Đọc báo

Ngành kỹ thuật Ceramic là gì? – Học gì? – Làm gì?

Kỹ thuật ceramic hay thường gọi là Gốm là một ngành tuy "cũ mà mới" hiện nay Ceramic là một trong những vật liệu được nhắc đến khá nhiều trong xây dựng. Thế kỹ thuật ceramic cần học gì và sau này ra trường sẽ làm gì. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành học này nhé!

Ngành Kỹ thuật Ceramic là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT CERAMIC (Ceramics Materials Engineering)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 5 năm
  • Ceramic là tính từ chỉ nghề làm đồ gốm. Hiện nay, nó được ứng dụng trong rất nhiều chuyên ngành như: cơ – điện tử, hóa học và vật liệu, điện, điện tử và viễn thông, địa chất…và đặc biệt là trong ngành xây dựng.
Ảnh minh họa sử dụng kỹ thuật ceramic
Ảnh minh họa sử dụng kỹ thuật ceramic

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Ceramic (bao gồm các vật liệu gốm sứ, vật liệu chịu lửa, thủy tinh và xi măng) nhằm trang bị cho người tốt nghiệp kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức kỹ thuật chuyên môn vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp thành thạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Kỹ thuật Ceramic, có chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội.


Mục tiêu cụ thể: Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Ceramic có khả năng tham gia xây dựng dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành dây chuyền sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp gốm sứ, vật liệu chịu lửa, thủy tinh và xi măng trong vị trí công việc của kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành, quản lý sản xuất, hoặc giảng dạy, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực vật liệu vô cơ – silicát (gốm sứ, vật liệu chịu lửa, thủy tinh và xi măng).

Ngành Kỹ thuật Ceramic cần những tố chất gì?

Đây là một ngành học không yêu cầu có quá nhiều tố chất để trở thành một người kỹ sư giỏi nhưng vẫn cần có một vài tố chất để trở thành kỹ sư Ceramic giỏi như:

  • Nhanh nhẹn, tư duy nhạy bén, bình tĩnh.
  • Có tư duy logic, phân tích, tổng hợp, có sự sáng tạo, tìm tòi.
  • Cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, tính tự giác và trung thực trong công việc.
  • Yêu thích sự tìm tòi, khám phá, biết phân tích tư duy tổng hợp, có tính logic cao.

Học ngành kỹ thuật Ceramic ra trường làm gì?

Ngành kỹ thuật Ceramic hiện nay được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực vì sự cứng rắn của nó, Với những ưu điểm vượt trội về độ cứng, độ bền, khả năng chịu nhiệt và có tỷ trọng thấp, Ceramic ngày càng được lựa chọn nhiều và được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực cuộc sống đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, (gạch Ceramic, kính chống vỡ phủ Ceramic cho các tòa nhà…)  đồ gia dụng (kính Ceramic dùng trong bếp từ, bếp ga âm….)


Mức lương trung bình của các sinh viên mới ra trường từ 6- 8 triệu/ tháng. Nhưng mức lương này có thể cao hơn 15 triêu/ tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng giao tiếp mà có thể tăng mức lương lên cao hơn.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật Ceramic

Môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  4. Ngoại ngữ cơ bản
  5. Giáo dục Thể chất
  6. Giáo dục Quốc phòng
  7. Đại số 
  8. Giải tích 1
  9. Giải tích 2
  10. Vật lý 1
  11. Vật lý 2
  12. Hóa học đại cương 
  13. Tin học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Hóa lý 1
  2. Hóa lý 2
  3. Hóa vô cơ
  4. Hóa Hữu cơ
  5. Hóa phân tích
  6. Quá trình – Thiết bị công nghệ hóa học 1
  7. Quá trình – Thiết bị công nghệ hóa học 2
  8. Đồ án quá trình thiết bị công nghệ hóa học
  9. Kỹ thuật điện
  10. Cơ ứng dụng
  11. Cơ sở tự động hóa
  12. Các phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu vô cơ – Silicat
  13. Hình học họa hình
  14. Vẽ kỹ thuật
  15. Vật liệu học đại cương
  16. Hóa lý vô cơ – Silicat
  17. Thiết bị công nghiệp vật liệu Silicat
  18. Công nghệ gốm sứ
  19. Công nghệ vật liệu chịu lửa
  20. Công nghệ thủy tinh
  21. Công nghệ xi măng
  22. Thí nghiệm chuyên ngành
  23. Thực tập đồ án
  24. Thực tập kỹ thuật
  25. Thực tập tốt nghiệp
  26. Đồ án môn học
  27. Đồ án tốt nghiệp

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành kỹ thuật Cermic. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành kỹ thuật Ceramic. Nhớ Like Share để mọi người cùng biêt đến nhé.


Vẫn còn rất nhiều ngành nghề được đào tạo ở các trường đại học, các bạn tham khảo ở đường link Danh sách các ngành nghề hệ đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay! Chúc các bạn tìm được ngành nghề mình mong muốn

Back to top button
Close