Sự thật ‘ớn lạnh’ về nhà vệ sinh thời trung cổ mà bạn không biết
Vào thời Trung cổ, nếu bạn là một người lính thực thi nhiệm vụ công thành theo lệnh của cấp trên và phải lội qua con mương để tiến công thì xin chúc mừng, bạn đang lội qua đống phân người từ nhà vệ sinh xả xuống. Nếu muốn biết sự thật là gì, hãy cùng Isinhvien tìm hiểu nhà vệ sinh thời Trung cổ như thế nào nhé!
Có thể bạn không biết, nhà vệ sinh thời Trung cổ được xây bằng đá khổng lồ chính là tiền thân của kiểu nhà vệ sinh được tách riêng biệt với nhà chính, xây độc lập ở bên ngoài mà bạn hay thấy ngày xưa.
Các nhà vệ sinh này thường nằm trong các hốc tường riêng sát bên ngoài của các pháo đài và chúng không có gì khác ngoài những khe hở dẫn vào nhà vệ sinh hoặc con mương bao quanh lâu đài bên dưới.
Được thiết kế với mục đích sử dụng tiện lợi, nhà vệ sinh thời Trung cổ còn được biết đến với tên gọi khác là phòng vệ sinh hoặc buồng bí mật và nằm trên mỗi tầng của hầu hết các lâu đài. Kích thước của các phòng vệ sinh này còn nhỏ hơn các phòng vệ sinh công cộng ở một quán cafe ngày nay.
Ngày nay, có nhiều người vẫn tò mò cách thức xây dựng và hoạt động của nhà vệ sinh thời Trung cổ. Hãy cùng Isinhvien đi tìm hiểu nhé!
Sự ra đời của nhà vệ sinh thời Trung cổ
Giai đoạn thời Trung cổ trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của đế chế La Mã vào năm 467 sau Công nguyên và kéo dài qua thời kỳ Phục hưng thế kỷ 14.
Đế chế La Mã sụp đổ, phần lớn các nước ở châu Âu trở thành đất nước phong kiến. Các quốc gia tan rã và sự khan hiếm tài nguyên đã hình thành chế độ lãnh chúa cai trị. Các lãnh chúa này giàu có, xây dựng lâu đài to lớn và nhanh chóng nắm quyền, thậm chí là tuyên chiến với những lãnh chúa khác.
Hầu hết người bình thường lúc bấy giờ, may mắn lắm là được ăn no và sống sót qua ngày. Thế nhưng, trong giai đoạn đen tối ấy, một số thứ xa xỉ được tạo ra để phục vụ những lãnh chúa và người thân của họ, trong đó có nhà vệ sinh thời Trung Cổ.
Xây dựng lâu đài cho các lãnh chúa là một công trình lớn, cực kỳ tốn kém, thậm chí là có thể mất tới 10 năm. Vào cuối thời Trung cổ, Vua Edward I gần như “trắng tay” khi sử dụng 100.000 bảng Anh để xây dựng lâu đài và ưu tiên hàng đầu là thiết kế nhà vệ sinh cho vị Vua này.
Bây giờ thì bạn đã hiểu, đối với thời Trung cổ, việc xây dựng nhà vệ sinh được coi là một hành động rất xa xỉ, mà chỉ bậc vua chúa mới dám mơ.
Cách thiết kế và sử dụng nhà vệ sinh Trung cổ
Tuy nhà vệ sinh Trung cổ có nhiều thiết kế khác nhau nhưng đều có một điểm chung là: Chất thải sẽ chảy thẳng xuống bên ngoài pháo đài, tạo thành những con mương “bẩn kinh dị” hoặc xây dựng các kênh để đưa chất thải vào bể chứa trong lâu đài.
Trong khi đó, các buồng vệ sinh hay còn được gọi là phòng bí mật sẽ được xây dựng nhô ra khỏi bức tường lâu đài. Các phòng vệ sinh đơn giản này có hình dạng của một chiếc ghế dài được làm bằng đá và có lỗ khoét ở giữa cho người dùng ngồi lên.
Tuy nhiên, việc xây dựng nhà vệ sinh lộ ra ở các bức tường của cung điện không chỉ để thuận tiện cho người sử dụng mà chúng còn là vật cản đối với kẻ thù xâm lược. Các nhà vệ sinh lộ ra sân hoặc hầm phân xung quanh cung điện sẽ khiến cho những kẻ đột nhập khó mà xâm nhập vào lâu đài
Hơn nữa, các nhà vệ sinh này phải được xây đủ cao so với mặt đất để kẻ thù không thể lẻn vào từ lỗ của các buồng vệ sinh.
Trong những tòa thành và lâu đài thời Trung Cổ ở châu Âu, phòng vệ sinh được xây sát vách tường thành với không gian khá chật hẹp và quan trọng nhất chính là không có hệ thống cống xả thải. Điều này đồng nghĩa với một sự thật “ớn lạnh” rằng, chất thải sẽ được sẽ được xả thẳng xuống con mương bao quanh tòa thành hoặc xả thẳng ra sông ra biển nếu tòa thành được xây dựng gần đó.
Nếu không thể xây dựng lâu đài gần sông biển để xả thẳng xuống thì phải có người giải quyết và loại bỏ chất thải trong lâu đài xuống đúng hố mương. Ở nước Anh, công việc này thường được người nông dân chuyên đánh cồng chiêng đảm nhận. Vì thế, họ thường làm vào ban đêm và sống ở một nơi biệt lập để tránh ánh mắt kỳ thị của người đời. Vất vả, bất hạnh là vậy nên họ sẽ nhận được khá nhiều tiền công cho mỗi tấn phân đã loại bỏ.
Sự kết thúc của nhà vệ sinh thời Trung cổ
Nhược điểm lớn nhất của nhà vệ sinh thời Trung cổ là không có cách loại bỏ mùi hôi đáng sợ của phân. Bởi, không phải lúc nào nhà vệ sinh cũng được đặt ở buồng riêng có cửa sổ, nên họ bắt buộc phải đánh tan mùi hôi bằng cách sử dụng các loại thảo mộc có thành phần tự nhiên.
Thậm chí, một số nhà vệ sinh ngoài vườn còn được tạo ra mà không có không gian riêng, không có cửa ra vào hoặc vách ngăn để che đậy.
Ngoài ra, việc dọn rửa nhà vệ sinh thời trung cổ là một việc nặng nề, khó nhọc. Đối với chất thải được chất đống ở bên dưới mương, người nông dân địa phương thường dùng số phân người này để làm phân bón cho cây trồng.
Trong khi đó, giấy vệ sinh thời trung cổ được làm từ một mớ cỏ khô. Điều này khiến việc vệ sinh vùng “ấy ấy” không được sạch sẽ và thậm chí là tắc nghẽn các mương. Tệ hại hơn là dễ gây hỏa hoạn.
Cho đến những năm 1800, khi hệ thống dẫn nước trong nhà xuất hiện thì buồng vệ sinh mới bắt đầu có sự thay đổi. Nhưng chúng ta vẫn phải khẳng định rằng, đối với lúc bấy giờ, nhà vệ sinh Trung cổ thật sự là một bước tiến cần thiết, phát minh quan trọng trong lịch sử châu Âu.
Từ sự ra đời của nhà vệ sinh Trung cổ mà Isinhvien đã giới thiệu ở trên, chắc bạn cũng hiểu để có được nhà vệ sinh tiện nghi, sạch sẽ, hiện đại như ngày nay, tổ tiên của loài người đã phải trải qua gian khổ như thế nào. Hãy luôn luôn trân trọng cuộc sống tốt đẹp này nhé!!!!!