Kinh doanh

Lý thuyết Dow – 6 kinh nghiệm giao dịch “chuẩn nhất” trên thị trường chứng khoán

Chào các bạn, các bạn đang muốn tìm cho mình một phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả, với Lý thuyết down tôi sẽ chia sẽ cho các bạn 6 kinh nghiệm mua bán theo thị trường chứng khoán. Với những nhà đầu tư nhỏ lẻ phương pháp đầu tư khôn ngoan "nhất" là đi theo dòng tiền thông minh.

Kinh nghiệm số 1: Lý thuyết Dow kết hợp chỉ báo volume (khối lượng giao dịch).

  • Với Bullish market, giá tăng khối lượng giao dịch sẽ tăng, và sẽ thu lại nếu giá giảm.
  • Với Bearish market, giao dịch sẽ tăng nếu giá giảm, và ít khi có dấu hiệu phục hồi.

Kinh nghiệm số 2: Thị trường phản ánh tất cả sự “hưng phấn” và “hỗn loạn” của các nhà đầu tư.

Tiên đề cơ bản đầu tiên của lý thuyết Dow là tất cả thông tin từ quá khứ, hiện tại, tương lai đều gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, được phản ánh trong giá của cổ phiếu và chỉ số.

Kinh nghiệm số 3: Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu.

Giá đóng cửa hay được biết đến với tên gọi closing price. Đây chính là mức giá trên thị trường của cổ phiếu vào thời điểm đóng cửa hay kết thúc một phiên giao dịch.

Giá đóng cửa (closing price) là giá thị trường của các cổ phiếu vào thời điểm đóng cửa một phiên giao dịch trên một thị trường chứng khoán cụ thể.

Kinh nghiệm số 4: Ba xu thế thị trường. Nhận định phương pháp đầu tư theo thị trường

Xu thế chính (xu thế cấp 1), xu thế phụ (xu thế cấp 2), xu thế nhỏ.

Xu thế chính của thị trường (xu thế cấp 1).

  • Nếu xu thế chính là xu hướng tăng thì đáy sau phải cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
  • Nếu xu thế chính là xu hướng giảm thì đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

Đang ở trong xu hướng tăng, nếu giá đóng cửa tạo thành đỉnh thấp hơn so với đáy trước đó, đây có thể được xem là dấu hiệu cho thấy thị trường đang có chiều hướng giảm, chứ không thể tăng cao hơn được nữa.

Ngược lại với giá cổ phiếu đang ở trong xu hướng giảm.

Khi xem xét 1 xu hướng điều khó xác định nhất chính là biến động giá trong 1 xu hướng sẽ kéo dài bao lâu trước khi xu hướng đảo chiều.

Xu thế phụ của thị trường ( xu thế cấp 2).

  • Là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo xu thế cấp 1. Xu thế chính là tăng thì xu thế phụ sẽ là giảm (1 đợt giảm tạm thời).
  • Trong xu thế tăng (bull market) khi giá giảm xuống gần line xu thế chính thì sẽ gọi là điều chỉnh (đường hỗ trợ) nếu giá phá qua đường hỗ trợ thì báo hiệu xu thế giảm.
  • Trong xu thế giảm (bear market) khi giá tăng lên gần line xu thế chính thì sẽ gọi là phục hồi (đường kháng cự) nếu giá phá qua đường kháng cự báo hiệu xu thế tăng.

Xu thế nhỏ.

  • Bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian.
  • Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể.

Kinh nghiệm số 5: Bullish là gì? Các giai đoạn trong thị trường Bullish market.

Nói ngắn gọn “Bullish” là một nhà đầu tư tin rằng cổ phiếu hoặc thị trường tổng sẽ tăng cao hơn.

Bullish market (Thị trường tăng giá)

Theo lý thuyết dow một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kỳ: tích lũy, tăng trưởng, thị trường sôi sục.

Lý thuyết dow - Bullish market
Bull market
Giai đoạn 1: Tích lũy.

Đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu này đang được chào bán rất nhiều bởi những nhà đầu tư đang có tâm lý rất chán nản và lo lắng về tình trạng của những cổ phiếu của họ và để nhằm tăng dần giá chào bán của họ khi thị trường xuất hiện sự suy giảm trong khối lượng giao dịch.

Giai đoạn 2: Tăng trưởng.

Hoạt động của doanh nghiệp đang theo dõi gia tăng mạnh cùng với những khởi sắc trong nội bộ doanh nghiệp và doanh thu của nó cũng tăng dần và bắt đầu thu hút các mối quan tâm trên thị trường. Thời điểm này nên mua cổ phiếu

Giai đoạn 3: Thị trường sôi sục.

Thông tin tài chính doanh nghiệp rất tốt, giá cổ phiếu lên rất cao, đang là vấn đề nóng trên các trang báo vào thời kỳ này nên đặt câu hỏi “nên bán cổ phiếu nào?

Kinh nghiệm số 6: Bearish là gì? Các giai đoạn trong thị trường bearish market.

Bearish có nghĩa là một nhà đầu tư tin rằng một cổ phiếu hoặc thị trường sẽ đi xuống, hoặc hoạt động kém.

Bearish market. (Thị trường giảm giá)

Theo Lý thuyết Down 1 xu thế giảm giá của thị trường cũng được chia thành ba thời kỳ: phân bổ, hỗn loạn, thị trường yếu dần.

bearish
Bear market

Giai đoạn 1: “Phân phối”.

Thường trùng lặp với giai đoạn 3 của Bullish khó để phân định ranh giới. Tuy nhiên với những nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều nhận thấy rằng doanh thu (và các chỉ số kinh doanh nói chung) của những công ty mà họ đang nắm giữ cổ phiếu đều đang đạt mức cao không bình thường và họ muốn nhanh chóng thoát khỏi vị thế sở hữu cổ phiếu của những công ty này.

Nên bán cổ phiếu ra khi phát hiện giai đoạn này.

Giai đoạn 2: “Hỗn loạn”.

Ở giai đoạn “hỗn loạn” số lượng người mua bắt đầu giảm dần và những người bán bắt đầu trở lên vội vã bán đi những cổ phiếu mình đang nắm giữ. Giá có thể dốc thẳng đứng hướng xuống, nhưng trong giai đoạn hỗn loạn này có thể sẽ có giai đoạn hồi phục (xu thế cấp 2) hoặc 1 giao động ngang của thị trường. Bán cổ phiếu ra tại giai đoạn hồi phục này trước khi giá giảm sâu hơn

bearish
Bear market

Giai đoạn 3: “Thị trường yếu dần”.

Những cổ phiếu có chất lượng cao hầu như không được giao dịch vì những người sở hữu chúng đều muốn nắm giữ đến cùng. Ở giai đoạn cuối của Bear Market, như một kết quả của toàn bộ thời kỳ giảm giá trước, cả thị trường chỉ tập trung vào giao dịch một số loại cổ phiếu. Đến điểm cuối của giai đoạn Bear market thì thường sẽ có 1 giai đoạn giá đi ngang dài.

Lưu ý: Một hệ quả tất yếu từ nguyên lý này đó là khi đã có những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế thị trường thì sự thay đổi đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải theo dõi thị trường một cách thường xuyên.

Nên kết hợp cùng với sóng elliott để có thể trade hiệu quả hơn.

Kết luận

Vậy là các bạn đã cùng Isinhvien tìm hiểu và ứng dụng Lý thuyết Dow. Nếu thấy bài này đáp ứng đủ những gì bạn cần tìm, hãy cho Isinhvien một like, share hoặc comment để chúng mình có thêm động lực tổng hợp nhiều kiến thức hay hơn nữa nhé!



Back to top button
Close