Sóng Elliott – Sóng Elliott là gì? – Hướng dẫn cách giao dịch “cụ thể nhất” của từng con sóng
Việc vận dụng sóng Elliott Isinhvien đã trải qua và áp dụng vào thực chiến trên thị trường chứng khoán, bài viết này dành cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa biết cách đầu tư như thế nào cho hợp lý giải đáp những khúc mắc của mọi người khi mới tham gia vào thị trường. Ưu tiên đầu tiên khi tham gia vào thị trường là không để lỗ, mục đích sau cùng là lấy lãi sau mỗi thương vụ.
Sóng Elliott là gì?
“Thị trường chứng khoán không hành xử theo một kiểu hỗn loạn nào cả mà dao động trong 1 trật tự nhất định theo những chu kỳ có tính lặp lại, phản ánh những hành động cảm xúc của con người được gây ra bởi những ảnh hưởng bên ngoài hoặc tâm lý đám đông.”
Sóng Elliott cho biết rằng sự chuyển động của thị trường chứng khoán có thể được dự đoán bằng cách quan sát và xác định mô hình sóng lặp đi lặp lại. Sóng Elliott đã có thể phân tích thị trường theo chiều sâu hơn. Xác định các đặc điểm cụ thể của các mẫu sóng và đưa ra dự đoán chi tiết về thị trường dựa trên các mẫu đó.
- Một con sóng cơ bản sẽ có 5 con sóng chính (line 1) và 3 con sóng điều chỉnh (line 2).
- Trong 5 con sóng chính (line 1) sẽ có 3 con sóng chủ 1, 3, 5 và 2 con sóng điều chỉnh 2, 4.
- Trong 3 con sóng điều chỉnh (line 2) được gọi là sóng A, sóng B và sóng C.
Cách đếm sóng Elliott.
Đầu tiên phải biết phân tích cổ phiếu đa khung thời gian. Khi phân tích đa khung thời gian ta sẽ có cái nhìn tổng thể và đa chiều hơn về thị trường.
Isinhvien sẽ thực hiện lệnh mua và bán trên khung thời gian ngày (daily), lúc này trước khi vào lệnh mua hay bán thì Isinhvien sẽ vào khung thời gian tuần (weekly) để có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường, Isinhvien cũng sẽ áp dụng sóng elliott ở khung thời gian tuần (weekly). phương pháp này gọi là phương pháp giao dịch đa khung thời gian.
3 con sóng chủ (line 1), những con sóng đi theo xu hướng của thị trường.
Sóng Elliott chủ 1: Thường được bắt đầu cuối giai đoạn thị trường bearish market, khi mà giá cổ phiếu thấp và khối lượng giao dịch rất thấp, có thể là thấp hơn khối lượng trung bình 20 ngày rất nhiều. Nhưng thường khi sóng 1 bắt đầu những thông tin xấu liên tục được tung ra, nên việc nhìn nhận sóng 1 ở giai đoạn đầu này rất khó khăn.
Sóng Elliott chủ 3: Với con sóng này chính là lúc chúng ta tham gia vào thị trường, thông thường đây sẽ là con sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất. Ở đây để xác định sóng 3 thì chúng ta có 1 quy tắc, đỉnh của sóng 3 không được thấp hơn đỉnh của sóng 1.
Sóng Elliott 5: Đây là lúc chúng ta sẽ đặt câu hỏi “nên bán ra lượng cổ phiếu của mình đang nắm giữ lúc nào?”.
2 con sóng điều chỉnh (line 1), những con sóng đi ngược xu hướng thị trường
Sóng Elliott điều chỉnh 2: Sóng này trái với sóng 4 nếu sóng 2 ngắn và đơn giản thì sóng 4 sẽ dài và phức tạp. Tuy nhiên, có 1 quy tắc trong sóng 2 là đáy của sóng 2 không được thấp hơn điểm bắt đầu của sóng 1.
Sóng Elliott điều chỉnh 4: Khối lượng giao dịch của sóng 4 sẽ thấp hơn sóng 3, đây là thời điểm MUA vào của nhà đầu tư nếu nhìn thấy tiềm năng tiếp diễn sau đó của sóng 5.
Theo sau 5 con sóng chủ sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Vì thế trong giai đoạn này chúng ta sẽ có 2 thời điểm để mua cổ phiếu là vào con sóng 3 và con sóng 5 của thị trường.
3 con sóng điều chỉnh sau sóng chính (line 2), kết thúc xu hướng chính của thị trường.
Sóng A: Là khoảng thời gian được tính từ đỉnh của sóng 5 đến đáy của sóng A, vào giai đoạn điều chỉnh của sóng A chính là lúc để những nhà đầu tư nhỏ lẻ còn đang đặt tin vào niềm tin của mình vào giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại bán ra, hãy dứt khoát bán ra cổ phiếu mình đang nắm giữ vào giai đoạn điều chỉnh.
Sóng B: Là khoảng thời gian tính từ đáy của sóng A đến đỉnh của sóng B vào lúc này giá sẽ tăng với khối lượng giao dịch thấp, đây gọi là giai đoạn phân phối của của thị trường.
Sóng C: Giá sẽ bắt đầu rơi khối lượng giao dịch tăng. Hầu hết mọi nhà đầu tư đều nhận thấy rõ xu thế bearish market đang ngự trị.
Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott.
Hướng dẫn mua, theo con sóng 3 và 5
Hướng dẫn Mua: Như trên hình sau sóng 3 ta có 1 giai đoạn sóng 4 kéo dài vài ngày đạt được đáy tại nơi có sóng đẩy (để hiểu rõ hơn về sóng đẩy ta vào phần phân tích nến nhật) lúc này là lúc chúng ta chuẩn bị mua vào khi có tín hiệu từ khối lượng giao dịch tăng + giá tăng. Isinhviên thường mua vào khi giá phá qua đỉnh của sóng 3.
Hoặc cũng có thể tham gia vào sóng 3 khi giá từ đáy của sóng 2 phá qua đỉnh cua sóng 1.
Isinhviên đã hướng dẫn các bạn mua và có 1 cách nhìn tổng thể về sóng elliott nhưng để đạt hiệu quả cao hơn cho việc Mua thì nên phân tích cổ phiếu đa khung thời gian để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Hướng dẫn bán, trong ‘thực chiến” của sóng elliott
Hướng dẫn Bán: khi tham gia vào thị trường chứng khoán chúng ta sẽ không thể định giá cổ phiếu khi nào đến đáy và khi nào ở đỉnh, nên chúng ta sẽ có 2 phương pháp bán ra, bán ra trên đường tăng của giá, bán ra khi giá bên kia đồi.
Cách bán ra trên đường tăng của giá chúng ta sẽ có 1 công thức:
wave5 = wave1
Nghĩa là tỉ lệ tăng từ đáy sóng 4 đến đỉnh của sóng 5 sẽ bằng tỉ lệ tăng từ đáy sóng đến đỉnh sóng 1. Khi lợi nhuận đã đủ trong kế hoạch thì việc chốt lời là điều cần làm lúc này, chớ quá tham lam để đến khi thi trường đi xuống thì chúng ta trở tay không kịp, tệ hơn là khoảng lỗ cho tài khoản của chính nhà đầu tư.
Cách bán ra khi giá đã qua bên kia sườn đồi: Khi chúng ta đang tự tin vào suy nghĩ của mình tuy nhiên thị trường thì không phải chỉ cần niềm tin là có thể tiếp tục tăng, vào lúc này ta phải nhận định rõ ràng và dứt khoát bán ra khi giá đã giảm, đỉnh của sóng điều chỉnh B thấp hơn đỉnh của sóng chủ 5. hãy dứt khoát bán ra khi thấy dấu hiệu này trước khi giá giảm quá sâu dẫn đến thua lỗ cho tài khoản của mình.
Ưu điểm, nhược điểm cách và cách tăng tỉ lệ thành công trong giao dịch với phương pháp sóng Elliott.
Tuy nhiên trong một phương pháp trade đều có mặt ưu và nhược điểm của nó. Sóng elliott này cũng vậy.
Ưu điểm: Có thể nhìn nhận được xu hướng thị trường từ đó đưa ra các nhận định diễn biến tương lai của thị trường.
Việc sóng elliott thường đi sau nên khi thị trường có dấu hiệu rõ ràng thì các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, phương pháp này khá an toàn và thường đảm bảo lợi nhuận trong việc đầu tư.
Nhược điểm: Vì sóng elliott dựa trên yếu tố tâm lý của nhà đầu tư mang tính chu kỳ và cảm xúc nên khó để có thể nhận định rõ ràng nên mua và bán ở điểm nào, điểm phân kỳ khá chậm nên khoản lợi nhuận thu về thường không cao so với đà tăng của sóng, đưa ra cái phản ứng chậm sau khi đã có những tín hiệu rõ ràng.
Sẽ thật khó để nhận thấy các con sóng elliott cho đến khi nó đã đi qua, từ đấy bỏ lỡ những cơ hội đầu tư.
Nhưng với sóng elliott thì vẫn có cách để giải quyết vấn đề mang yếu tố tâm lý là sử dụng các chỉ báo mang tính logic trong phân tích kỹ thuật để có điểm mua và bán hợp lý hơn ở đây Isinhviên sẽ giới thiệu 2 chỉ báo phân tích kỹ thuật thường áp dụng chỉ báo MACD và Fibonacci.
Hãy đọc Lý thuyết Dow để có cái nhìn toàn cảnh về thị trường chứng khoán và áp dụng vào thực tế 1 cách hiệu quả hơn
Có bộ 3 quy tắc cần phải nắm rõ khi sử dụng Sóng elliott:
- Quy tắc 1: Sóng 3 KHÔNG BAO GIỜ là sóng ngắn nhất trong số các sóng chủ.
- Quy tắc 2: Sóng 2 KHÔNG BAO GIỜ có thể vượt khỏi điểm bắt đầu sóng 1.
- Quy tắc 3: Sóng 4 KHÔNG BAO GIỜ có thể đi vào vùng giá giống nhau của sóng 1.
Việc mua và bán theo khung thời gian nào và vào lúc nào phụ thuộc vào tính cách và mức độ chịu đựng rủi ro khi đầu tư của mỗi người, tuy nhiên đối với Isinhviên vẫn là không để mất tiền khi đầu tư mới nghĩ đến lợi nhuận.
KẾT LUẬN:
Vậy là các bạn đã cùng Isinhvien tìm hiểu và ứng dụng Sóng elliott. Nếu thấy bài này đáp ứng đủ những gì bạn cần tìm, hãy cho Isinhvien một like, share hoặc comment để chúng mình có thêm động lực tổng hợp nhiều kiến thức hay hơn nữa nhé!