Lập trình C++

Tất tần tật về biến trong ngôn ngữ lập trình C++

Biến (Variabels) là phần không thể thiếu trong bất kì ngôn ngữ lập trình nào, nếu không có biến thì ta rất khó hoàn thành được bất kì chương trình nào cả, hầu như là không thể. Và ngôn ngữ C++ cũng vậy, các biến được dùng để lưu trữ các giá trị hay chuỗi bất kì, đây chính là xương sống của ngôn ngữ lập trình. Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, Isinhvien sẽ giới thiệu với các bạn tất cả những điều cần phải biết về biến trong ngôn ngữ C++, từ các quy tắc, quy định, cách khai báo, khởi tạo và 5 loại biến quan trọng trong ngôn ngữ này.

Tất tần tật về biến trong ngôn ngữ lập trình C++ 2

Quy tắc và quy định để xác định biến trong ngôn ngữ C ++

  • Các biến có thể là hỗn hợp của các chữ số, các ký tự đặc biệt như và phần trăm (&), dấu gạch dưới (_) hoặc cũng có thể là chuỗi.
  • Ngôn ngữ C++ có phân biệt chữ hoa chữ thường, vì thế các biến tuy giống nhau nhưng khác nhau ở chữ hoa chữ thường thì sẽ được coi là khác nhau. Ví dụ A và a sẽ được coi là hai biến khác nhau hoàn toàn.
  • Biến trong C ++ phải được bắt đầu bằng ký tự, không được đặt số là ký tự đầu tiên. Ví dụ 6a không phải là một biến hợp lệ bởi vì nó bắt đầu bằng số trong đó a6 có thể là một biến hợp lệ vì nó bắt đầu bằng ký tự.
  • Biến trong ngôn ngữ C ++ không được trùng với một từ khóa (for, if, else, while, do, char,…) là những từ khóa được sử dụng cho mục đích cụ thể. Những từ khóa này không thể được sử dụng như một biến trong C ++.
  • Các biến không được phép chứa khoảng trống. ab c không hợp lệ vì có khoảng cách giữa ab và c trong đó abc là biến hợp lệ hoặc ab_c cũng là một biến hợp lệ vì dấu gạch dưới có thể được sử dụng .

Cú pháp khai báo biến trong ngôn ngữ C++

Cú pháp:


Kiểu_dữ_liệu tên_biến ;

Trong đó:

  • Kiểu dữ liệu (int, char, float,…) dùng để xác định kiểu dữ liệu của biến. ==> Tham khảo thêm Tổng hợp các kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ C++
  • Tên biến có thể là bấ;t cứ tên nào do người dùng đặt ra và phải tuân thủ theo các quy tắc đã đề cập ở trên

Ví dụ:

int a;
char b;

Ta cũng có thể gán giá trị cho biến ngay sau khi khai báo. Ví dụ: int a=0;

5 loại biến trong ngôn ngữ C++

1. Biến cục bộ

Biến cụ bộ được khai báo bên trong các hàm trước khi nó được sử dụng trong hàm đó, biến cục bộ có thể thay đổi giá trị với các câu lệnh bên trong hàm chứa nó và không thay đổi giá trị với các câu lệnh bên ngoài hàm chứa nó.

Ví dụ:

int main()
{
int x = 2; //local variable
}

2. Biến toàn cục

Biến toàn cục được khai báo bên ngoài các hàm, các câu lệnh trong bất kì hàm nào cũng có thể thay đổi giá trị của biến toàn cục.


Ví dụ:

int y = 10; //biến toàn cục
int main()
{
int x = 5; //biến cục bộ
}

3. Biến tĩnh

Biến tĩnh là biến sẽ được tạo ra duy nhất một lần khi gọi hàm lần đầu tiên và nó sẽ không bị xóa đi để tạo lại khi gọi lại hàm ấy. Đây là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ.

Biến tĩnh là loại biến lưỡng tính, vừa có tính chất của 1 biến toàn cục, vừa mang tính chất của 1 biến cục bộ:

  • Tính chất 1 biến toàn cục: biến không mất đi khi chương trình con kết thúc, nó vẫn nằm trong ô nhớ của chương trình và được tự động cập nhật khi chương trình con được gọi lại. Giống như 1 biến toàn cục vậy.
  • Tính chất 1 biến cục bộ: biến chỉ có thể được sử dụng trong chương trình con mà nó được khai báo.

Biến tĩnh được khai báo với static

Ví dụ:

int main()
{
int x = 5; //biến cục bộ
static y = 2; //biến tĩnh
}

4. Biến tự động

Các biến tự động được khai báo với từ khóa “auto”. Tất cả các biến được khai báo bên trong các hàm được mặc định coi là một biến tự động.


Ví dụ:

int main()
{
int x = 20; //Biến cục bộ
auto y = 12; //Biến tự động
}

5. Biến bên ngoài

Từ khóa “extern” được dùng trong khai báo các biến bên ngoài để chia sẻ chúng giữa các file nguồn. Biến bên ngoài cần được xác định ở bên ngoài tất cả các hàm và có thể được sử dụng ở mọi nơi trong chương trình.

Để dễ dàng trong sử dụng, tất cả khai báo của các biến bên ngoài cần được đặt vào một header file (.h file) để chia sẻ giữa các file nguồn. Khi cần sử dụng các biên bên ngoài này trong các file nguồn, chúng ta chỉ cần include header file.

Ví dụ:

extern int a;

Qua bài viết trên, Isinhvien nghĩ rằng các bạn đã nắm được vai trò, tầm quan trọng cũng như cách sử dụng biến trong ngôn ngữ lập trình C++. Nếu các bạn thấy bài viết này hay và bổ ích thì hãy chia sẻ nó cho bạn bè và theo dõi Isinhvien hằng ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay mỗi ngày nhé! Chúc các bạn thành công!


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close