Ngành đào tạo

Chi tiết ngành Biên kịch sân khấu: Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Ngành Biên kịch sân khấu là gì? Học gì? Cơ hội việc làm khi ra trường thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Biên kịch sân khấu là gì?

  • Ngành đào tạo: BIÊN KỊCH SÂN KHẤU
  • Tên tiếng Anh: Play Writing
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Biên kịch sân khấu là ngành học mà ở đó đào tạo người tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ của họ. Một số nhà biên kịch tham gia trực tiếp vào quá trình làm phim, cùng lựa chọn diễn viên, đề nghị thay đổi cách diễn xuất cho phù hợp với yêu cầu của kịch bản.

Người làm trong ngành Biên kịch sân khấu được gọi là đạo diễn sân khấu, là người sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quá trình xây dựng, dàn dựng sân khấu trước khi bắt đầu một kịch bản. Với vai trò là một người chịu trách nhiệm về sân khấu họ sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình xây dựng âm thanh, ánh sáng, phương tiện kỹ thuật. Những người biên kịch sân khấu nhiều khi kiêm luôn vai trò làm đạo diễn sân khấu.


Chi tiết ngành Biên kịch sân khấu: Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Ngành Biên kịch sân khấu là gì?

Mục tiêu đào tạo ngành Biên kịch sân khấu

Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Biên kịch sân khấu trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Biên kịch sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Biên kịch sân khấu chính là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Biên kịch sân khấu ở trình độ đại học; có kỹ năng về nghệ thuật sân khấu và nghệ thuật Biên kịch sân khấu; có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả trong lĩnh vực Biên kịch sân khấu.


Các khối xét tuyển ngành Biên kịch sân khấu

Ngành Biên kịch sân khấu xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
  • Khối S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)

Những tố chất khi học ngành Biên kịch sân khấu

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Biên kịch sân khấu. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có kiến thức về chuyên môn sâu: Một người biên kịch sân khấu bắt buộc cần phải có được những kiến thức tổng quát nhất trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, máy móc, kỹ thuật, điện ảnh… để xây dựng bối cảnh phù hợp trên sân khấu với các loại bối cảnh khác nhau giúp cho kịch bản diễn ra xuyên suốt trong chương trình.
  • Có sự sáng tạo: Một nhà biên kịch sân khấu cần phải có sự sáng tạo trong công việc, có những ý tưởng trong việc xây dựng sân khấu một cách mới mẻ, biến được những ý tưởng từ kịch bản để thể hiện trên sân khấu. Đặc biệt một nhà biên kịch cần phải làm nổi bật được chương trình và truyền tải thông điệp từ kịch bản đến với người xem.
  • Biết cân đối chi phí: Một nhà biên kịch sân khấu sẽ cần phải lên được kế hoạch của việc xây dựng sân khấu qua các chi phí dựa trên kịch bản đã xây dựng sẵn. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi trong quá trình làm sân khấu cần phải có sự chi tiêu hợp lý và chính xác, tránh mọi sự lãng phí từ chủ đầu tư.
  • Kỹ năng quản lý: Bên cạnh những kỹ năng trên thì kỹ năng của một nhà biên kịch sân khấu là kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, iám sát, thiết kế sáng tạo cho mỗi chương trình. Bạn cần phải biết cách phân bố công việc và hoàn thành đúng tiến đọ, đốc thúc nhân sự làm việc. Đặc biệt cần phải giải quyết được các vấn đề xung đột trong quá trình xây dựng.
  • Có cảm xúc tốt: Một nhà biên kịch sân khấu cần phải là người nhạy cảm với mọi thứ, có cảm xúc tốt để có thể sáng tạo cũng như lên được những ý tưởng thực tế một cách tốt nhất, truyền tải được thông điệp qua những hình ảnh, ánh đèn, màu sắc trên sân khấu. Những kỹ năng này không thuộc về lĩnh vực kiến thức chuyên môn mà những thứ này được hình thành trong quá trình kinh nghiệm thực tế. Vì vậy bạn cần phải có sự trau dồi kinh nghiệm qua những công việc hàng ngày.
  • Nhạy cảm, tâm lý: Biên kịch sân khấu phải là người có sự hiểu biết về tâm lý con người, hiểu được nhân vật. Nếu như muốn trở thành một nhà đạo diễn giỏi trước hết bạn cần phải là một nhà tâm lý giỏi. Điều này vô cùng quan trọng trong việc xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện công việc.
  • Có khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng: Để trở thành một biên kịch sân khấu giỏi bạn cần phải có một trí tưởng tượng phong phú và phải là một người có khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng qua hình ảnh trên sân khấu, những mô phòng dàn dựng để có thể làm nổi bật được nội dung mà đạo diễn muốn trình bày.

Cơ sở đào tạo ngành Biên kịch sân khấu

Hiện không có nhiều trường đào tạo ngành Biên kịch sân khấu, chỉ có trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đào tạo ngành này.


Cơ hội việc làm ngành Biên kịch sân khấu

Cơ hội việc làm Biên kịch sân khấu khá đa dạng. Vậy học ngành này ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:

  • Làm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.
  • Trở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng đặt hàng.
  • Thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.
  • Đảm nhận việc biên kịch sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.
  • Tham gia vào công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đạo diễn sân khấu, giảng dạy các diễn viên tại các trường đào tạo nghệ thuật trên cả nước, các trung tâm văn hóa thuộc nhà nước hoặc tư nhân.
Chi tiết ngành Biên kịch sân khấu: Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Cơ hội việc làm ngành Biên kịch sân khấu

Mức lương ngành Biên kịch sân khấu

Dưới đây là mức thu nhập của ngành Biên kịch sân khấu mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và làm việc tại các công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện với vai trò là lên kịch bản, lên các ý tưởng sắp xếp sân khấu sẽ nhận được mức lương từ 8 triệu đến 10 triệu.
  • Nếu như trở thành biên kịch tại các đài truyền hình thì mức lương nhận được sẽ khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu.
  • Đối với những biên kịch sân khấu làm việc tự do mức lương có thể lên đến 50 triệu/tháng tùy theo dự án và số lượng dự án mà đạo diễn nhận về.

Chương trình đào tạo ngành Biên kịch sân khấu

Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
  2. Tin học đại cương
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  4. Lịch sử văn học Việt Nam
  5. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Lịch sử văn học thế giới
  7. Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam
  8. Giáo dục thể chất
  9. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  10. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  11. Ngoại ngữ

Các môn học chuyên ngành

  1. Phương pháp sân khấu truyền thống
  2. Nghệ thuật đạo diễn
  3. Lý luận kịch
  4. Nghệ thuật diễn viên
  5. Lịch sử sân khấu Việt Nam 1
  6. Trang trí sân khấu
  7. Lịch sử sân khấu Việt Nam 2
  8. Phân tích tác phẩm âm nhạc
  9. Lịch sử sân khấu thế giới
  10. Nghiệp vụ biên kịch 1
  11. Nghiệp vụ biên kịch 2
  12. Nghiệp vụ biên kịch 3
  13. Nghiệp vụ biên kịch 4
  14. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 1
  15. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 2
  16. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 3
  17. Thực hành nghiệp vụ biên kịch 4

Trên đây là những thông tin về ngành Biên kịch sân khấu là gì, học những môn nào và cơ hội việc làm ngành Biên kịch sân khấu sau khi ra trường rao sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close