Làm đẹp Nữ

7 Bước nặn mụn đúng cách và chăm sóc da sau khi nặn mụn

Mụn là nổi ám ảnh của rất nhiều người và hầu hết ai cũng có thói quen nặn mụn ngay khi mụn mới “trồi lên” bề mặt. Làm sao để nặn mụn đúng cách thì Isinhvien sẽ chia sẻ cùng bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Nặn mụn là gì?

Nặn mụn đúng cách
Ảnh minh họa

Nặn mụn là gì? Nặn mụn hay còn gọi là lấy nhân mụn, là biện pháp cơ học sử dụng lực từ bên ngoài của tay hoặc các vật hỗ trợ như cây nặn mụn, tăm bông, kim nhọn… để loại bỏ nhân mụn ra khỏi bề mặt da. Mụn dù ở dạng không viêm bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay dạng viêm như mụn sẩn, mụn mủ, mụn bọc đều gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Đối với mụn viêm, biện pháp này còn loại bỏ thêm cả phần mủ đang mưng tại các nốt mụn. Hành động này sẽ tức thời giảm tải cho các lỗ chân lông, mang đến cảm giác dễ chịu ngay lập tức cho người mắc phải các tình trạng mụn khác nhau.


Có nên nặn mụn không?

Theo nguyên tắc, bạn không nên tự mình nặn mụn vì có rất nhiều nguyên nhân:

  • Nếu cố nặn mụn, việc này có thể làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da và bạn có nguy cơ bị sẹo mụn vĩnh viễn;
  • Nếu mụn có mủ nghiêm trọng, việc nặn mụn có thể làm lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông, tạo ra ổ mụn lớn hơn;
  • Việc nặn mụn lâu năm có thể làm trì hoãn quá trình tự chữa lành của cơ thể, khiến bạn bị mụn lâu hơn;
  • Nếu cố nặn mụn mà không được, bạn có thể đẩy các nhân mụn xuống sâu hơn bên dưới lớp da. Điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, làm mụn nổi nhiều hơn hoặc gây viêm dưới da.

Nguyên tắc chung là không nên nặn mụn nhưng với dạng mụn không viêm, bạn có thể tự nặn mụn tại nhà. Mụn không viêm bao gồm các loại mụn trứng cá, hình thành khi dầu thừa và các tế bào da chết bị tắc nghẽn trong các nang lông. Ví dụ như mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Các loại mụn này nằm sát bề mặt da nên thường không cần phải can thiệp nhiều để loại bỏ nhân mụn.


Trường hợp còn lại, với mụn viêm, bạn không nên tự nặn mụn. Loại mụn này nằm sâu hơn trong da, có nhiều khả năng để lại sẹo và nhiễm trùng nếu bạn cố gắng nặn mụn. Các dạng mụn viêm gồm: Mụn thịt (mụn đỏ, tím hoặc nâu), mụn mủ (mụn nước có mủ màu trắng hoặc vàng ở trung tâm, màu tím hoặc nâu quanh nốt mụn), mụn bọc (sưng, đau, có cục cứng dưới da) và u nang (cục sưng đau, có xu hướng đỏ, nâu hoặc tím, mềm khi chạm vào). Khi gặp dạng mụn này, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể loại bỏ mụn bằng các dụng cụ chuyên dụng được vô trùng. Họ cũng có thể tiêm cortisone để thu nhỏ mụn, giảm đau cho bạn.

7 Bước nặn mụn đúng cách

Nặn mụn đúng cách – Lựa chọn thời điểm “chuẩn xác” để nặn mụn

Thời điểm nặn mụn đúng cách tốt nhất mà bạn nên thực hiện là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bởi lúc này làn da của bạn sẽ có khoảng thời gian đủ dài để nghỉ ngơi và nhanh phục hồi.


Nặn mụn đúng cách – Làm sạch mặt

Trước khi thực hiện các bước tiếp theo trong 7 bước nặn mụn đúng cách, bạn cần làm sạch qua da mặt của mình để loại bỏ các lớp bụi bẩn bám trên da. Đầu tiên, bạn dùng nước tẩy trang để lau sạch mặt sau đó rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp với da. Trong lúc rửa mặt, bạn đừng quên massage nhẹ nhàng cho da nhé.

Sau đó, bạn sử dụng một chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm và thoa lên vùng da bị mụn khoảng 2 phút để làm mềm da.

Nặn mụn đúng cách – Khử trùng dụng cụ nặn mụn

Nặn mụn đúng cách
Ảnh minh họa

Đầu tiên bạn trước khi nặn mụn vạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ bàn tay và dụng cụ nặn mụn, để tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện. Riêng đối với dụng cụ nặn mụn, bạn nên hơ nóng qua lửa rồi bôi một lớp cồn sau khi dụng cụ nguội để sát trùng hoặc sử dụng nước tẩy rửa trước khi dùng.


Và sau mỗi lần sử dụng, bạn nên giữ gìn và vệ sinh thật kỹ càng sau đó cất giữ ở một nơi sạch sẽ, khô ráo.

Nặn mụn đúng cách – Bấm mụn

Bạn hãy dùng dụng cụ bấm mụn tạo một khoảng trống nhỏ ngay chỗ vị trí mụn bạn cần lấy nhân, để nhân mụn ở sâu bên trong có thể thoát ra một cách dễ dàng.

Nặn mụn đúng cách – Dùng ngón tay/cây nặn mụn để nặn

Có hai cách để bạn lựa chọn thực hiện quá trình nặn mụn: Nếu dùng tay thì bạn dùng lực của các ngón tay để nặn vào khu vực quanh các nốt mụn, sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để ngồi mụn được đẩy ra bên ngoài. Rồi dùng băng gạc để thấm hết toàn bộ vết nước mà mụn đã toát ra.

Còn nếu bạn sử dụng cây nặn mụn thì hãy ấn nhẹ nhàng nó theo chiều ngược lỗ chân lông. Bạn chỉ nên nặn mụn khi chúng đã già và cần phải xử lý hết máu hay nước vàng bên trong các nốt mụn thôi nhé.


Nặn mụn đúng cách – Vệ sinh da sạch sau nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong, bạn hãy rửa mặt thật sạch với sữa rửa mặt thường sử dụng. Nếu được hãy dành chút thời gian để đắp mặt nạ cho da, giúp cấp ẩm, làm sạch và diệt khuẩn hiệu quả cho làn da.

Nặn mụn đúng cách – Bôi thuốc trị mụn quanh vùng vừa nặn

Sau khi nặn mụn, lỗ chân lông trên bề mặt da sẽ to ra. Để se khít lỗ chân lông hiệu quả, đảm bảo cho bề mặt về sau sẽ trơn mịn và không để lại vết thâm bạn có thể sử dụng nước hoa hồng, đá lạnh hoặc các loại kem trị mụn.

Skincare sau khi nặn mụn

Nặn mụn đúng cách
Ảnh minh họa

Muốn da được hồi phục nhanh và giảm nguy cơ viêm da, nhiễm trùng thì bạn nên chăm sóc da sau khi nặn mụn. Bởi giai đoạn sau nặn mụn là thời điểm mà da có khả năng tái tạo mạnh mẽ nhất. Chỉ cần có các bước skincare sau khi nặn mụn tốt thì bạn sẽ thấy da mặt đỡ sưng hơn, đồng thời hạn chế được thâm sẹo trên da sau này. Skincare sau nặn mụn chú trọng vào khâu làm sạch da, sử dụng tinh chất tái tạo da và cấp ẩm cho da.


Dưới đây là những bước skincare sau khi nặn mụn:

Skincare sau khi nặn mụn 1 ngày

Khi bạn mới nặn mụn vào ngày đầu tiên, da của bạn tạm thời bị thương tổn khá nhiều, nhất là với những bạn nhiều mụn. Do đó, bạn không nên sờ tay lên da hoặc cạy các lớp vảy đóng da. Bởi điều này sẽ khiến cho vi khuẩn từ tay xâm nhập vào da gây nhiễm trùng và khiến mụn nổi lên nhiều hơn. Trong 2 ngày đầu tiên sau khi nặn mụn, bạn hãy sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da mặt vì nó có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu da ( loại này có bán tại các tiệm thuốc tây).

Da vừa nặn mụn xong vẫn còn sưng tấy và có lớp huyết tương bao bọc bên ngoài để bảo vệ da. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng các sản phẩm skincare có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là silicon và các loại dầu tự nhiên, dầu khoáng.

Trong vòng 48 tiếng khi bạn mới nặn mụn xong nên hạn chế trang điểm để tránh làm bít tắc lỗ chân lông và gây kích ứng cho da. Ngoài ra, bạn cũng không nên xông mặt bởi hơi nóng từ nước có thể làm da bị tổn thương nặng hơn và khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào da thông qua các lỗ chân lông mở. Trong thời gian này, bạn nên dùng xịt khoáng để cấp ẩm cho da thay vì kem dưỡng nhé. 


Skincare sau khi nặn mụn 3 ngày

Sang ngày thứ 3, bạn đã có thể bắt đầu skincare với các bước cơ bản như rửa mặt, dùng toner, thoa serum và kem dưỡng tái tạo, hồi phục da. Hãy chọn các sản phẩm skincare dịu nhẹ cho da nhạy cảm như Cetaphil, Simple. Không sử dụng các sản phẩm có tính chất peel da, tẩy da chết như AHA, BHA, Retinol.  Bạn nên dùng thêm các sản phẩm trị thâm và hỗ trợ làm lành da nhanh chóng như kem dưỡng Bioderma Cicabio. Sản phẩm vừa có tác dụng dưỡng ẩm, vừa giúp hình thành các lớp tế bào mới trên da để da lành lặn, hạn chế thâm sẹo.

Chu trình skincare sau khi nặn mụn như sau:

  • Tẩy trang với nước tẩy trang Bioderma Sensibio chai hồng
  • Rửa mặt với gel rửa mặt Cetaphil
  • Sử dụng toner Eucerin cho da mụn 
  • Thoa kem dưỡng ẩm Bioderma Cicabio
  • Xịt khoáng Laroche Posay
  • Chống nắng với sữa chống nắng Anessa cho da nhạy cảm (ban ngày)

Skincare sau nặn mụn 7 ngày

Sau khi nặn mụn được 1 tuần, da của bạn cũng dần lành lại nên bạn có thể áp dụng các bước skincare đầy đủ: tẩy trang, tẩy da chết, rửa mặt, đắp mặt nạ, thoa tinh chất,…Cần nhớ trong vòng 2 tuần sau khi nặn mụn, bạn không nên wax hoặc chiếu laser trên da mặt để tránh làm da tổn thương nặng hơn.


Lúc này bạn đã có thể sử dụng các sản phẩm mặt nạ giấy hoặc mặt nạ rửa để dưỡng da, bạn tự làm mặt nạ với các nguyên liệu tự nhiên như nha đam, tinh bột nghệ, dưa chuột,…

Sau khi nặn mụn không nên ăn gì

Sau khi nặn mụn, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau đây để tránh bị sẹo thâm:

  • Những đồ ăn cay nóng hay thức ăn nhanh, chiên rán có thể khiến làn da tiết nhiều dầu, sưng tấy mụn.
  • Nên tránh rau muống và đồ nếp để ngừa tình trạng sưng mủ để lại sẹo.
  • Rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và bài tiết của cơ thể dẫn đến làn da xấu dần đi.
  • Thịt đỏ giàu chất đạm sẽ làm tình trạng da mặt sau nặn mụn tồi tệ hơn, đổ dầu và gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

Hy vọng rằng qua các bước nặn mụn đúng cách và cách chăm sóc da mặt sau khi nặn mụn mà Isinhvien đã chia sẻ cùng bạn ở trên sẽ giúp các chị em nặn mụn an toàn và sớm sở hữu làn da khỏe đẹp, sạch mụn nhé!


Bài viết khác liên quan đến nặn mụn

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close