Ngành đào tạo

Ngành Kỹ thuật y học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Kỹ thuật y học nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Kỹ thuật y học để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Kỹ thuật y học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
Ngành Kỹ thuật y học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?

Ngành Kỹ thuật y học là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT Y HỌC
  • Tên tiếng Anh: Medical technology
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Y dược
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Kĩ thuật y học hiện đang là một lĩnh vực nổi bật thu hút được đông đảo sự quan tâm của giới trẻ. Với xu hướng khoa học công nghệ không ngừng phát triển như ngày nay, chuyên ngành này được đào tạo nhằm đáp ứng mục đích chăm sóc cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe con người. Có thể nói, Kĩ thuật y học đã và đang lấp đầy khoảng trống còn thiếu giữa kỹ thuật máy móc và y dược học. Sự ra đời của chuyên ngành này giúp con người giải quyết được nhiều vấn đề còn vướng mắc về phương pháp và kỹ thuật mà trước nay ngành y học chưa thể chạm đến. Nhờ vậy mà chúng ta có thể nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe, bao gồm công tác chuẩn đoán, theo dõi và điều trị.


Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật y học

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật y học có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành Kỹ thuật y học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật y học là trang bị cho sinh viên:

Về kỹ năng:

  • Thực hiện được các kỹ thuật thông thường và các kỹ thuật X-Quang có dùng thuốc cản quang.
  • Phân tích được chất lượng kỹ thuật phim chụp và các biểu hiện bất thường trên phim.
  • Thực hiện được các kỹ thuật chụp cắt lớp trên máy chụp cắt lớp điện toán và cộng hưởng từ.
  • Phối hợp cùng bác sĩ thực hiện các kỹ thuật X-quang mạch máu và các kỹ thuật hình ảnh can thiệp.
  • Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản trong y học hạt nhân.
  • Tham gia tổ chức và quản lý được một khoa chuẩn đoán hình ảnh theo quy định.
  • Tham gia truyền thông và giáo dục sức khỏe cộng đồng.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau.
  • Tham gia đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Về kiến thức:


  • Có đủ kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, nguyên lý kỹ thuật- công nghệ và kiến thức chuyên môn ngành học để giải quyết độc lập, sáng tạo các vấn đề thuộc ngành Kỹ thuật y học;
  • Hiểu biết các nguyên lý, qui tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại trang thiết bị thuộc ngành Kỹ thuật y học;
  • Có kiến thức về phương pháp luận khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học;
  • Hiểu biết về pháp luật và chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Về thái độ:

  • Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;
  • Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
  • Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập vươn lên.

Các khối thi xét tuyển ngành Kỹ thuật y học

Ngành Kỹ thuật y học thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:


  • Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối B08 (Toán, Anh, Sinh)
  • Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Những tố chất khi học ngành Kỹ thuật y học

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kỹ thuật y học. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
  • Có khả năng hoạt động nhóm để chế tạo, gia công, phát triển những thiết bị kỹ thuật y tế mới.
  • Có định hướng phụ vụ con người và xã hội.
  • Khả năng ứng dụng thực tiễn một cách linh hoạt, hiệu quả.

Cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật y học

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật y học uy tín hiện nay:

  • Trường ĐH Y (ĐH Huế)
  • Trường ĐH Y Dược TP.HCM

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật y học

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật y học có thể thực hiện các công việc sau:


  • Làm việc trong các công ty thiết kế, sản xuất và cung cấp thiết bị y tế cho bệnh viện
  • Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về y sinh học
  • Chuyên viên tư vấn và phân phối các trang thiết bị y tế cho công ty, doanh nghiệp
  • Làm việc cho các hãng thiết bị y tế nước ngoài
  • Giảng viên đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng
Ngành Kỹ thuật y học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật y học

Mức lương ngành Kỹ thuật y học

Dưới đây là mức thu nhập ngành Kỹ thuật y học mà Isinhvien đã tổng hợp được:

  • Với sinh viên mới tốt nghiệp, thu nhập khởi điểm tầm 8-10 triệu đồng/tháng.
  • Nếu có kinh nghiệm vài năm, chuyên môn cứng, thu nhập bình quân 15  triệu đồng/tháng.
  • Những người làm việc ở các công ty đa quốc gia, giỏi tiếng Anh, thu nhập tầm 25-30 triệu đồng/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật y học

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.


Các môn học đại cương

  1. Giáo dục thể chất 1, 2, 3
  2. Quốc phòng an ninh 1, 2, 3, 4
  3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 1, 2
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
  6. Ngoại ngữ 1, 2, 3, 4
  7. Tin học đại cương
  8. Xác suất thống kê
  9. Lý sinh
  10. Hóa học
  11. Sinh học và di truyền
  12. Tâm lý Y học – Đạo đức Y học

Các môn học chuyên ngành

  1. Giải phẫu
  2. Sinh lý
  3. Giải phẫu bệnh
  4. Sinh lý bệnh – Miễn dịch
  5. Hóa sinh
  6. Dược lý
  7. Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu
  8. Bệnh học Nội khoa
  9. Bệnh học Ngoại khoa
  10. Sức khỏe môi trường
  11. Dịch tễ học và Các bệnh truyền nhiễm
  12. Tổ chức y tế – Chương trình y tế – Giáo dục sức khỏe
  13. Nguyên lý các phương pháp tạo ảnh y học
  14. Giải phẫu X-quang thường quy
  15. Kỹ thuật chụp X-quang thông thường
  16. Kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt 1
  17. Kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt 2
  18. Các kỹ thuật ghi nhận và lưu giữ hình ảnh
  19. Giải phẫu hình ảnh cắt lớp
  20. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính 1
  21. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính 2
  22. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ 1
  23. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ 2
  24. Y học hạt nhân và xạ trị
  25. An toàn bức xạ
  26. Kỹ thuật siêu âm
  27. Bảo quản máy
  28. Triệu chứng học hình ảnh
  29. Tổ chức và quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh
  30. Can thiệp mạch máu
  31. Thực hành bệnh viện 1
  32. Thực hành bệnh viện 2
  33. Thực hành bệnh viện 3
  34. Thực hành bệnh viện 4

Trên đây, là những thông tin về ngành Kỹ thuật y học, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật y học sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành Y Dược


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close