Ngành đào tạo

Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?

Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Học môn gì? Ra trường làm công việc gì? Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà các bạn đang thắc mắc đúng không nào? Nắm bắt được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ giải thích tất tần tật thông tin về ngành học truyền thông đa phương tiện để bạn có cái nhìn bao quát hơn về ngành học đang “hot” này nhé!

Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

  • Ngành đạo tạo: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
  • Tên tiếng anh: Multimedia Communications
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Mã ngành: 7320104

Ngành truyền thông đa phương tiện (hay còn gọi là công nghệ đa phương tiện) là ngành đào tạo sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin,…), giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình…), y học (mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa…), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan…) và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.


Ngành truyền thông đa phương tiện đang là ngành có mật độ tăng trưởng khá cao và tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cao. Việc làm không chỉ trong nước mà mở rộng ra cả quốc tế trong một thế giới phẳng. Mọi tổ chức bao gồm từ chính phủ tới các đơn vị kinh doanh đều cần sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả trong thế giới tràn ngập về thông tin.

Ngành truyền thông đa phương tiện là gì?
Truyền thông đa phương tiện là gì?

Mục tiêu đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện

Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể viết các ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.


Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện uy tín, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí; kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng,… để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

Cơ hội việc làm ngành Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện là ngành học có xu hướng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, phạm vi công việc của nhóm ngành này rất đa dạng với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh để đáp ứng mô tuýt của một số công việc như


  • Chuyên viên, chuyên gia  làm việc về marketing, truyền thông trong các tổ chức, công ty
  • Chuyên viên, chuyên gia làm việc trong các công ty tư vấn truyền thông, quảng cáo, marketing, phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng.
  • Người làm việc trong lĩnh vực KOL, Blogger, phát triển nội dung số trên các nền tảng, quản lý các Group, Fanpage, các kênh truyền thông mạng xã hội.   
  • Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản).
  • Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim).
  • Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR).
  • Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website).
  • Thiết kế đồ họa, mô phỏng các ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
  • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.

Các trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện? Thi khối nào?

STTKhu vực cả nước
1Học viên Báo chí và tuyên truyền
Ngành đào tạo: Truyền thông đa phương tiện
Khối xét tuyển: D01, R22, A16, C15
2Học viện công nghệ viễn thông bưu chính
Ngành đạo tạo: Truyền thông đa phương tiện
Khối xét tuyển: D01, R22, A16, C15
3Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU)
Ngành đạo tạo: Truyền thông đa phương tiện
Khối xét tuyển: D01, R22, A16, C15
4Đại học FPT (TP – HCM)
Ngành đào tạo: Quản trị truyền thông đa phương tiện
Khối xét tuyển: D01, R22, A16, C15
5Đại học Công Nghệ (HUTECH) TP-HCM
Ngành đào tạo: Quản trị truyền thông đa phương tiện
Khối xét tuyển: D01, R22, A16, C15
Bảng mô tả chi tiết

Những tố chất cần thiết với ngành Truyền thông đa phương tiện

  • Khả năng sáng tạo và tổng hợp, không ngại thể hiện ý tưởng qua nhiều hình thức khác nhau như viết, thiết kế hình ảnh, quay dựng video clip
  • Nhạy cảm với tin tức, các sự kiện xung quanh
  • Khả năng thích nghi, không ngại cập nhật các xu hướng mới
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Khả năng ngoại ngữ tốt
  • Khả năng tiếp cận với công nghệ mới
  • Làm việc có kế hoạch
  • Đam mê trải nghiệm và học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.

Cơ hội việc làm với sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện

Là một ngành học mang hơi thở thời đại tân tiến, truyền thông đa phương tiện mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp, hoặc ngay cả khi theo đang học tại Trường. Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện được trang bị kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mức lương hấp dẫn:


  • Chuyên viên truyền thông nội bộ
  • Chuyên viên Truyền thông doanh nghiệp
  • Chuyên viên sáng tạo nội dung
  • Quản trị các kênh truyền thông trực tuyến
  • Biên tập viên quảng cáo
  • Chuyên viên marketing trực tuyến
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Phóng viên
  • Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng
  • Giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo
  • Nghiên cứu, giảng dạy về Truyền thông đa phương tiện tại các cơ sở đào tạo.

Mức lương của ngành Truyền thông đa phương tiện

  • Thiết kế đồ họa: Rất nhiều bạn học ngành truyền thông đa phương tiện với suy nghĩ là học xong ra trường sẽ làm nhân viên thiết kế đồ họa. Ở mức trung bình, vị trí này được trả lương từ 10.000 – 20.000 USD.
  • Biên tập viên (nội dung, báo chí, truyền hình): Thu nhập khoảng 7 – 11 triệu/tháng, lương cao nhất có thể tới 25 triệu/tháng, có sự chênh lệch đáng kể giữa biên tập nội dung website và biên tập viên sản xuất chương trình truyền hình).
  • Nhân viên thiết kế website: Trung bình 8 – 10 triệu/tháng với các bạn ít kinh nghiệm và cao nhất là khoảng 20 – 25 triệu/tháng.
  • Nhân viên/Chuyên viên truyền thông nội bộ: Thu nhập hàng tháng từ 7 – 10 triệu, cao nhất tầm 30 triệu/tháng.
  • Chuyên viên quảng cáo: Lương trung bình của chuyên viên quảng cáo là từ 7 – 12 triệu/tháng, nếu có nhiều năm kinh nghiệm thì thu nhập của bạn có thể đạt mức 20 – 40 triệu/tháng.
  • Nhân viên/Chuyên viên marketing: Lương của vị trí này là từ khoảng 7 – 10 triệu/tháng, cao nhất có thể lên tới 30 triệu/tháng. Bạn sẽ cần học thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để ứng tuyển thành công cũng như làm việc trong vai trò nhân viên, chuyên viên tiếp thị.
  • Giảng viên ngành truyền thông đa phương tiên sẽ có thu nhập của bạn sẽ theo bậc lương của nhà nước và các chế độ cụ thể tại nơi làm việc.

Chương trình đào tạo của ngành Truyền thông đa phương tiện

Chương trình đào tạo của ngành truyền thông đa phương tiện cũng sẽ giống những ngành khác ở môn học đại cương nhưng sẽ có một chút khác biệt ở môn học chuyên ngành như


Môn học đại cương

  1. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  2. Lịch sử văn minh thế giới
  3. Quản trị học
  4. Tâm lý học
  5. Nhập môn công nghệ thông tin
  6. Triết học Mác – Lê
  7. Kinh tế chính trị Mác Lê
  8. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  9. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  10. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
  11. Tiếng anh chuyên ngành

Môn học chuyên ngành

  1. Biên tập tương tác và truyền thông xã hội
  2. Cảm thụ nghệ thuật truyền thông
  3. Công nghệ truyền thông
  4. Công nghệ trình diễn cơ bản
  5. Công nghệ truyền thông mới và thói quen người dùng
  6. Cơ sở pháp lý truyền thông
  7. Đồ án sản xuất dự án tương tác
  8. Đồ án tổng quan hoạt động doanh nghiệp sản xuất truyền thông
  9. giáo dục cảm xúc
  10. Kịch bản phân cảnh
  11. Kinh tế vi mô
  12. Kỹ thuật Audiovisual
  13. Kỹ thuật sản xuất web và tương tác
  14. Marketing căn bản
  15. Nghiệp vụ đạo diễn cơ bản
  16. Quản trị cộng đồng
  17. Quản trị dự án truyền thông
  18. Qui trình sản xuất sản phẩm truyền thông
  19. Tổng quan về truyền thông
  20. Thiết kế nội dung truyền thông
  21. Thiết kế và phát triển kênh truyền thông
  22. Truyền thông giao tiếp chuyên nghiệp.

Trên đây, là những thông tin chi tiết về ngành truyền thông đa phương tiện là gì, chương trình đào tạo, mức lương và những kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu của các bạn khi tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Hãy nhớ theo dõi và cập nhật những bài viết về ngành học của Isinhvien, bạn nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close