Ngành đào tạo

Ngành Vật lý học – Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm

Ngành này có vẽ hơi lạ và cao siêu nhưng trong những năm gần đây, có rất nhiều chuyên ngành riêng trong khối ngành vật lý học này, Vật lý lý thuyết, Khoa học Vật liệu, Công nghệ hạt nhân, v.v . Bài viết này Isinhvien giới thiệu tổng quan về ngành Vật lý học để các bạn có thể hiểu rõ hơn và dễ dàng định hướng cho công việc tương lai của mình.

Ngành Vật lý học là gì?

  • Ngành đào tạo: VẬT LÝ (Physics)
  • Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Thuộc nhóm ngành: Khoa học tự nhiên
  • Vật lý học (tiếng Anh là Physics) là môn khoa học nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Hiểu một cách tổng quát nhất, đó là khoa học nghiên cứu về “vật chất” và “sự tương tác”.
  • Một số chuyên ngành thuộc Vật lý học: Vật lý lý thuyết, Khoa học Vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Vật lý chất rắn,  Vật lý điện tử, Vật lý ứng dụng, Sư phạm Vật lý. Vật lý có quan hệ mật thiết với toán học.
Vật lý học
Ảnh minh họa vật lý học

Mục tiêu đào tạo của ngành Vật lý học.

Chuyên ngành Vật lý lý thuyết: Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức cơ bản về vật lý, toán, điện tử-tin học,… và các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hành và ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.


Chuyên ngành Khoa học Vật liệu: Mục tiêu đào tạo: Đáp ứng sự phát triển của khoa học vật liệu mới, trong đó có khoa học và công nghệ nano được nhà nước xác định là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của đất nước.

Chuyên ngành Công nghệ hạt nhân: Mục tiêu đào tạo: Công nghệ hạt nhân là ngành đào tạo rất cần thiết phù hợp chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển ngành điện hạt nhân hiện nay.

Nhu cầu của đất nước về nhân lực liên quan đến công nghệ hạt nhân là rất lớn. Sinh viên trang bị những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lí hạt nhân trên thế giới, được tham quan và thực tập thực tế tại các cơ sở hạt nhân trong nước.

Chuyên ngành Vật lý chất rắn: Vật lý chất rắn là một ngành trong vật lý học chuyên nghiên cứu các tính chất vật lý của chất rắn.

Từ các mô hình đơn giản rút ra từ các tính chất cơ bản của các vật liệu chính như kim loại, chất bán dẫn điện, chất cách điện, chất có từ tính, chất siêu dẫn,… dưới dạng tinh thể.


Chuyên ngành Vật lý điện tử: Cung cấp các kiến thức cơ bản và cơ sở về điện học, dẫn sóng và phát sóng, điện tử căn bản, kiến trúc máy tính (phần cứng), các công nghệ điện tử và linh kiện.

Chuyên ngành Vật lý ứng dụng: Cung cấp các kiến thức cơ sở về lý thuyết cũng như thực nghiệm về quang học, quang phổ học nguyên tử và phân tử, laser, plasma, kỹ thuật chân không, vật liệu mới (xi mạ, tạo màng kim loại trên các đế vật liệu khác nhau…).

Chuyên ngành Sư phạm Vật lý: Mục tiêu đào tạo: Trang bị cho sinh viên sư phạm Vật lý những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học, kiến thức cơ bản và chuyên sâu về vật lý, về khoa học giáo dục và sư phạm, kỹ năng sử dụng các phương pháp cơ bản, hiện đại giảng dạy Vật lý và công nghệ dạy học.

Những tố chất cần có để học ngành Vật lý học

Để có thể theo ngành Vật lý học thì sinh viên cần một số tố chất sau:


  • Yêu thích và có thiên hướng với môn vật lý.
  • Ham học hỏi, tìm tòi và nâng cao kiến thức.
  • Có khả năng về toán học.
  • Tư duy phân tích, tiếp cận và giải quyết một cách logic.
  • Tính cẩn thận và chính xác, tỉ mỉ.
  • Khả năng làm việc nhóm và chịu được áp lực công việc.

Học ngành Vật lý học ra trường làm nghề gì?

Những người có chuyên môn ngành Vật lý học có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như:

  • Cán bộ kỹ thuật và quản lý ở các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình, các đơn vị tư vấn, thiết kế về điện tử, công nghệ viễn thông như Công ty hạ tầng mạng miền trung, Công ty mạng điện thoại Mobifone, Vinafone, Viettel, Công ty VNPT Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam… Công ty truyền tải điện miền trung.
  • Làm việc tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến Vật lý và điện tử – viễn thông trong và ngoài nước.
  • Chuyên viên tư vấn cho khách hàng tại các công ty điện tử, có khả năng tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về viễn thông.
  • Giảng dạy các học phần thuộc Vật lý và điện tử – viễn thông tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước.
  • Tiếp tục theo học các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ về vật lí, điện tử – viễn thông trong và ngoài nước.

Chương trình đào tạo của ngành Vật lý học

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin.
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội học.
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ
  7. Giáo dục thể chất
  8. Giáo dục quốc phòng
  9. Xác suất – thống kê
  10. Thực hành vật lý đại cương
  11. Đại số 1
  12. Giải tích 1
  13. Đại số 2
  14. Giải tích 2
  15. Giải tích 3
  16. Vật lý nguyên tử
  17. Điện từ học
  18. Hóa đại cương
  19. Cơ học
  20. Nhiệt động học và vật lý phân tử
  21. Quang học
  22. Các phương pháp tính
  23. Tin học cơ sở

Môn học chuyên ngành

  1. Điện động lực học: Học phần trình bày các phương trình cơ bản của trường điện từ như hệ các phương trình Maxwell, phương pháp tính các đại lượng điện từ, đặc biệt là phương pháp thế.
  2. Cơ học lý thuyết: Học phần trang bị cho sinh viên cách thức nghiên cứu một hệ vật lý dưới dạng tổng quát nhất thông qua các khái niệm hệ toạ độ tổng quát, hàm Lagrangian, hệ phương trình mô tả quy luật chuyển động của hệ vật lý (phương trình Lagrange).
  3. Vật lý thống kê: Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức hiện đại của vật lý lý thuyết liên quan đến hệ nhiều hạt.
    Học phần trình bày các hàm phân bố Gibbs, phân bố Maxwell – Boltzmann, phân bố Fermi – Dirac, các áp dụng của phân bố này trong một số lý thuyết: nhiệt dung vật rắn, khí điện tử tự do trong kim loại, bức xạ nhiệt cân bằng. Khảo sát lý thuyết cổ điển về các quá trình không cân bằng.
  4. Vật lý chất rắn: Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về vật rắn tinh thể như: cấu trúc mạng tinh thể, các loại liên kết trong vật rắn, dao động của mạng tinh thể và tính chất nhiệt của vật rắn. v.v
  5. Cơ học lượng tử: Học phần trình bày lý thuyết hiện đại về hệ vi hạt, các quá trình diễn ra trong khoảng cách nhỏ cỡ hạt nhân nguyên tử.
  6. Điện tử học: Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức về các mạch điện tử cơ bản như các mạch tuyến tính, mạch phi tuyến, các mạch khuếch đại, máy phát dao động, mạch logic cơ sở, mạch DC, AC.
  7. Các phương pháp toán lý: Học phần gồm 5 phần: các phương trình toán lý, các hàm đặc biệt, biến đổi Fourier, các biến đổi tích phân, các hàm suy rộng.

Trên đây là một số thông tin về về ngành Vật lý học mà Isinhvien chia sẻ đến bạn. Hy vọng các bạn và quý phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành học này. Nếu thấy bài viết hữu ích các bạn hãy like và share để mọi người cùng biết nhé!


Để xem thêm các ngành nghề khác của các trường đại học các bạn kích vào đường link Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close