Độc lạ quanh ta

Vì sao lá cây có màu xanh lục? 2 thông tin thú vị nhất về lá cây

Trong chúng ta, chắc chắn ai cũng nhiều lần tự thắc mắc vì sao lá cây lại có màu xanh lục? Tất cả những loại lá cây trên thế giới điều mang màu xanh hay có một màu nào khác? Sau đây Isinhvien sẽ giải đáp thắc mắc những câu hỏi trên và giúp các bạn có thêm những thông tin thú vị nhất về lá cây nhé.

Trước khi tìm hiểu vì sao lá cây có màu xanh lục và 2 thông tin thú vị nhất về lá cây, chúng ta cùng điểm qua những khái niệm lá cây là gì, cấu tạo của những lá cây nhé.

1. Lá cây là gì?

Lá cây là một cơ quan sinh dưỡng của cây mọc có hạn trên thân cây, có cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng và đảm nhận chức năng sinh dưỡng rất quan trọng như sự quang hợp, sự hô hấp và sự thoát hơi nước.

Vì sao lá cây có màu xanh lục? 2 thông tin thú vị nhất về lá cây 7
Lá thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp

2. Cấu tạo của lá cây

Một lá điển hình thường có ba phần chính: phiến lá, cuống lá và bẹ lá. Phiến lá là phần rộng, mỏng và thường có màu xanh. Phiến lá được đính vào thân ở các mấu thân nhờ các cuống lá là phần hẹp và dày. Chúng ta có thể nhận thấy không phải tất cả các loại lá cây đều có màu xanh, hoặc đều rộng và mỏng. Có đôi khi lá không có cuống, trường hợp đó gọi là lá không cuống. Cuống lá rất đa dạng về chiều dài, độ dày và hình dạng. Bẹ lá là phần rộng ôm lấy thân. Một số cây thường có bẹ lá như các cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).


Vì sao lá cây có màu xanh lục? 2 thông tin thú vị nhất về lá cây 8
Các kiểu gân lá thường gặp

Những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn lá cây là gì và cấu tạo của những chiếc lá. Tiếp theo các bạn cùng tìm hiểu câu hỏi vì sao lá cây có màu xanh lục và 4 thông tin thú vị về lá cây nhé.

3. Vì sao lá cây có màu xanh lục?

Lá cây có màu xanh là do trong lục lạc lá cây có chất diệp lục. Điều này đã được ghi trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 môn Sinh học. Nhưng để hiểu bản chất thực sự thì phải đến khi học lớp 12, chúng ta mới bắt đầu hiểu về khái niệm của thuật ngữ quang phổ trong bộ môn Vật lý.

Tuy nhiên, để trả lời nhanh và đầy đủ câu hỏi “Vì sao lá cây màu xanh” thì chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng: Lá cây có màu xanh vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Mỗi một mi-li-mét lá chứa tới bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ngoài chất diệp lục, trong lá cây còn có rất nhiều chất khác. Chúng có màu cam, đỏ, tím, vàng,…Tuy nhiên chất diệp lục chiếm tỉ lệ lớn nhất.


4. Hai thông tin thú vị nhất về lá cây

Thế giới xung quanh thật thú vị và hấp dẫn, chúng ta càng tìm tòi khám phá thì càng cảm thấy thế giới rộng lớn và tuyệt diệu biết bao. Mỗi một sự vật, hiện tượng, cá thể.. đều mang trong mình những đặc điểm riêng biệt. Sau khi bạn đã hiểu rõ vì sao lá cây có màu xanh lục, ngay bây giờ Isinhvien sẽ đưa ra thêm 2 thông tin thú vị nhất về lá cây để bạn có thể tham khảo thêm nhé!

4.1. Những loại cây không có lá màu xanh

Thường lá cây có màu xanh, nhưng không phải tất cả các loài cây đều sẽ có lá màu xanh. Có thể điểm qua một vài loài tiêu biểu sau đây:

4.1.1. Rong biển

Một số loài rong biển có lá màu đỏ hoặc nâu để nó hấp thu tốt ánh sáng xanh vì ánh sáng đỏ sẽ khó xuyên qua nước biển. Bởi vậy, ở vùng nước nông ta thường thấy rong biển có màu xanh, nhưng khi đến vùng nước sâu thì rong biển lại chuyển dần sang màu nâu hoặc đỏ.


Vì sao lá cây có màu xanh lục? 2 thông tin thú vị nhất về lá cây 9
Rong biển có màu đỏ

4.1.2. Thu hải đường

Một loài cây phổ biến khác là thu hải đường. Loài cây này thường sống núp trong vùng tối tăm dưới tán của loài cây khác. Lá loài cây này có hai màu, mặt trên màu xanh lục do có thể hứng được một ít ánh sáng còn sót lại từ trên cao rọi xuống. Mặt dưới có màu nâu đỏ để hấp thu tốt những tia sáng yếu ớt phản xạ từ dưới đất hoặc từ các lá khác của nó.

Vì sao lá cây có màu xanh lục? 2 thông tin thú vị nhất về lá cây 10
Lá hoa Hải Đường phía dưới có màu nâu đỏ

4.1.3. Cây rau dền

Nếu như ở những loài cây thông thường chất diệp lục chiếm đa số thì với cây rau dền, anthocyanin lại chiếm phần nhiều hơn. Anthocyanin là một hợp chất có màu đỏ và dễ tan trong nước nóng. Để chứng minh sự có mặt của diệp lục trong cây rau dền, người ta đã sử dụng lá của loài cây này cho vào nước nóng, chỉ trong vòng vài phút lá của cây chuyển dần từ màu đỏ sang màu xanh.


Vì sao lá cây có màu xanh lục? 2 thông tin thú vị nhất về lá cây 11
Lá rau dền có màu đỏ

4.2. Tại sao lá cây chuyển sang màu vàng?

Vì sao lá cây lại chuyển sang màu vàng khi mỗi độ thu về? Đâu là lý do khiến lá cây vốn có màu xanh lại chuyển thành màu vàng, thậm chí là màu đỏ, tạo nên những khung cảnh tuyệt đẹp, lãng mạn trong ngày thu.

Khi chất diệp lục không còn hoạt động, hầu hết các loại lá chuyển sang màu vàng. Đây là một loại màu sắc vốn đã tồn tại sẵn trong lá nhưng bị lấn át bởi sắc xanh vào các mùa sinh trưởng của cây. Khi lá cây ngừng sản xuất diệp lục – chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo ra năng lượng, lá cây sẽ đổi màu rất nhanh sang màu vàng, vốn phát xuất từ sắc tố gọi là carotinoids. Một số nhà khoa học cho rằng lá vẫn tiếp tục tạo ra chất carotinoids sau khi chất diệp lục ngưng hoạt động, bởi sắc vàng giúp chúng hấp thụ thêm một chút năng lượng mặt trời nữa.


Bên cạnh màu vàng thì một số loài cây lại cho lá màu đỏ, ví như cây phong – biểu tượng của đất nước Canada. Màu đỏ này xuất phát từ sắc tố anthocyanin, phức tạp hơn một chút so với carotinoids. Điều này có liên quan đến đến lớp vách tại mỗi chiếc lá. Khi lớp vách này xuất hiện, những chiếc lá sẽ rụng để bảo tồn năng lượng cho cây. Trước khi lá rụng, cây sẽ giữ lại đường và chất dinh dưỡng từ lá, chính lúc này sắc tố anthocyanin xuất hiện.

Vì sao lá cây có màu xanh lục? 2 thông tin thú vị nhất về lá cây 12
Lá chuyển sang màu vàng khi độ thu đến

Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã có cho mình những câu trả lời về vấn đề vì sao lá cây lại có màu xanh lục hay biết thêm 2 thông tin thú vị nhất về lá cây như những loại cây không có lá màu xanh, tại sao lá cây chuyển sang màu vàng. Isinhvien hi vọng sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng bạn khám phá thêm những kiến thức hay và thú vị nhé!


Back to top button
Close