Ngành đào tạo

Ngành Địa lý học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Địa lý học là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!

Ngành Địa lý học là gì?

  • Ngành đào tạo: ĐỊA LÝ HỌC (Geography)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Địa lý học (tiếng Anh là Geography) là khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, lãnh thổ, dân cư và các hiện tượng tự nhiên trong và ngoài trái đất. Theo học ngành Địa lý học, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về những bí ẩn lý thú xung quanh đời sống con người, được trang bị các kiến thức về văn hóa, lịch sử và nền kinh tế của các quốc gia. Không chỉ vậy, rèn luyện kỹ năng thực hành về các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành cũng là một trong những ích lợi mà sinh viên có thể nhận được trong quá trình theo học ngành Địa lý học.


Ngành Địa lý học là gì?
Ảnh minh họa – Ngành Địa lý học là gì?

Mục tiêu đào tạo ngành Địa lý học

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Địa lý học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, nắm vững tri thức lý luận và thực tiễn của địa lý kinh tế xã hội và nhân văn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Địa lý học đầu tiên chính là trang bị cho sinh viên tri thức về quy luật thành tạo, phân bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm và sự phân hoá lãnh thổ của các ngành kinh tế, kinh tế vùng và tổ chức lãnh thổ sản xuất

Truyền đạt và rèn luyện kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành.


Các cử nhân địa lý học có năng lực nghiên cứu khoa học, có thể giảng dạy địa lý ở bậc Đại học, Cao đẳng và Trung học Phổ thông (khi được bổ sung thêm kiến thức về sư phạm). Ngoài nghiên cứu và giảng dạy, các cử nhân Địa lý học có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.

Những tố chất khi học ngành Địa lý học

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Địa lý học. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất khi học sau:

  • Đam mê tìm hiểu, khám phá những quy luật của tự nhiên;
  • Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học;
  • Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó
  • Có mong muốn chiếm lĩnh tri thức nhân loại
  • Có khả năng về các môn khoa học tự nhiên và xã hội;
  • Có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích tốt

Cơ sở đào tạo ngành Địa lý học

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Địa lý học uy tín hiện nay:


  • Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội
  • Đại học Khoa học Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Khoa học Huế
  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Thủ Dầu Một

Cơ hội việc làm ngành Địa lý học

Cơ hội việc làm ngành Địa lý học vô cùng phong phú, đa dạng. Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu dưới đây nhé!

  • Chuyên viên đánh giá chất lượng môi trường; Nghiên cứu, giảng dạy địa lý ở bậc đại học, cao đẳng và trung học phổ thông
  • Làm việc trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên,…
  • Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch;
  • Hướng dẫn viên du lịch;
  • Quản trị du lịch;
  • Làm việc tại các Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường;
  • Chuyên viên phân vùng kinh tế và quy hoạch vùng;
  • Chuyên viên đánh giá chất lượng môi trường;

Chương trình đào tạo ngành Địa lý học

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ
  7. Giáo dục Thể chất
  8. Giáo dục Quốc phòng
  9. Tin học cơ sở
  10. Đại số tuyến tính và hình học giải tích
  11. Giải tích 1
  12. Giải tích 2
  13. Xác suất – Thống kê
  14. Vật lý đại cương 1
  15. Vật lý đại cương 2
  16. Thực tập Vật lý đại cương
  17. Hóa học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Địa lý tự nhiên đại cương
  2. Kinh tế học phát triển
  3. Địa lý nhân văn
  4. Toán cao cấp
  5. Bản đồ học đại cương
  6. Xác suất – Thống kê
  7. Trắc địa đại cương
  8. Dân số học và địa lý dân cư
  9. Địa lý kinh tế – xã hội thế giới và khu vực
  10. Địa lý Việt Nam
  11. Hệ thông tin địa lý
  12. Địa lý kinh tế vùng Việt Nam
  13. Địa lý tự nhiên thế giới

Trên đây, là những thông tin về ngành Địa lý học là gì?, cơ hội việc làm ngành Địa lý học sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close