Nuôi dạy con cái

Cách giúp con ngủ ngon theo từng độ tuổi

Giấc ngủ vô cùng quan trọng, nó chiếm 1/3 thời gian trong cuộc sống. Đối với trẻ em cũng vậy, ngủ đủ giấc sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn về thể trạng cũng như trí tuệ. Nhưng làm sao để có một giấc ngủ ngon? hãy cùng Isinhvien đi vào bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về cách giúp con ngủ ngon nhé!

Giờ đi ngủ cho trẻ có thể là một trong những phần khó khăn nhất đối với các bậc cha mẹ, vì khi cha mẹ cảm thấy mệt mỏi muốn được nghỉ ngơi, thì trẻ lúc này dường như có rất nhiều năng lượng và không muốn đi ngủ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, không chỉ khiến bạn mất ngủ và ngay cả trẻ cũng sẽ không có những giấc ngủ đủ giấc. Vậy trẻ thiếu ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Làm thế nào để cha mẹ cải thiện giấc ngủ cho trẻ?

Dưới đây là những câu trả lời dành cho bạn và những cách giúp con ngủ ngon:

Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn như thế nào?

Dù ở độ tuổi nào, giấc ngủ là một phần quan trọng để giữ gìn sức khỏe. Có rất nhiều lợi ích khi trẻ được ngủ đủ giấc nhưng nếu trẻ ngủ không đủ giấc có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, và nó sẽ ảnh hưởng đến trẻ:

  • Chức năng của não: Giấc ngủ có liên quan đến một số chức năng của não như khả năng tập trung, năng suất và nhận thức. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến hành vi hay sự thành công trong học tập của trẻ.
  • Về cân nặng của trẻ: Giờ giấc khi ngủ cũng ảnh hưởng đến các hormone về sự thèm ăn. Thiếu ngủ sẽ cản trở khả năng điều chỉnh lượng thức ăn, khiến việc ăn quá nhiều trở nên dễ xảy ra hơn.
  • Hiệu suất thể chất: Giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng về thể chất của trẻ. Giờ ngủ hợp lý là hiệu suất sẽ tốt hơn, tập trung, năng lượng, tinh thần minh mẫn và tốc độ nhanh hơn.
  • Sức khỏe thể chất: Ngủ đủ giấc sẽ làm cho sức khỏe của trẻ được cải thiện hơn, giúp ngăn ngừa các bệnh tật cà các vấn đề về sức khỏe. Ví dụ sẽ giúp trẻ sau này ngăn ngừa được các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ ngưng thở khi ngủ, giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ tăng cân.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần: Thiếu ngủ có tác động tiêu cực đến tâm trạng, trí tuệ và cảm xúc. Một đứa trẻ không được ngủ đúng giấc sẽ dễ bị trầm cảm, không nhận biết được cảm xúc và phản ứng của người khác.

Tác hại của việc thiếu ngủ đối với thanh thiếu niên

Tình trạng thiếu ngủ ở thanh thiếu niên sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi họ đang lái xe, sự nóng nảy, bốc đồng, chấp nhận rủi ro cùng với sức lực cạn kiệt khiến họ có nguy cơ gặp tai nạn cao hơn ( lái xe lúc mệt mỏi có thể so sánh với việc lái xe với nồng độ cồn trong máu là 0,8).


Khuyến nghị về giấc ngủ từ bác sĩ nhi khoa

Tùy theo độ tuổi mà yêu cầu về giấc ngủ khác nhau, vì đối với một số người sẽ cần giấc ngủ nhiều hơn so với những người khác. 

cách giúp con ngủ ngon
Ảnh minh họa

Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về những gì bác sĩ nhi khoa khuyến nghị:

  • Giấc ngủ từ 12-16 tiếng mỗi ngày ( bao gồm giấc ngủ ngắn): Đối với trẻ từ 4-12 tháng tuổi
  • Giấc ngủ từ 11-14 tiếng mỗi ngày ( bao gồm giấc ngủ trưa) : Đối với trẻ từ 1-2 tuổi
  • Giấc ngủ từ 10-13 tiếng mỗi ngày ( bao gồm giấc ngủ trưa) : Đối với trẻ từ 3-5 tuổi
  • Giấc ngủ từ 9-12 tiếng mỗi ngày : Đối với trẻ 6-12 tuổi
  • Giấc ngủ từ 8-10 tiếng đối với trẻ từ 13-18 tuổi

Tăng số lượng giấc ngủ nếu con bạn không phát triển tốt theo số lượng khuyến nghị.

Những dấu hiệu cho thấy con bạn không ngủ đủ giấc

Có nhiều cách để biết liệu con bạn có ngủ đủ giấc hay không. Dưới đây là những điều cụ thể cần chú ý:


  • Trẻ lúc nào cũng buồn ngủ nhất là vào thời gian ban ngày
  • Khi thiếu ngủ trẻ sẽ rất khó thức dậy một cách đúng giờ
  • Có nhiều trẻ sẽ trở nên hiếu động một cách thái quá vì thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe về tinh thần
  • Còn có nhiều trẻ ngược lại sẽ tỏ thái độ mệt mỏi, buồn bã thậm chí trầm cảm, không nhận biết được cảm xúc
  • Khi thiếu ngủ, tinh thân của trẻ sẽ bị giảm sút, mất tập trung vào một thứ gì đó
  • Nhiều trẻ sẽ trở nên dễ cáu gắt và hung hăng hơn
  • Thiếu kiên nhẫn cũng là một biểu hiện ở trẻ khi không được ngủ đủ giấc

Như bạn thấy, thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra các vấn đề về giao tiếp và cản trở khả năng học tốt của con bạn ở trường. 

Các bước giúp con bạn có một giấc ngủ ngon

Điều chỉnh giấc ngủ hoặc thời gian ngủ sẽ giúp con bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và cũng sẽ cải thiện chất lượng của giấc ngủ. Bạn sẽ cần điều chỉnh để phù hợp với gia đình mình, những gợi ý sau đây có thể giúp mọi người có một giờ đi ngủ dễ chịu hơn.


Dành cho trẻ sơ sinh

Hầu hết đối với các bậc cha mẹ khi cho trẻ sơ sinh ngủ là một điều không dễ dàng, thường chúng ta sẽ thấy các đứa trẻ sơ sinh phải quấy khóc rồi mới chịu đi ngủ. Tuy nhiên có rất nhiều cách cha mẹ có thể dạy trẻ ngủ mà không phải rơi nước mắt đó là:

Tập thói quen có giấc ngủ nhẹ nhàng

Khi chuẩn bị đi ngủ, cha mẹ nên để trẻ trong một không gian yên tĩnh và vỗ về, an ủi chúng, sẽ mất khoảng thời gian đến 20phút. Điều quan trọng nhất là cha mẹ nên lựa thời gian ngủ thích hợp nhất, không quá sớm vì một đứa trẻ không mệt mỏi sẽ chống đối lại với giấc ngủ. Hãy tập những thói quen và giờ ngủ cho trẻ theo một thời điểm nhất quán, trẻ sẽ cải thiện rất tốt và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

Ngủ với sự hiện diện của cha mẹ

Bạn có thể nằm cùng con cho đến khi chúng chìm vào giấc ngủ, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách giúp con ngủ ngon hơn là khi ngủ cùng với cha hoặc mẹ chúng, giấc ngủ của con sẽ lâu hơn và ít bị thức giấc hơn.


cách giúp con ngủ ngon
Ảnh minh họa

Các mẹo khác để giúp con bạn ngủ ngon hơn

Dưới đây là các cách giúp con ngủ ngon một cách nhẹ nhàng và êm đềm:

  • Thiết lập “đồng hồ sinh học” của trẻ bằng cách cho chúng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hay các hoạt động vào ban ngày, và sự yên tĩnh vào ban đêm.
  • Chặn tiếp xúc ánh sáng xanh. Tránh cho trẻ tiếp xúc với những thiết bị Tivi hay máy tính bảng….
  • Trước khi đi ngủ tránh cho con nghe những tiếng ồn lớn, thậm chí là tiếng phát ra từ ti vi, thay vào đó có thể đổi bằng những giai điệu du dương, như những bản nhạc giúp trẻ ngủ ngon
  • Khi thấy con vẫn còn nhiều năng lượng, đừng ép con ngủ vì nó sẽ làm gia tăng sự khó chịu từ con, dẫn đến việc đi ngủ sẽ trở nên khó khăn hơn
  • Tránh cho trẻ ngủ trưa quá muộn, vì khi trẻ ngủ trễ vào buổi trưa, đến tối trẻ sẽ rất khó đi vào giấc ngủ hơn
  • Cho trẻ bú sữa trước khi đi ngủ, có một chiếc bụng no trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và ngủ thẳng giấc.
  • Khi thấy trẻ giật mình thức giấc, cha mẹ không nên vội vàng lại dỗ mà hãy đợi xem trẻ có chìm vào giấc ngủ lại hay không? Nếu thấy trẻ quấy khóc, lúc này mới cần sự dỗ dành từ cha mẹ

Dành cho trẻ em ở độ tuổi tiểu học

Hãy tạo một thói quen đối với trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Những ý tưởng dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng một lịch trình khuyến khích để con bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, nhanh hơn và kéo dài hơn:


  • Hãy cho con một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng như trái trây, sữa chua hoặc ngũ cốc….
  • Tắm cho con
  • Tập cho con thói quen đánh răng và vệ sinh trước khi ngủ
  • Kể cho con một câu chuyện cổ tích nào đó
  • Hát cho con nghe một bài hát
  • Ôm ấp hoặc xoa bóp cho con

Để có kết quả tốt nhất, hãy làm các trình tự giống nhau vào mỗi đêm, con bạn sẽ có một thói quen và đi vào giấc ngủ ngon hơn, nhanh hơn.

Dành cho thanh thiếu niên

Họ có thể chống lại giấc ngủ nhiều hơn. Họ thường có khả năng giám sát giờ đi ngủ của mình, nhưng việc tự ý thức và khả năng giám sát có thể giúp họ có được giấc ngủ cần thiết. Bằng cách thực hiện các mẹo sau, con bạn có thể nghỉ ngơi tốt hơn.

Đối với lứa tuổi này dường như cha mẹ sẽ ít can thiệp được vào trong việc giấc ngủ của con, nhưng hãy nhắc nhở và khắc phục cùng con để cải thiện về giấc ngủ:

  • Tránh cho con sử dụng caffeine vào buổi tối.
  • Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
  • Cùng con tập thể dục, lý tưởng nhất là sáu mươi phút mỗi ngày.
  • Phòng ngủ phải luôn sạch sẽ, có rèm che ánh sáng, mát mẻ và yên tĩnh
  • Nói chuyện và tâm sự cùng con về những chuyện đã xảy ra hằng ngày, để tâm trạng con sẽ trở nên thoải mái và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn

Ngủ đủ giấc giúp chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh

Giờ đi ngủ có thể trở thành một phần quan trọng trong chất lượng giấc ngủ của trẻ. Hơn thế nữa còn giúp chúng có được sức khỏe tốt và cải thiện tinh thần. Bằng cách thực hiện những lời khuyên này, bạn có thể đảm bảo về thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho cả gia đình và giờ đi ngủ tốt hơn cho trẻ.


Back to top button
Close