Thủ thuật Excel

Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất

Sếp cho bạn một danh sách lộn xộn như thế này và nó chứa quá nhiều hàng bị trống mà bạn tìm và lọc theo cách thủ công quá mất thời gian? Vậy thì bạn tìm đúng nơi rồi đấy! Hôm nay Isinhvien sẽ hướng dẫn bạn 2 cách đơn giản để oại bỏ những cái hàng trống đáng ghét đó nhé!

Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất 9
Ví dụ về các hàng bị trống

Cách 1: Dùng chức năng Go to của Excel

Chức năng Go to là một trong những công cụ hữu ích để tìm kiếm các loại dạng dữ liệu cụ thể trong Microsoft Excel mà bạn không nên bỏ qua.

Bước 1: Bôi đen tất cả danh sách và nhấn phím F5, hộp thoại Go to sẽ hiện ra

Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất 10
Hộp thoại Go to

Bước 2: Chọn vào nút Special, phần mềm sẽ tiếp tục hiện ra một hộp thoại Go to special

Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất 11
Chọn vào nút Special

Bước 3: Các bạn hãy tìm và tích vào ô Blanks rồi nhấn nút OK.


Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất 12
Tích vào ô Blanks

Lưu ý: Trong bước này bạn không nên tuỳ ý click bừa vào bất kì đâu trong bảng tính. Nếu lỡ click thì làm lại từ bước 1

Bước 4: Từ đây, những hàng bị trống đã được lọc ra. các bạn hãy xoá nó bằng cách click vào tab File sau đó chọn Delete > Delete Sheet Rows

Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất 13
Xoá các hàng đã được bôi đen bằng cách chọn Delete Sheet Rows

Vậy là bạn chỉ cần gửi danh sách đã được lọc các hàng bị trống cho sếp và nhận lấy thời gian bạn đã tiết kiệm được vì sử dụng cách loại bỏ hàng trống trong Excel của Isinhvien rồi

Cách 2: Dùng công cụ Lọc (Filter)

Công cụ này cực kì mạnh mẽ và hiệu quả nếu danh sách của bạn được định dạng theo hàng dọc.

Bước 1: Chúng ta sẽ bôi đen tất cả danh sách, sau đó chọn tab Data > Filter


Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất 14
Chọn vào Filter

Lưu ý: Bạn có thể dùng phím tắt bằng cách nhấn tổ hợp phím: Ctrl + Shift + L

Bước 2: Từ đây những cột dọc của bạn sẽ có những dấu mũi tên nhỏ, hãy click vào đó và tích mỗi ô Blanks như hình dưới

Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất 15
Tích vào mỗi ô Blanks

Bước 3: Từ đây, những hàng bị trống đã được lọc ra. các bạn hãy xoá nó bằng cách bôi đen và click vào tab File sau đó chọn Delete > Delete Sheet Rows

Cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel đơn giản nhất 16
Xoá các ô bôi đen bằng cách sử dụng Delete Sheet Row

Lưu ý: Nếu bạn muốn tắt chế độ Filter đi chỉ cần Click lại vào biểu tượng Filter là xong.

Vậy là trong bài viết này, Isinhvien đã hướng dẫn cho bạn cách loại bỏ hàng bị trống trong Excel rồi đấy! Nếu thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng được biết nhé! Chúc các bạn thành công 💜💜💜


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close