Start-up

Khởi nghiệp là gì? Những mô hình và ý tưởng khởi nghiệp hay cho sinh viên

Thế hệ trẻ hiện nay phát triển rất toàn diện, không tránh khỏi các suy nghĩ về tương lai, khởi nghiệp. Vậy “khởi nghiệp là gì?”, để khởi nghiệp “đầu xuôi đuôi lọt” thì Gen Z chúng ta nên lưu ý những gì?, hãy cùng Isinhvien tham khảo những mô hình và ý tưởng bên dưới nhé.

Khởi nghiệp là gì ?

Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình… đều được gọi là khởi nghiệp.

Qua đó, bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động.

Khởi nghiệp là gì?
Ảnh minh họa khởi nghiệp Gen Z

Các ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên

Nếu chúng ta đã biết khởi nghiệp là gì, vậy sau đây Isinhvien sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng hay để khởi nghiệp:


  1. Kinh doanh online: Xu hướng những năm gần đây là kinh doanh online, hầu như tất cả sản phẩm trên thị trường đều có thể kinh doanh được. Đặc biệt trong thời công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, các nền tảng xã hội gây sốt và dịch bệnh hoành hành thì thị trường online là một nơi cực kỳ hợp lý để phát triển cách tốt nhất, mà chi phí cũng được giảm nhiều.
  2. Làm Freelancer: Có lẽ đây chính là công việc được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi freelancer hay làm tự do sẽ thỏa mãn được các bạn không thích cuộc sống văn phòng gò bó. Lựa chọn này thích hợp với các nghề liên quan đến sáng tạo như thiết kế, viết lách hay dân IT công nghệ. (xem chi tiết tại đây)
  3. Kinh doanh đồ uống : Hiện nay mỗi người trung bình đều có thể bỏ ra 20% lương để uống các loại đồ uống như trà sữa, coffee,… Cho thấy nhu cầu của người uống rất cao, là một điều kiện thích hợp để kinh doanh.
  4. Làm Vlog: Như trên đã nói, sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội đã tạo nên một thị trường rất cạnh tranh, mà ở đó nhu cầu giải trí, học tập cũng được lan rộng. Làm vlog chính là làm nội dung bằng video. Tuy không hề dễ dàng để trở nên nổi tiếng nhưng nếu bạn tự tin là có ý tưởng tốt, khả năng thu hút người xem thì hãy vẫn cứ mạnh dạn thực hiện nhé!
  5. Thiết kế ứng dụng di động – Game Online : Dân IT, công nghệ có thể khởi nghiệp bằng cách sáng tạo, viết ứng dụng. Những hình mẫu như “cha đẻ” game Flappy Bird Nguyễn Hà Đông vẫn còn đó để làm động lực cho chúng ta.

7 mô hình khởi nghiệp bạn nên biết

Mô hình khởi nghiệp (kinh doanh) là bản kế hoạch kiếm tiền và phát triển. Là hướng đi mà chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình kinh doanh nhất định. Dưới đây là 7 mô hình khởi nghiệp phổ biến để khởi nghiệp:


1. Access Over Owership – Chia sẻ quyền sở hữu

Dịch vụ chia sẻ quyền sở hữu là mô hình cho thuê sản phẩm/dịch vụ, mà theo đó người thuê có quyền sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, thường là theo giờ. Dịch vụ này thu hút những khách hàng chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng hoặc những người thích đổi qua nhiều loại sản phẩm/dịch vụ khác thay cho món đồ họ dùng thường ngày.

Ví dụ: Hiện ứng dụng Zipcar là một trong những ứng dụng dẫn đầu về dịch vụ chia sẻ quyền sử dụng ô tô. Ước tính đến nay gần 2 triệu người trên thế giới đăng kí dịch vụ này và đến cuối năm ngoái Zipcar có đến 850.000 thành viên.

2. The Experience Model – Mô hình trải nghiệm

Thay vì chỉ nói về những lợi ích của sản phẩm để bán, thì hãy để khách hàng tự trải nghiệm sản phẩm và sau đó, chính khách hàng sẽ đánh giá và ra quyết định mua sản phẩm củ bạn.

Ví  dụ điển hình là Tesla Motor – Hãng xe hơi điện. Với mô hình trải nghiệm và bán hàng trực tiếp, Tesla đã thành công vang dội với lượng đặt hàng trước Model Tesla lên tới 325.000 đơn, tương ứng với 14 tỷ đô la.


3. The Subscription model – Thuê bao

Mô hình này được mô tả là một câu lạc bộ dành riêng cho hội viên và khách hàng , nó bắt buộc khách hàng đăng ký tên và mật khẩu để truy cập vào nội dung chính của website, có thể trả tiền để có được các quyền lợi đặc biệt.

Có thể bạn chưa biết đây chính là chiến dịch chính của Netflix “gã khổng lồ” của làng giải trí. Tính đến cuối năm 2015, Netflix hiện diện trên 70 triệu gia đình, ở quý cuối cùng đạt 12 tỷ giờ streaming, tăng 8,25 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái và góp phần vào năm 2015 con số 42,5 tỷ giờ.

4. The Marketplace model – Sàn giao dịch thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử cung cấp cho cả bên bán và cả bên mua những cơ hội tiếp cận dễ dàng và an toàn trên cơ sở kế thừa điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của các mô hình thương mại điện tử sẵn có. Nhu cầu của người dùng hiện nay lại có xu hướng mua sắm trên mạng đặc biệt là không qua môi giới.


Chúng ta không còn xa lạ với các sàn thương mại điện tử lớn như: Amazon, Alibaba, Priceline,…

5. Free Model – Mô hình kinh doanh miễn phí

Những ông lớn như Facebook, Google,… đều là những mô hình kinh doanh miễn phí , dù vậy nhưng giá trị của những công ty này lên đến hàng trăm đô la.

Đây là loại hình kinh doanh mà khách hàng có thể hưởng lợi từ sản phẩm/dịch vụ một cách liên tục, được tài trợ từ môt phân khúc khách hàng khách hay nói cách khác là chi phí quảng cáo.

6. The Freemium model – Miễn phí kết hợp cao cấp

Freemium là một loại hình kinh doanh hoạt động dựa trên việc cung cấp miễn phí các dịch vụ/sản phẩm với các chức năng cơ bản nhưng thu phí nếu người sử dụng muốn dùng các chức năng cao cấp hơn (Premium) của dịch vụ/sản phẩm.

Hiện có rất nhiều nền tảng sử dụng mô hình này và cực kỳ thành công như: Spotify, Skype,…


7. Cung cấp sản phẩm với mức giá cao nhất

Tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu , sở thích được mua những sản phẩm mà không một ai có . Sau đó hãy bán cho họ với giá cao nhất có thể. Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế đã chứng minh con người hiện nay, đặc biệt là người giàu lại vô cùng chuộng những món đồ “Limited”.

Khởi nghiệp tuy rất gian nan nhưng hãy cứ kiên định với mục đích của mình. Lập nên một ý tưởng và kế hoạch, kèm một chút kỹ năng mềm để chuẩn bị cho những thứ bạn sắp phải đối mặt. Chuyên mục “khởi nghiệp là gì? và những ý tưởng, mô hình khởi nghiệp” đến đây đã hết, cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này!

Back to top button
Close