Ngành đào tạo

Ngành hóa học là gì? – Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm

Các công việc hiện nay liên quan đến hóa học rất nhiều trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, nhưng các bạn lại chưa biết Hóa học là gồm những ngành nào?, cơ hội việc là sau này sẽ ra sao? thì bài viết này Isinhvien sẽ giúp các bạn tìm hiểu về ngành hóa học này.

Ngành Hóa học là gì?

  • Ngành đào tạo: HOÁ HỌC (Chemistry)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Hóa học (tiếng Anh là Chemistry) – một nhánh của Khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa những thành phần đó. Hóa học còn được gọi là “khoa học trung tâm” vì nó là cầu nối của các ngành khoa học tự nhiên khác như Địa chất học, Vật lý học và Sinh vật học.
Ngành hóa học là gì? - Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm 2
Ảnh minh họa ngành hóa học

Mục tiêu đào tạo của ngành Hóa học.

Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân Hoá học có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt.

Mục tiêu cụ thể: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên (Toán học, Tin học, Vật lý) và các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoá học, các kĩ năng thực hành thực nghiệm cần thiết, phương pháp nghiên cứu và khả năng tư duy sáng tạo trong nghề nghiệp.


Sau khi hoàn thành chương trình học tập, sinh viên có thể đảm đương công tác giảng dạy Hoá học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông, hoặc làm công tác nghiên cứu tại các viện, trung tâm, các doanh nghiệp hoặc tiếp tục học tập ở các trình độ cao hơn.

Những tố chất cần có để học ngành Hóa học

Để có thể theo ngành Hóa học thì sinh viên cần một số tố chất sau:

  • Học giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Hóa.
  • Tư duy thông minh và tư duy logic.
  • Chăm chỉ, cẩn thận và coi trọng sự chính xác.
  • Có khả năng hợp tác và làm việc nhóm.
  • Có trình độ ngoại ngữ.
  • Chịu được áp lực công việc lớn.

Học ngành Hóa học ra trường làm nghề gì?

Những người có chuyên môn ngành hóa học có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như:

  • Chuyên viên phát triển sản phẩm.
  • Chuyên viên kiểm định chất lượng sản phẩm.
  • Nhà nghiên cứu vật liệu.
  • Cố vấn khoa học.
  • Nhà quản lý chất lượng sản phẩm.
  • Kỹ sư hóa học.
  • Giảng viên bộ môn công nghệ hóa học.

Các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên hóa học cao nhất bao gồm:


  • Y tế, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe.
  • Công nghệ thực phẩm.
  • Vật liệu xây dựng.
  • Vật liệu công nghệ cao (vi mạch, màn hình OLED, LED,…)
  • Nguyên liệu cho công nghiệp điện tử.
  • Nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…)
  • Sản xuất hàng tiêu dùng.
  • Năng lượng.
  • Mỹ phẩm, hóa dược.
  • Môi trường (xử lý chất thải, khí thải,…).
  • Thời trang (dệt, nhuộm,…).

Chương trình đào tạo của ngành Hóa học

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin.
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin.
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
  6. Ngoại ngữ.
  7. Giáo dục Thể chất.
  8. Giáo dục Quốc phòng.
  9. Tin học cơ sở.
  10. Đại số và hình giải tích.
  11. Giải tích 1.
  12. Giải tích 2.
  13. Phương trình vi phân.
  14. Xác suất – Thống kê.
  15. Vật lý đại cương 1.
  16. Vật lý đại cương 2.
  17. Thực tập Vật lý đại cương.

Môn học chuyên ngành

  1. Hoá học đại cương 1: Học phần bao gồm 3 phần:
    Phần 1: Trình bày cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, các khái niệm cơ bản về nguyên tử, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cấu trúc lớp vỏ electron và sự biến thiên tuần hoàn các tính chất các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
    Phần 2: Trình bày cấu tạo phân tử và liên kết hoá học trên cơ sở các phương pháp lượng tử (VB, MO, HMO). Khảo sát mối quan hệ liên kết hoá học và tính chất phân tử. Đại cương về phổ phân tử. Các loại phổ phân tử.
    Phần 3: Hệ ngưng tụ. Mối quan hệ liên kết, cấu trúc và tính chất hệ ngưng tụ.
  2. Hoá học đại cương 2: Nghiên cứu các quy luật điều khiển các quá trình hoá học: nhiệt động học hoá học, động hoá học, điện hoá học. Xét các thông số nhiệt động, nội năng, entanpi, entropi, thế đẳng áp, đẳng nhiệt, khả năng và chiều hướng mức độ diễn ra quá trình hoá học.
  3. Thực tập Hoá học đại cương: Chương trình thực tập đi kèm với chương trình lý thuyết, nhằm minh hoạ một cách định lượng bằng thực nghiệm các kiến thức được đưa ra trong môn hoá học đại cương.
  4. Hoá học vô cơ: Học phần giới thiệu cấu tạo, thành phần và tính chất của tất cả các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn và các hợp chất của chúng.
  5. Hoá học hữu cơ 1: Khái niệm về hoá hữu cơ, phân loại, tinh chế hợp chất hữu cơ, các phương pháp vật lý và hoá học khảo sát hợp chất hữu cơ.
  6. Hoá học hữu cơ 2: Hợp chất cacbonyl: anđehit và xeton. Đặc điểm của nhóm cacbonyl, điều chế, hóa tính. Cơ chế phản ứng cộng nucleophin, quy tắc Cram. Hợp chất policacbonyl, hợp chất cacbonyl không no. Oxim. Axit cacboxylic no và thơm. Axit đicacboxylic no và thơm, axit cacboxylic không no. Este, halogenua axit, anhiđit axit, amit, nitrin. Dẫn xuất của axit cacbonic. Chức chứa một nguyên tử nitơ: hợp chất nitro, hợp chất nitrozo, amin. Chức chứa hai nguyên tử nitơ: muối arenđiazoni, hợp chất azo, phẩm mầu azo. Hợp chất tạp chức: halogenaxit, hidroxiaxit, lacton, anđehitaxit, xetoaxit. Aminoaxit: cấu tạo, hoá lập thể, điều chế, tính chất. Peptit. Protein. Gluxit: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit. Hợp chất dị vòng: dị vòng 5 cạnh, dị vòng 6 cạnh (piridin, pirimidin, purin, axit nucleic), Ancaloit.
  7. Hoá học phân tích 1: Cung cấp một số khái niệm cơ bản và các định luật được ứng dụng trong hoá học phân tích, xem xét cân bằng axit-bazơ, cân bằng axit và bazơ trong dung môi khác nước, cân bằng oxi hoá khử.
  8. Hoá học phân tích 2: Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ phân tử, Phương pháp hấp thụ nguyên tử, phương pháp đo phát xạ nguyên tử, phương pháp phân tích cực phổ và von-ampe, nguyên tắc phương pháp phân tích sắc ký
  9. Hoá lý 1: Giới thiệu nội dung các nguyên lí của nhiệt động học và ứng dụng các nguyên lí.
  10. Hoá lý 2: Bao gồm các kiến thức về động hoá học – xúc tác và điện hoá học.
  11. Hoá học các hợp chất cao phân tử: Khái niệm chung về các hợp chất cao phân tử.
    Cơ chế và động học phản ứng trùng hợp gốc, phản ứng đồng trùng hợp gốc. Ảnh hưởng của cấu tạo monome đến quá trình trùng hợp gốc và đồng trùng hợp. Phản ứng trùng hợp dưới tác dụng các hệ xúc tác.Các quá trình trùng ngưng cân bằng và không cân bằng.
    Các phản ứng hoá học xẩy ra trong phân tử polime.
    Dung dịch polime, tính chất cơ lý của polime.
  12. Cơ sở hoá lượng tử: Hoá học lượng tử là áp dụng cơ học lượng tử vào nghiên cứu cấu trúc hoá học. Đây cũng là môn học cơ sở của hoá học hiện đại.

Trên đây là một số thông tin về về ngành Hóa học mà Isinhvien chia sẻ đến bạn. Hy vọng các bạn và quý phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành học này. Nếu thấy bài viết hữu ích các bạn hãy like và share để mọi người cùng biết nhé!


Để xem thêm các ngành nghề khác của các trường đại học các bạn kích vào đường link Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close