Ngành đào tạo

Ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình là gì? Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Ngành Đạo diễn điện ảnh là gì? Học gì? Cơ hội việc làm khi ra trường thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình là gì?

Đạo diễn điện ảnh: Sinh viên được cung cấp kiến thức về ngôn ngữ điện ảnh; được hướng dẫn kỹ năng phân cảnh từ kịch bản thành cảnh quay và thực hiện bài tập quan sát trên máy quay video. Được hướng dẫn kỹ năng dàn cảnh trên trường quay và kỹ năng chỉ đạo diễn xuất; thực hành làm phim ngắn không lời; được hướng dẫn làm phim ngắn có âm thanh và phim tài liệu ngắn. Ngoài ra, sinh viên được hướng dẫn làm phim phóng sự và phim quảng cáo. Được hướng dẫn làm phim ngắn thể nghiệm và phim ngắn tốt nghiệp.


Đạo diễn truyền hình: Sinh viên được cung cấp những kiến thức về báo chí, kỹ năng viết kịch bản truyền hình, phân tích tác phẩm truyền hình; kiến thức chuyên sâu về các thể loại truyền hình như: tin tức, phóng sự, tọa đàm, đối thoại, tổ chức sản xuất và phát sóng truyền hình. Sinh viên được hướng dẫn làm các thể loại chương trình truyền hình như: game shows, truyền hình trực tiếp, phim tài liệu, phim truyền hình ngắn và nhiều tập; được hướng dẫn làm các thể loại phim ca nhạc, phim quảng cáo, được cung cấp kỹ năng biên tập chương trình truyền hình và làm phim tốt nghiệp.

Công việc của một đạo diễn

Công việc của một đạo diễn rất phức tạp. Tùy theo dự án, nó có thể bao gồm những nhiệm vụ khác nhau, nhưng cơ bản có những công việc như sau:

Chuẩn bị:

  • Định hình khuynh hướng nghệ thuật cho bộ phim
  • Thống nhất kịch bản
  • Phân cảnh thành các lớp (dựng theo ảnh chụp và gióng khung)
  • Tổ chức và chọn địa điểm quay

Quay phim:


  • Chỉ đạo diễn xuất (vị trí diễn viên, giọng, thể hiện cảm xúc, cử động)
  • Chịu trách nhiệm chọn vị trí đặt máy quay, khung cảnh, cú máy…
  • Chọn ánh sáng cho khung cảnh (cùng với đạo diễn hình ảnh)
  • Đảm bảo thời gian quay và cân đối ngân sách đã chi.
  • Tất cả những hoạt động khác như chỉ đạo nghệ thuật, kĩ thuật cho bộ phim và nhất là quản lý ê-kíp làm phim.

Hậu kỳ:

  • Giám sát dựng phim
  • Âm nhạc cho phim

Mục tiêu đào tạo ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình chính là trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về lịch sử – văn học – mỹ học – văn hóa – nghệ thuật,  được trau dồi những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ thuộc nhiều lĩnh vực: biên kịch, quay phim, dàn cảnh trên trường quay, chỉ đạo diễn xuất, chỉ đạo thiết kế mỹ thuật – hóa trang – phục trang – đạo cụ, nghiệp vụ kỹ thuật âm thanh, dựng phim…


Các khối xét tuyển ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

Ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình xét tuyển tổ hợp môn: Văn, Kiến thức chuyên ngành (vấn đáp), Xem phim và viết bài bình luận.

Những tố chất khi học ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có sức khỏe tốt;
  • Khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng;
  • Sức sáng tạo phong phú;
  • Có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực;
  • Có óc sắp xếp hợp lý;
  • Nhạy cảm tâm lý.

Cơ sở đào tạo ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình uy tín hiện nay:

  • Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
  • Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành

Cơ hội việc làm ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

Cơ hội việc làm Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình khá đa dạng. Vậy học ngành này ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:


  • Công tác tại các công ty quảng cáo thương mại hoặc cơ quan, doanh nghiệp có bộ phận nghe nhìn.
  • Làm công tác nghiên cứu tại Viện Sân khấu – Điện ảnh và các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật.
  • Đảm nhận công việc của trợ lý đạo diễn, phó đạo diễn, đạo diễn phim điện ảnh – truyền hình tại các đài truyền hình, hãng sản xuất phim…
  • Làm việc độc lập, khởi nghiệp bằng công ty riêng, sáng tác phim hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến phim ảnh, truyền thông đa phương tiện, quảng cáo…
  • Tham gia giảng dạy hoặc hướng dẫn thực tập tại các trường, cơ sở đào tạo nghề liên quan.
Ngành Đạo diễn điện ảnh - Truyền hình là gì? Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
Cơ hội việc làm ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

Mức lương ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình mà Isinhvien đã tổng hợp được:

  • Mức lương đối với một đạo diễn hình ảnh có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm sẽ có mức lương khoảng từ 20 – 25 triệu/tháng.
  • Theo nghiên cứu mức lương hàng năm của đạo diễn hình ảnh bao gồm vai trò của nhà sản xuất và đạo diễn là 71.350 USD. Ngoài ra, các đạo diễn hoạt động độc lập còn có những mức thu nhập ngoài.

Chương trình đào tạo ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình

Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.


Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Tiếng Anh tổng quát 1
  3. Tiếng Anh tổng quát 2
  4. Kinh tế Chính trị Mác – Lênin
  5. Tiếng Anh giao tiếp quốc tế 1
  6. Tiếng Anh giao tiếp quốc tế 2
  7. Tiếng Anh giao tiếp quốc tế 3
  8. Tiếng Anh giao tiếp quốc tế 4
  9. Chủ nghĩa Xã hội khoa học
  10. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
  11. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  12. Kỹ năng giao tiếp
  13. Tin học MOS 1
  14. Kỹ năng giao tiếp 2
  15. Tin học MOS 2
  16. Pháp luật đại cương
  17. Tư duy sáng tạo
  18. Tâm ký học đại cương
  19. Giáo dục thể chất
  20. Giáo dục quốc phòng

Các môn học chuyên ngành

  1. Lịch sử điện ảnh – truyền hình Việt Nam
  2. Nhiếp ảnh
  3. Lịch sử điện ảnh thế giới
  4. Nghệ thuật quay phim
  5. Phân tích tắc phẩm phim
  6. kỹ thuật quay phim
  7. Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam
  8. Âm thanh
  9. Lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới
  10. Nhạc phim
  11. Quy trình công nghệ sản xuất
  12. Lịch sử văn học Việt Nam
  13. Lịch sử văn học Thế giới
  14. Nghiệp vụ đạo diễn 1
  15. Nghiệp vụ đạo diễn 7
  16. Nghiệp vụ đạo diễn 2
  17. Nghiệp vụ diễn xuất 1
  18. Nghiệp vụ đạo diễn 3
  19. Nghiệp vụ diễn xuất 2
  20. Nghiệp vụ đạo diễn 4
  21. Nghiệp vụ dựng phim
  22. Nghiệp vụ đạo diễn 5
  23. Nghiệp vụ biên kịch. Kịch bản phim điện ảnh và truyền hình
  24. Nghiệp vụ đạo diễn 6
  25. Nghiệp vụ thiết kế mỹ thuật – hóa trang – phục trang – đạo cụ
  26. Thực tập nghề
  27. Làm phim tốt nghiệp 2
  28. Làm phim tốt nghiệp 1

Trên đây là những thông tin về ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình là gì, học những môn nào và cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close