Ngành đào tạo

Ngành Tâm lý học là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm

Ngành tâm lý học là gì? Có lẽ là một câu hỏi được khá nhiều bạn trẻ quan tâm tới. Bởi ngành Tâm lý học là một ngành học vô cùng thú vị bởi nó liên quan đến tâm lý của con người. Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về ngành học này nhé.

Ngành Tâm lý học là gì?

  • Ngành đào tạo: TÂM LÝ HỌC (Psychology)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Tâm lý học là nghiên cứu khoa học về tâm trí và hành vi. Các nhà tâm lý học tích cực tham gia vào việc nghiên cứu và hiểu các quá trình tâm thần, chức năng não và hành vi. Lĩnh vực tâm lý học được coi là “Khoa học trung tâm” có mối liên hệ chặt chẽ với khoa học y tế, khoa học xã hội và giáo dục.

Ngành Tâm lý học là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm 2
Ảnh minh họa – Ngành Tâm lý học là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Tâm lý học

Một trong những mục tiêu đào tạo của ngành Tâm lý học chính là trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, kiến thức ngành và những kỹ năng nền tảng trong thực hành tâm lý, giúp sinh viên có phương pháp tư duy khoa học, có phẩm chất đạo đức, có năng lực ứng dụng kiến thức tâm lý vào thực tiễn xã hội. 


Không chỉ vậy, mục tiêu đào tạo của ngành Tâm lý học còn giúp người học nắm bắt được kiến thức cơ bản và hiểu các khái niệm chính, quan điểm lý thuyết, bối cảnh lịch sử và những khám phá trong nghiên cứu thực tiễn để thảo luận về cách áp dụng các nguyên tắc tâm lý cho các vấn đề hành vi. 

Ngoài ra, sinh viên được làm quen với các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong tâm lý học, đồng thời có thể hiểu, tự ý thức, thực hiện và chịu trách nhiệm về những hành vi đạo đức nghề nghiệp của mình. Sinh viên hoàn thành chương trình cử nhân có thể tuân thủ các giá trị nghề nghiệp và phát triển các hành vi có trách nhiệm về mặt đạo đức. Người học thể hiện được thái độ tích cực, chủ động trong quá trình học tập, và sẵn sàng tham gia vào nghề nghiệp trong tương lai.

Những tố chất khi học ngành Tâm lý học

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã biết được ngành Tâm lý học là gì? cũng như như mục tiêu đào tạo của ngành Tâm lý học. Để có thể học tốt thì bạn cần chuẩn bị cho mình những tố chất khi học ngành Tâm lý học như sau:


  • Linh động, biến hóa trong mọi tình huống
  • Thích khám phá, nghiên cứu thế giới nội tâm
  • Cởi mở, kiên nhẫn, hòa nhã
  • Chịu được áp lực cao trong công việc
  • Có năng khiếu giao tiếp, thuyết phục
  • Ham học hỏi, đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý

Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học

Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học vô cùng đa dạng. Sau khi hoàn thành chương trình học, bạn có thể công tác tại một số đơn vị như sau:

  • Làm giáo viên, giảng viên giảng dạy Tâm lí học trong các cơ sở đào tạo
  • Làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện Tâm lí học, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Tâm lí học, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước
  • Làm tư vấn viên, cán bộ trị liệu trong các công ty, trung tâm làm dịch vụ tư vấn tâm lí…
  • Làm nhân viên phòng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (Nhân sự; Phòng Marketing; Thiết kế quảng cáo, Nghiên cứu thị trường…)
  • Làm cán bộ trị liệu tâm lí cho trẻ em và người lớn trong các bệnh viện, trung tâm y tế…
  • Làm cán bộ Đoàn, Đảng, cán bộ tuyên giáo trong các tổ chức đoàn thể, chính quyền ở các địa phương trong cả nước.

Chương trình đào tạo của ngành Tâm lý học

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác Lênin 
  2. Kinh tế chính trị Mác Lênin 
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 
  6. Thống kê cho khoa học xã hội 
  7. Môi trường và phát triển 
  8. Nhân học đại cương 
  9. Cơ sở văn hóa Việt Nam 
  10. Logic học đại cương 
  11. Xã hội học đại cương
  12. Pháp luật đại cương 
  13. Lịch sử văn minh thế giới
  14. Thực hành văn bản tiếng Việt 
  15. Kinh tế học đại cương 
  16. Tôn giáo học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao 
  2. Tâm lý học đại cương 
  3. Tâm lý học thần kinh 
  4. Lịch sử Tâm lý học 
  5. Tâm lý học nhân cách
  6. Tâm lý học phát triển 
  7. Tâm lý học nhận thức 
  8. Tâm lý học xã hội 
  9. Tiếng Anh chuyên ngành 
  10. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học I 
  11. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học II 
  12. Thống kê ứng dụng trong Tâm lý học 
  13. Đánh giá tâm lý 
  14. Tâm bệnh học 
  15. Tâm lý học gia đình
  16. Tâm lý học tôn giáo 
  17. Tâm lý học sức khỏe 
  18. Tâm lý học giới tính 
  19. Tâm lý học pháp lý

Trên đây, là những thông tin về ngành Tâm lý học. Với những thông tin trên, Isinhvien mong rằng sẽ giúp được các bạn có cái nhìn tổng quát về ngành Tâm lý học. Bạn có thể tham khảo các ngành học khác tại đây. Isinhvien cảm ơn và chúc bạn học thật tốt.


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close