các chương trình giải trí.

Với các vị trí trên, bạn sẽ làm việc tại những nơi như:

  • Các nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp;
  • Các sự kiện, lễ hội;
  • Trung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa nghệ thuật;
  • Trường đào tạo giáo dục có chuyên ngành múa;
  • Các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Mức lương ngành Biên đạo múa

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Biên đạo múa mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với sinh viên ra trường hoặc có ít kinh nghiệm thì trung bình mức thù lao khoảng 3 triệu vnđ/ 1 bài nhảy.
  • Đối với một nhà biên đạo múa có nhiều kinh nghiệm, mức lương của một biên đạo múa khoảng từ 10 triệu vnđ/ bài nhảy trở lên.

Chương trình đào tạo ngành Biên đạo múa

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
  4. Ngoại ngữ
  5. Tin học đại cương + Tin học ứng dụng
  6. Giáo dục thể chất
  7. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Công nghệ và lý thuyết đặc biệt (1)
  2. Thể dục
  3. Công nghệ và lý thuyết đặc biệt (2)
  4. Thể dục nhịp điệu (bao gồm các bài tập lala)
  5. Công nghệ và lý thuyết đặc biệt (3)
  6. Giới thiệu về Khiêu vũ thể thao
  7. Sức khỏe thể thao
  8. Công nghệ và lý thuyết đặc biệt (4)
  9. Đào tạo thể thao
  10. Quản lý thể thao
  11. Lịch sử thể thao
  12. Cơ sinh học thể thao
  13. Rèn luyện thân thể
  14. Hóa sinh thể thao
  15. Võ thuật
  16. Thống kê Thể thao (bao gồm Khảo sát Thể thao)
  17. Công nghệ và lý thuyết đặc biệt (5)
  18. Thể dục nhịp điệu
  19. Giáo dục thể chất trường học
  20. Công nghệ và lý thuyết đặc biệt (6)
  21. Biên đạo và đánh giá âm nhạc
  22. Tài liệu giảng dạy thể dục trung học cơ sở
  23. Công nghệ và lý thuyết đặc biệt (7)
  24. Giải phẫu thể thao (2)
  25. Thể thao Olympic
  26. Bơi lội
  27. Luật thể thao
  28. Bài giảng Nghiên cứu Khoa học Thể thao (I)
  29. Sinh lý tập thể dục (2)
  30. Dinh dưỡng thể thao
  31. Trò chơi thể thao
  32. Ballet
  33. Thể thao cộng đồng
  34. Bài giảng nghiên cứu khoa học thể thao (II)
  35. Trò chơi bóng (bóng bàn, cầu lông, lưới)
  36. Giới thiệu về Kinh tế thể thao
  37. Trò chơi bóng (ném rổ, bóng chuyền, chân)
  38. Lý thuyết và thực hành đơn thuốc tập thể dục
  39. Wuqinxi
  40. Trượt patin
  41. Bài giảng nghiên cứu khoa học thể thao (III)
  42. Vẽ thể thao
  43. Thực tập chuyên nghiệp
  44. Luận văn tốt nghiệp

Trên đây, là những thông tin về ngành Biên đạo múa, học những môn nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close