Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Ra trường làm gì?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì?

  • Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
  • Tên tiếng Anh: Environment Engineering
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Công nghệ
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường (một số trường gọi là ngành Kỹ thuật môi trường) là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh – lý – hóa học. Cùng những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.


Bên cạnh đó, ngành này còn là:

  • Là ngành học của thời đại mới, liên tục được cập nhật các vấn đề thời sự của Việt Nam và Thế giới, sinh viên được trải nghiệm những hoạt động thú vị đang được quan tâm ngay trong các buổi học.
  • Là ngành học được liên tục cập nhật các công nghệ hiện đại và toàn cầu.
  • Là ngành học mà khi ra trường các em có thể làm việc tốt cả ở các vị trí công việc liên quan đến kỹ thuật lẫn quản lý, đáp ứng sở thích và tiềm năng của từng người học
  • Là ngành học có cơ hội “du lịch” thế giới để trải nghiệm nghề nghiệp.

Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm.


Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Ra trường làm gì?
Ảnh minh họa

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.

Ngoài ra, ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường còn cung cấp kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như: Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội, xử lý chất thải, mô hình hóa, quy hoạch môi trường.

Những tố chất khi học ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:


  • Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh
  • Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
  • Có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra
  • Hiểu biết về công cụ quản lý môi trường
  • Hiểu rõ về phương pháp đánh giá tác động môi trường
  • Có biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên bị ô nhiễm
  • Tư duy nhanh, sáng tạo
  • Kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề tốt
  • Kỹ năng quản lý, đánh giá
  • Giỏi ngoại ngữ, tin học

Cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Bắc)
  • Đại học Mỏ địa chất
  • Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Hàng hải
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Đại học Dân lập Hải Phòng
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Xây dựng
  • Đại học Đông Đô
  • Đại học Phương Đông
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì

Khu vực miền Trung

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
  • Đại học Dân hập Duy Tân
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Tây Nguyên

Khu vực miền Nam

  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học An Giang
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Nam Cần Thơ

Học ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường ra làm gì?

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường vô cùng phong phú, đa dạng. Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu dưới đây nhé!


  • Chuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương.
  • Cán bộ quản lý nhà nước ở Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ khác, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở khác, các Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp và nghiên cứu viên các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
  • Kỹ sư môi trường chuyên gia tư vấn công ty xử lý, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kinh doanh thiết bị trong lĩnh vực môi trường, các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp.
  • Cán bộ phát triển chương trình tại các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực môi trường.
Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Công nghệ kỹ thuật môi trườngIsinhvien đã tổng hợp được:


  • Sinh viên mới ra trường lương trung bình từ 5 – 7 triệu VND/ tháng.
  • Cá nhân có từ 2 – 3 năm kinh nghiệm lương trung bình từ 7 – 10 triệu VND/tháng.
  • Cá nhân có từ 4 – 5 năm kinh nghiệm lương cơ bản trên 13 triệu VND/tháng.
  • Nếu bạn giỏi ngoại ngữ và làm trong công ty, doanh nghiệp nước ngoài kinh nghiệm từ 5 năm, lương trung bình sẽ từ 1000 USD/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1
  2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  4. Đường lối cách mạng của ĐCSVN
  5. Đại số tuyến tính
  6. Giải tích 1
  7. Giải tích 2
  8. Elementary
  9. Pre-Intermediate 2
  10. Intermediate 1
  11. Vật lý 1
  12. Vật lý 2
  13. Giáo dục thể chất 1
  14. Giáo dục thể chất 2
  15. Giáo dục thể chất 3
  16. Hóa đại cương
  17. Giáo dục quốc phòng
  18. Quản trị doanh nghiệp CN
  19. Pháp luật đại cương
  20. Môi trường và Con người

Các môn học chuyên ngành

  1. Đại cương về kỹ thuật
  2. Vẽ kỹ thuật
  3. Cơ kỹ thuật 1
  4. Cơ học Chất lỏng
  5. Nhiệt Động lực học
  6. Kỹ thuật điện đại cương
  7. Lập trình trong kỹ thuật
  8. Cấp thoát nước
  9. Đánh giá tác động Môi trường và rủi ro
  10. Hoá học môi trường
  11. Hoá sinh ứng dụng trong CNMT
  12. Vi sinh ứng dụng trong CNMT
  13. Các quá trình và thiết bị trong CNMT
  14. Độc học môi trường
  15. Phân tích môi trường
  16. Đồ án Các quá trình và thiết bị trong CNMT
  17. Hóa lý – hóa keo
  18. Hoá phân tích
  19. Kỹ thuật phản ứng
  20. Các quá trình sản xuất cơ bản
  21. Quản lý môi trường
  22. Thí nghiệm cơ sở ngành Kỹ thuật môi trường
  23. Thực tập cơ sở ngành Kỹ thuật môi trường

Các khối thi vào ngành Công nghệ kỹ thuât môi trường

Các khối xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường bao gồm:


  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)

Ngoài ra, nhiều trường cũng có những sự lựa chọn thay thế khác như sau:

  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối A06 (Toán, Hóa, Địa)
  • Khối A11 (Toán, Hóa, GDCD)
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối B01 (Toán, Sinh, Sử)
  • Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
  • Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì, học những gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!

Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Công nghệ


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close