Ngành đào tạo

Chi tiết ngành Chỉ huy âm nhạc: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?

Ngành Chỉ huy âm nhạc là gì? Học gì? Cơ hội việc làm khi ra trường thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Chỉ huy âm nhạc là gì?

  • Ngành đào tạo: CHỈ HUY ÂM NHẠC
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Chỉ huy âm nhạc là một ngành chuyên đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có kỹ năng về chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy dàn hợp xướng. Ngành Chỉ huy âm nhạc không chỉ là đào tạo ra những sinh viên tài năng, giỏi chuyên môn mà còn phải có đạo đức, phẩm chất làm việc và hoạt động trong nghề.

Tại Việt Nam hiện nay, do điều kiện sống cùng với mục tiêu lựa chọn ngành Chỉ huy âm nhạc đối với các bạn trẻ có sự khác nhau nên ý thức học nghề và làm nghề cũng khác nhau. Việc đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc cần phải song hành cùng với công tác giáo dục. 


Mục tiêu đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc

Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Chỉ huy âm nhạc để có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc chính là trang bị cho sinh viên kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức chung về lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật chỉ huy: Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng.

Bên cạnh đó, sinh viên còn có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.


Các khối xét tuyển ngành Chỉ huy âm nhạc

Ngành Chỉ huy âm nhạc sẽ tuyển sinh theo các khối năng khiếu. Thông thường, ngành này xét tuyển môn Văn và điểm thi 2 môn năng khiếu do các trường tự tổ chức.

Những tố chất khi học ngành Chỉ huy âm nhạc

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Chỉ huy âm nhạc . Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có năng khiếu âm nhạc, chuyên sâu về chuyên ngành là điều hiển nhiên;
  • Nghiên cứu những tác phẩm hay của các bậc tiền bối trong nước và dành tâm huyết, thời gian cho việc nghiên cứu môn học, chuyên môn chuyên ngành;
  • Cập nhật xu hướng nhạc mới trong xã hội và thế giới;
  • Tìm tòi và học hỏi những người chỉ huy âm nhạc đi trước;
  • Có chí tiến thủ vươn lên;
  • Luôn nhiệt huyết và ham học hỏi;
  • Yêu nghề và đam mê với nghề.

Cơ sở đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc

Trong cả nước hiện nay chưa có nhiều trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành học này, chỉ có duy nhất Nhạc viện TP. HCM đã và đang đào tạo bài bản về ngành học mới mẻ kể trên.


Cơ hội việc làm ngành Chỉ huy âm nhạc

Cơ hội việc làm Chỉ huy âm nhạc khá đa dạng. Vậy học ngành này ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:

  • Dạy tại các trung tâm dạy năng khiếu;
  • Dạy âm nhạc tại các trường văn hóa;
  • Nhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí…
  • Biên tập, dàn dựng chương trình;
  • Nghề viết văn bản nhạc;
  • Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu;
  • Nghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm;
  • Nhạc sĩ sáng tác ca khúc;
  • Nghệ sĩ biểu diễn;
  • Có khả năng xin vào các đoàn văn hóa, nghệ thuật, các trường nghệ thuật tại các tỉnh thành của đất nước;
  • Nhạc trưởng của các dàn nhạc biểu diễn
Chi tiết ngành Chỉ huy âm nhạc: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
Cơ hội việc làm ngành Chỉ huy âm nhạc

Mức lương ngành Chỉ huy âm nhạc

Dưới đây là mức thu nhập của ngành Chỉ huy âm nhạc mà Isinhvien đã tổng hợp được:


Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, các bạn có thể nhận mức lương chính thức là 7 triệu VNĐ/tháng. Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm lâu năm và có nhiều thành tích cũng như tiếng tăm trong ngành thì mức lương sẽ được tăng lên gấp nhiều lần so với con số 7 triệu.

Chương trình đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc

Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin
  2. Tin học đại cương
  3. T­ư tưởng Hồ Chí Minh
  4. Giáo dục học đại cương
  5. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  7. Đường lối văn hoá – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam
  8. Tâm lý học đại cương
  9. Cơ sở văn hoá Việt Nam
  10. Giáo dục thể chất
  11. Mỹ học đại cương
  12. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  13. Ngoại ngữ

Các môn học chuyên ngành

  1. Ký – Xướng âm I
  2. Lịch sử âm nhạc phương Tây I
  3. Lịch sử âm nhạc phương Tây II
  4. Hòa âm I
  5. Lịch sử âm nhạc phương Đông
  6. Phân tích âm nhạc I
  7. Lịch sử âm nhạc Việt Nam
  8. Phân tích âm nhạc II
  9. Âm nhạc truyền thống Việt Nam
  10. Piano I
  11. Tính năng nhạc cụ phương Tây
  12. Phức điệu I
  13. Phối hợp xướng
  14. Phức điệu II
  15. Phối khí I
  16. Hòa âm II
  17. Đọc tổng phổ

Trên đây là những thông tin về ngành Chỉ huy âm nhạc là gì, học những môn nào và cơ hội việc làm ngành Chỉ huy âm nhạc sau khi ra trường rao sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close