Vào bếp

Có bầu hay sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin A, kali, chất xơ, canxi, protein, sắt, vitamin B6,… Các loại vitamin và khoáng chất này giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và giảm căng thẳng, mệt mỏi. Chất dinh dưỡng từ sầu riêng giúp phát triển hệ xương, răng và tim mạch. Tuy có nhiều lợi ích là vậy nhưng nhiều phụ nữ khi mang thai hay sau khi sinh phân vân không biết có nên ăn sầu riêng hay không, có ảnh hưởng gì tới đứa con của mình hay không. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ giải đáp hết thắc mắc qua bài viết Có bầu hay sau sinh ăn sầu riêng được không?

Có bầu ăn sầu riêng được không? Sau sinh ăn sầu riêng được không?
Có bầu và sau sinh ăn sầu riêng được không?

1. Có bầu ăn sầu riêng được không?

a) Tổng quan về sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loại quả này thường chín rộ vào mùa hè, có mùi vị rất riêng, không lẫn vào đâu được. Lớp vỏ bên ngoài của loại quả này đầy gai nhưng bên trong, thịt có màu vàng ruộm với một mùi hương hấp dẫn. Sầu riêng không phải là món ăn yêu thích của tất cả mọi người nhưng khi đã yêu, bạn sẽ khó lòng cưỡng lại mùi vị hấp dẫn của nó đấy.


Bên cạnh mùi vị, sầu riêng rất giàu dinh dưỡng, trong 100g sầu riêng sẽ có các chất sau:

  • Vitamin A: 20 – 30 IU;
  • Protein: 2.5 – 2.8 g;
  • Canxi: 7.6 – 9.0 g;
  • Sắt: 0.73 – 1.0 mg;
  • Phốt pho: 37.8 – 44.0 mg;
  • Acid ascorbic: 23.9 – 25.0 mg;
  • Kali: 436 mg;
  • Thiamin: 0.2 mg;
  • Carbohydrate toàn phần: 30.4 – 34.1 g;
  • Chất xơ: 3.8 g;
  • Riboflavin: 0.2 mg.

b) Có bầu ăn sầu riêng được không?

Ở một số nước châu Á, phụ nữ mang thai ăn sầu riêng là điều “cấm kỵ” vì nhiều người cho rằng tính nóng của loại trái cây này có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ sau sinh. Vậy có bầu ăn sầu riêng được không?

Thực tế không có bằng chứng khoa học nào chứng minh quan điểm trên nên mẹ bầu vẫn có thể ăn loại quả này khi mang thai. Sầu riêng mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ không tốt.


Có bầu ăn sầu riêng được không? Sau sinh ăn sầu riêng được không?
Có bầu ăn sầu riêng được không?

c) Những lợi ích của sầu riêng cho bà bầu

Khi bà bầu ăn sầu riêng với lượng phù hợp sẽ mang lại các lợi ích sau:

Cung cấp năng lượng cho thai kỳ

Mang thai cần rất nhiều năng lượng và sầu riêng là loại trái cây cung cấp năng lượng tuyệt vời. Sầu riêng chứa các loại đường đơn như fructose và sucrose, cung cấp năng lượng nhanh, khiến bà bầu cảm thấy tràn đầy năng lượng.

Sầu riêng không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, không làm tăng lipid máu. Ngoài ra, sầu riêng là một nguồn chất xơ tốt, hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, ngăn ngừa chứng táo bón thường xuyên xuất hiện trong thai kỳ.

Hàm lượng chất xơ có trong sầu riêng giúp lớp màng nhầy trong ruột của mẹ được bảo vệ, giảm tiếp xúc với độc tố, giúp liên kết và loại bỏ các hóa chất từ ruột có khả năng gây ung thư.


Cung cấp vitamin và khoáng chất

Cũng giống như nhiều loại trái cây khác, sầu riêng chứa nhiều vitamin tổng hợp có lợi cho sức khỏe như Niacin (B3), Thiamin (B1) và Riboflavin (B2).

Sầu riêng còn là nguồn cung cấp đồng, mangan, sắt và magiê. Trong đó, đồng và sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể mẹ, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Giàu chất xơ

Táo bón là vấn đề khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Thịt quả sầu riêng hoạt động như một loại thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) tự nhiên, giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Giàu axit folic

Sầu riêng rất giàu axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Bà bầu ăn loại trái cây này khoảng 100g có thể đáp ứng khoảng 9% nhu cầu axit folic mỗi ngày mà cơ thể cần.


Giàu chất chống oxy hóa

Ngoài chất xơ và vitamin B, loại trái cây thơm ngon này còn có chứa kẽm, tryptophan và organo-sulfur có tác dụng chống oxy hóa. Các chất này giúp bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi sự tấn công của các chất gây ô nhiễm và các gốc tự do.

Không chứa chất béo có hại cho cơ thể

Sầu riêng không chứa cholesterol và những loại chất béo có hại cho cơ thể. Ngoài ra, bà bầu ăn loại quả này còn giúp điều hòa huyết áp khi mang thai.

d) Những lưu ý của bà bầu khi ăn sầu riêng

Sầu riêng có lợi là vậy nhưng khi bà bầu ăn sầu riêng cần phải lưu ý một vài điều sau để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và thai nhi nhé!

  • Sầu riêng có tính nóng ngoài ra còn nhiều đường, do đó có thể gây ra chứng tăng huyết áp, đầy hơi và khó tiêu ở mẹ bầu. Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn loại quả này. Mẹ bầu bị bừa cân thì cũng nên tránh ăn sầu riêng vì nó có thể khiến mẹ bầu mất kiểm soát cân nặng của mình.
  • Mẹ bầu cũng không nên ăn sầu riêng sau khi uống các loại đồ uống như bia, rượu hay cơm rượu. Vì sự tương tác giữa chúng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Mẹ bầu nên ăn sầu riêng cùng với trái cây mát để trung hòa cho cơ thể. Ngoài ra, sầu riêng cũng không thích hợp khi ăn cùng một số các loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi, gừng… vì chúng khiến cho tính nóng của loại quả này tăng lên và giảm hương vị đáng kể. Mẹ bầu nên ăn cùng với các loại trái cây mát như dưa bở, bưởi… để điều hòa cho cơ thể.

>> Có thể bạn quan tâm: Ăn sầu riêng kỵ gì? Những lưu ý quan trọng khi ăn sầu riêng


2. Sau sinh ăn sầu riêng được không?

Không phủ nhận sầu riêng có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nhưng liệu sau sinh có nên ăn sầu riêng hay sau sinh ăn sầu riêng có sợ sữa mẹ có mùi, câu trả lời có ngay dưới đây.

a) Sau sinh có nên ăn sầu riêng?

Theo nghiên cứu, phụ nữ sau sinh KHÔNG NÊN ăn sầu riêng vì những lí do sau đây:

  • Sầu riêng tính nóng, thậm chí là rất nóng. Nhiều người đã miêu tả lại rằng chỉ cần ăn một miếng sầu riêng, họ có thể cảm nhận được hơi nóng đi đến tận ruột gan. Nếu mẹ ăn sầu riêng có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Sức nóng của sầu riêng còn đi vào sữa mẹ, khiến con bú dễ bị mẩn ngứa, khó chịu, quấy khóc.
  • Hàm lượng đường quá cao trong sầu riêng không hề có lợi cho người mẹ, khiến mẹ bị tăng cân không kiểm soát và làm các vết thương lâu lành hơn. Đặc biệt với những mẹ bị tiểu đường thì tránh xa sầu riêng là việc làm cần thiết.
  • Sầu riêng cung cấp rất nhiều năng lượng, khoảng 147 Kcal/100g sầu riêng khiến mẹ khó giảm cân sau sinh. Mẹ ăn 100gr sầu riêng, cần đi bộ tốt độ 5km/h trong 45 phút để tiêu hao hết!!!
  • Mẹ sau sinh bị suy thận nếu ăn sầu riêng sẽ khiến tình trạng khó kiểm soát: 100g sầu riêng cung cấp khoảng 436mg Kali. Kali giúp xương chắc khỏe nhưng cao quá lại có hại đối với những bệnh nhân suy thận. Nếu sau khi ăn sầu riêng mà lượng kali trong máu vượt mức 6,5mmol/l thì người mẹ có thể bị loạn nhịp tim, ngừng tim.
  • Kết hợp sầu riêng với cồn là một cách tự sát: Sau sinh không nên sử dụng đồ uống có cồn, và sẽ càng nguy hại hơn nữa nếu mẹ kết hợp nó với sầu riêng. Ở Thái Lan, một người phụ nữ 47 tuổi đã tử vong sau khi ăn sầu riêng và uống rượu. Nguyên nhân được giải thích do độ nóng của cồn và sầu riêng làm thân nhiệt và nhịp tim gia tăng nhanh chóng. Ngoài ra, hợp chất lưu huỳnh trong sầu riêng còn gây ức chế hoạt động của các enzyme phân hủy rượu, khiến cơ thể bị nhiễm độc. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong.
Có bầu ăn sầu riêng được không? Sau sinh ăn sầu riêng được không?
Sau sinh ăn sầu riêng được không?

b) Sau sinh ăn sầu riêng có sợ sữa mẹ có mùi?

Sau sinh chắc chắn là không nên ăn sầu riêng nhưng nếu các mẹ “lỡ dại” ăn thì có sợ sữa mẹ có mùi không, câu trả lời là không.


Mùi hương đậm đặc của sầu riêng chỉ ám vào người mẹ và có thể khiến các bé khó chịu khi gần mẹ. Bé sẽ quấy khóc và không chịu bú nên nếu muốn sau sinh ăn sầu riêng mẹ cần chú ý nhé! 

c) Vậy khi nào thi được phép ăn sầu riêng?

Sau khi sinh không nên ăn sầu riêng, vậy ăn khi nào thì hợp lí, câu trả lời là vào khoảng 6 tháng sau, khi trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm. Thời điểm này cũng là lúc các vết thương đã được phục hồi và sữa mẹ cũng không ảnh hưởng nhiều tới bé. 

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều sầu riêng trong một lần. Mẹ nên chia nhỏ ra và ăn chút ít để đỡ thèm. Khi em bé lớn và đã cứng cáp, mẹ có thể ăn nhiều hơn nhé! 

Tóm lại, các bà bầu được phép ăn sầu riêng khi mang thai nhưng phải chú ý ăn vừa đủ mức cho phép để đảm bảo không xảy ra các vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng tới bản thân và thai nhi. Các mẹ sau khi sinh thì tuyệt đối không nên ăn sầu riêng vì có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe không mong muốn.


Trên đây là toàn bộ bài viết giải đáp thắc mắc về Có bầu hay sau sinh ăn sầu riêng được không?. Isinhvien hy vọng qua bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích. Hãy chia sẽ cho mọi người để kiến thức này được nhiều người biết đến hơn nhé!

Bài viết khác liên quan đến Ăn sầu riêng

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close