Nuôi dạy con cái

11 Điều cần nhớ để trở thành cha mẹ tốt hơn trong mắt con

Nuôi dạy con cái là một nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc đối với các bậc cha mẹ, nhưng đó không phải là việc dễ dàng. Để trở thành cha mẹ tốt bạn phải biết cân bằng giữa việc con cái được yêu thương và việc dạy con nhận biết đúng sai. Bài viết dưới đây Isinhvien sẽ gợi ý cho bạn 11 điều cần nhớ để trở thành cha mẹ tốt hơn trong mắt con!

Dù bạn là cha mẹ tốt đến đến đâu, con bạn vẫn có thể gặp những vẫn đề ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy nhớ rằng, trẻ được sinh ra với suy nghĩ và tính cách riêng, khác với bạn. Những lời khuyên dưới đây hy vọng sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức để nuôi dạy con cái tốt hơn.

Hãy lắng nghe con nói

Trẻ em rất thú vị, hài hước và có tính tò mò. Chúng luôn coi cha mẹ như một người tài giỏi, có nhiều kiến thức phong phú và những quan điểm sống tuyệt vời. Vì vậy trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ để được cha mẹ cung cấp về các thông tin mà chúng đang tìm hiểu. Chúng sẽ cảm thấy có giá trị khi được lắng nghe và trả lời.

Không phải lúc nào cha mẹ cũng dễ dàng lắng nghe, đôi khi trẻ sẽ tiếp tục những câu chuyện của mình một cách luyên thuyên và vô nghĩa. Nhưng nếu chúng thấy bạn vẫn đang lắng nghe, chúng sẽ cảm thấy những thông tin chúng chia sẻ cùng bạn thật tuyệt vời.


Dành cho con tình yêu thương vô điều kiện

Một tình yêu thương vô điều kiện với đứa con bé bỏng của mình là điều mà cha mẹ nào cũng dễ dàng có được. Luôn mong muốn cho con một môi trường giáo dục thật tốt để con được phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần. Đôi khi sự mong đợi đó không như bạn nghĩ, con có những bước phát triển trái ngược. Những cha mẹ vẫn luôn yêu thương chúng, và chúng cảm thấy có một nơi để nương tựa, dựa dẫm khi lúc chúng phạm phải sai lầm nào đó.

Hãy dạy con bằng cách làm gương

Trẻ rất thích quan sát, và học theo những người thân xung quanh vì vậy bạn muốn dạy con mình hãy làm gương cho chúng.

Ví dụ bạn muốn con mình ăn những thức ăn lành mạnh, bạn hãy ăn chúng trước tiên. Nếu bạn không muốn con có những thói quen xấu như hút thuốc, bạn đừng thuốc. Nếu bạn không muốn trẻ bạo lực, bạn hãy sống ôn hòa. Nếu bạn muốn trẻ là một người đáng tin cậy thì bạn hãy luôn giữ lời với chúng.


Bất kỳ điều gì bạn muốn con mình tốt hơn thì chính bạn hãy làm trước tiên những điều đó!

Dành thời gian cho nhau thường xuyên

Cuộc sống luôn bộn bề với công việc, những cuộc gặp gỡ bạn bè,…Cha mẹ rất dễ bị cuốn vào những cuộc sống hối hả và không còn đủ thời gian dành cho gia đình và con cái. Đôi khi, đó không phải một điều xấu. Nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên, sẽ tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

để trở thành cha mẹ tốt
Ảnh minh họa

Vì vậy bạn hãy cố gắng dành thời gian cho con vào một khoảng thời gian nào đó trong ngày. Nói chuyện với con về bất cứ điều gì, ngày hôm nay con đã trải qua như thế nào? có điều gì thú vị không? Nếu có thể, bạn hãy cho con phụ giúp bạn việc nhà như: gấp quần áo, quét nhà….con sẽ cảm thấy vui vì biết bạn vẫn luôn cần chúng. Đó cũng là một cơ hội gắn kết gia đình.


Cha mẹ hãy nói được làm được

Trẻ em rất nhạy bén, chúng luôn lắng nghe và theo dõi mọi hành vi của người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Vì vậy khi cha mẹ nói ra một điều gì đó với trẻ, thì hãy thực hiện theo lời nói đó.

Ví dụ: Khi cho con ăn, bạn nói với con rằng: nếu không ăn hết chỗ thức ăn đó, con sẽ không được xem máy tính bảng. Dĩ nhiên nếu con không ăn hết, bạn phải phạt con theo lời đã nói, nếu không con sẽ nghĩ rằng những lời nói đó chỉ là đe dọa và không đáng sợ.

Thực hiện theo lời nói là rất quan trọng trong việc nuôi dạy con cái, giúp con hiểu được rằng một lời nói ra thì phải có trách nhiệm.

Nhìn vào các phẩm chất tích cực của con

Trong thời gian phát triển, mỗi đứa trẻ sẽ có những hành vi khác nhau. Một số trẻ có tính cách ngoan ngoãn, nhưng cũng có một số trẻ rất tinh nghịch, phá phách thậm chí rất hay trêu đùa người khác. 


Nhưng không phải vậy mà bản tính của chúng xấu, chúng sẽ có những mặt rất tích cực. Vì vậy cha mẹ không nên chỉ chú ý đến hành vi tiêu cực của con mình mà bỏ qua những phẩm chất tích cực của chúng. Đơn giản là bạn chỉ cần chú ý những điểm tốt của con và hạn chế tối đa những lời chỉ trích trẻ khi làm sai. Điều này đặc biệt cần thiết khi con bạn đang trong độ tuổi từ 0 – 5. Bởi, những lời bạn nói rất dễ gây ấn tượng và khiến trẻ nhớ mãi cho đến suốt đời.

Xin lỗi khi cần thiết

Tất cả chúng ta ai cũng sẽ phạm sai lầm. Tuy nhiên có một số cha mẹ không xin lỗi con của họ khi họ mắc lỗi, và cho rằng xin lỗi là một sự thể hiện yếu đuối. Đó là một suy nghĩ sai trái. Xin lỗi khi phạm lỗi là thể hiện sự biết lỗi và tôn trong đối với người được nhận lời xin lỗi, cho dù đó là con bạn hay bất cứ ai.


Hãy cho con thấy rằng không ai hoàn hảo, và bạn cũng vậy, đều mắc sai lầm trong cuộc sống. Nhưng một lời xin lỗi có thể sữa chữa rất nhiều sai lầm. Chỉ cần một vài câu nói đơn giản mà có thể chữa khỏi những điều tồi tệ đã xảy ra.

Một từ dành cho người khôn ngoan: hãy gạt đi cái tôi của bạn. Nói rằng bạn xin lỗi và muốn tiếp tục. Nếu có thể làm được điều đó, bạn sẽ xây dựng một mối quan hệ bền chặt, một mối quan hệ dựa trên tình yêu và sự tôn trọng với con cái của bạn.

Cho phép con trở thành người mà chúng muốn trở thành

Trẻ con rất hồn nhiên và ngây thơ, khi chúng ngồi xem một bộ phim nào đó và thích một nhân vật tài giỏi trong phim như: một nghệ sĩ múa, một bác sĩ tài giỏi, hay một giáo viên có thật nhiều kiến thức…..và muốn chúng sau này cũng sẽ trở thành một trong những người như vậy.

Điều đó giúp con định hình được ước mơ hay sở thích của chúng về tương lai. Hãy cho phép con bạn trở thành người mà chúng muốn trở thành, đừng ép chúng phải theo hướng mà bạn mong muốn. Vì đó sẽ là lý tưởng sống của con bạn sau này, là sự lựa chọn của con. Hãy cổ vũ và ủng hộ con một cách tích cực nhất, nhất là khi con cần sự hướng dẫn và giúp đỡ.


Cha mẹ cùng con phát triển

Tất cả trẻ em đều lớn lên và phát triển, giống như chúng ta vậy. Điều quan trọng nhất của các bậc cha mẹ là phải cùng con phát triển, để điều chỉnh về những hành vi của con trở nên đúng đắn nhất.

để trở thành cha mẹ tốt
Ảnh minh họa

Ví dụ: Khi con bạn nói dối về một điều gì đó, bạn không nên hùa theo chúng mà phải giữ bình tĩnh và giúp con hiểu rằng đó là một hành động sai, không tốt. Lúc đó trẻ sẽ tự khắc phục, sửa chữa lại hành vi của mình.

Tùy theo vào từng độ tuổi phát triển của con mà cha mẹ có những hướng điều chỉnh khác nhau, để giúp con cải thiện một cách tốt nhất.

Hãy luôn quan tâm đến cảm xúc của con

Trong giai đoạn phát triển của con, rất nhiều thứ nảy sinh vô số các cảm xúc. Là cha mẹ bạn hãy luôn dành thời gian để quan tâm đến cảm xúc của con mình. Đừng thờ ơ hay vô tâm về những cảm xúc của con.


Nếu bạn vô tâm đến những cảm xúc của con, chúng sẽ nghĩ rằng cảm xúc của chúng không quan trọng và học cách không chia sẻ mọi chuyện đang diễn ra xung quanh của chúng. Vì vậy bạn hãy luôn lắng nghe và chia sẻ mọi cảm xúc khi con đang cần sự quan tâm từ bạn nhé!

Đặt ra những câu hỏi mở dành cho con

Bất cứ khi nào đón trẻ đi học về cha mẹ hãy luôn nhớ đặt ra những câu hỏi mở dành cho con. Ví dụ như: Hôm nay đi học con cảm thấy bài hát nào là hay nhất? hoặc câu chuyện nào cô kể mà con cảm thấy thú vị? Điều này buộc con phải suy nghĩ lại đến những bài hát, hay câu chuyện mà chúng đã được nghe và trả lời cho bạn. Đừng quan trọng về câu trả lời của con, mà quan trọng nhất là khiến con nói chuyện cùng với bạn. Đó là cách mà cha mẹ tìm hiểu được những gì đang diễn ra trong cuộc sống của con mình.

Một câu hỏi mở sẽ là chìa khóa để nhận được nhiều thông tin từ trẻ, để giúp cha mẹ hiểu chúng hơn và biết mình nên làm gì khi con đang gặp một vấn đề khó khăn!


Trở thành một người cha, mẹ tốt và có trách nhiệm là một điều rất cần thiết. Không chỉ cần sự nổ lực mà cần sự kiên nhẫn. Thực hiện những gợi ý trên sẽ không đảm bảo một gia đình hoàn hảo, nhưng bạn sẽ có một cơ sở vững chắc để xây dựng và phát triển. Con bạn sẽ là hình ảnh phản chiếu của bạn, vì vậy hãy trở thành cha mẹ tốt của con nhé!

Back to top button
Close