Ngành đào tạo

Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Ra trường làm gì? Mức lương thế nào?

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Mức lương thế nào?,… Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà các bạn rất thắc mắc phải không nào? Nắm bắt được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày tất tần tật những thông tin liên quan đến ngành kinh doanh quốc tế để bạn có cái nhìn tổng quan hơn nhé!

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

  • Ngành đào tạo: KINH DOANH QUỐC TẾ
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Mã ngành: 7340120

Kinh doanh quốc tế được định nghĩa là toàn bộ hoạt động giao dịch trong kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân hoặc tập thể trong một tổ chức kinh tế. Ngành kinh doanh quốc tế còn được hiểu là cuộc giao dịch giữa nước này với nước khác, nó là một lĩnh vực năng động mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, chiến lược đa quốc gia.

Theo học ngành kinh doanh quốc tế sinh viên sẽ được trang bị về kiến thức, kỹ năng và tiếp cận được các môn học bổ ích như: kinh doanh quốc tế, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, rủi ro bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế.


Bên cạnh đó, chuyên ngành kinh doanh quốc tế cũng giúp sinh viên tạo được nền tảng về quản trị kinh doanh, tổng hợp các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá , tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,…

Ngành kinh doanh quốc tế là gì?
Ảnh minh họa

Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào? Khối thi ra sao?

STTKhu vực Miền BắcKhu vực miền Nam
1Đại học Kinh Tế Quốc Dân (NEU)
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07
Đại học Kinh Tế – Luật (TP.HCM) – UEL
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07
2Đại học Kinh Tế (UEH – ĐHQG) – Hà Nội
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A00, A04, A09, D01
Đại học Kinh Tế (UEH – ĐHQG) – TP.HCM
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07
3Đại Học Ngoại Thương – Hà Nội
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07
Đại Học Ngoại Thương – TP.HCM
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
4Học viện Tài Chính – Học viện Ngân Hàng Hà Nội
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07
Đại Học Tài Chính – Marketing (UFM)
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A01, D01, C01, D96
5Đại Học Thương Mại Hà Nội
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A00, A01, D01
Đại Học Công Nghiệp TP-HCM (IUH)
Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế
Khối xét tuyển: A01, D01, C01, D96
Bảng mô tả chi tiết

Chương trình đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế

Chương trình đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế cũng tương tự như các ngành khác sẽ gồm hai phần: Các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.


Môn học đại cương

1. Triết học Mác Lê

2. Kinh tế chính trị Mác Lê

3. Chủ nghĩa khoa học – xã hội

4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh

6. Tiếng anh chuyên ngành

7. Năng lực số ứng dụng

8. Pháp luật đại cương

9. Toán kinh tế

10. Kinh tế (vi mô, vĩ mô)

11. Luật kinh tế

12. Giao tiếp trong kinh doanh

13. Quốc phòng – an ninh

Môn học chuyên ngành

1. Hệ thống quản lý thông tin

2. Tài chính – tiền tệ

3. Kinh tế quốc tế

4. Tài chính quốc tế

5. Thống kê kinh doanh

6. Nguyên lí kế toán


7. Marketing

8. Tài chính doanh nghiệp

9. Quản trị doanh nghiệp

10. Quản trị rủi ro ngoại hối trong kinh doanh quốc tế

11. Chính sách thương mại quốc tế

12. Môi trường kinh doanh quốc tế

13. Chiến lược kinh doanh quốc tế

14. Đầu tư quốc tế

15. Thuế

16. Kinh tế lượng

17. Ngân hàng thương mại

18. Thương mại điện tử

19. Giao dịch thương mại quốc tế

20. Chúng từ và thực hành xuất-nhập khẩu

21. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế

22. Logitics và vận tải quốc tế

23. Thanh toán quốc tế

24. Chính sách và nghiệp vụ hải quan

25. Quản trị dự án đầu tư quốc tế

26. Tài trợ quốc tế


27. Bảo hiểm rủi ro tròn kinh doanh quốc tế

28. Marketing trong kinh doanh quốc tế

29. Chuỗi cung ứng toàn cầu

Học kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?

Với sự phát triển và mở rộng của thị trường kinh tế hiện nay, Việt Nam đã và đang đón nhận rất nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài vào trong nước. Cùng với đó, với kế hoạch mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, cả doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng những cử nhân kinh doanh quốc tế. Nhân sự ngành này có rất nhiều lựa chọn về việc làm, đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau ở các công ty và tập đoàn kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước.

Khi bạn lựa chọn ngành kinh doanh quốc tế để làm hành trang kiến thức cho tương lai thì bạn sẽ có nhiều cơ hội rộng mở, cũng như nhiều cơ hội công việc hấp dẫn như:

  • Trợ lý kinh doanh quốc tế: Đây là một công việc khá hấp dẫn với các bạn sinh viên năm 3 và chuẩn bị đi thực tập. Công việc này phù hợp hầu hết với các sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản của ngành kinh doanh quốc tế. Dù bạn muốn trở thành chuyên viên hay trưởng phòng kinh doanh quốc tế cũng cần bắt đầu tích lũy kinh nghiệm từ những công việc nhỏ như thế này.
  • Chuyên viên kinh doanh quốc tế: Khi đã có kinh nghiệm, ứng viên có thể thử sức với các vị trí như nhân viên hoặc chuyên viên kinh doanh quốc tế. Điều kiện cơ bản là bạn phải có kiến thức ở mảng kinh doanh và kỹ năng kinh doanh, ngoài ra thành thạo ngoại ngữ.
  • Giám đốc kinh doanh quốc tế: Giám đốc kinh doanh quốc tế là người đứng đầu bộ phận kinh doanh quốc tế và thuộc hàng ngũ lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, công ty. Tuy không có mức lương cố định song thu nhập của vị trí này rất lớn, ngoài lương hành chính còn có thể tính cả phần trăm cổ phần. Tuy nhiên, vị trí càng cao thì đòi hỏi bạn càng nhiều tố chất. Dù vậy, đây cũng là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người làm trong ngành này.
  • Trưởng phòng kinh doanh quốc tế: Đối với công việc này cần úng viên có nhiều kinh nghiệm hơn từ 5 – 7 kinh nghiệm, ngoài ra bạn cũng có thể ứng tuyển vị trí trưởng phòng quản lý bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Kỹ năng cần thiết của ngành kinh doanh quốc tế

Để trở thành một “ứng viên kinh doanh quốc tế” tiềm năng và phù hợp với mọi tiêu chí của một công ty/doanh nghiệp bạn cần có một số kỹ năng như sau:


  • Giao tiếp.
  • Tiếng anh giao tiếp
  • Đàm phán.
  • Lập kế hoạch, hoạch định chiến lược.
  • Quản trị, lãnh đạo.
  • Làm việc nhóm.
  • Làm việc độc lập.
  • Quản lý tài chính.
  • Ủy thác.

Mức lương hấp dẫn của ngành kinh doanh quốc tế

Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế khá hấp dẫn như một cử nhân kinh doanh quốc tế có thể dao động từ 30.000 – 70.000 USD/năm tùy với trì và tính chất công việc sẽ sở hữu mức lương khác nhau.

Nếu tính theo kinh nghiệm làm việc thì khởi điểm sinh viên mới ra trường có thể nhận được mức lương từ 8 – 10 triệu đồng cho các vị trí công việc trợ lý, thực tập. Khi đã tích lũy được kinh nghiệm từ 1 – 2 năm làm việc thì mức lương có thể tăng lên đến trên dưới 20 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm cao hơn thì có thể nhận được mức lương từ 20 – 40 triệu đồng/tháng. 

Ngoài ra, các ứng viên tiềm năng của ngành kinh doanh quốc tế còn có thể hưởng thêm các khoản hoa hồng theo doanh số hay tiền thưởng doanh thu ngoài khoản tiền lương cơ bản nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Càng thăng tiến cao trong công việc thì mức thu nhập cũng sẽ càng được tăng cao. 


Trên đây, là những thông tin chi tiết về ngành kinh doanh quốc tế là gì, chương trình đào tạo ra sao và cơ hội việc làm khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Hãy nhớ theo dõi và cập nhật những bài viết về ngành học của Isinhvien, bạn nhé!

Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close