Đọc báo

Ngành Kỹ thuật dầu khí là gì? – Học gì? – Làm gì?

Với diện tích biển rộng của nước ta, dầu khí hiện tại là một trọng điểm của đất nước, nên ngành dầu khi cần một lượng nhân lực trong tương lai rất lớn. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành học đầy triển vọng trong tương lai này nhé!

Ngành Kỹ thuật dầu khí là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT DẦU KHÍ (Petroleum Engineering)
  • Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
  • Thời gian đào tạo: 5 năm
  • Kỹ thuật dầu khí (tiếng Anh Petroleum Engineering) là ngành đào tạo những kỹ sư có đủ bản lĩnh chính trị, học vấn, sức khoẻ, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam.
  • Ngành Kỹ thuật dầu khí trang bị cho sinh viên những kỹ năng về khâu thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực Kỹ thuật dầu khí. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng trong tìm kiếm thăm dò, thao tác xử lý và thực hành các công tác thí nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, các kỹ năng đo vẽ bản đồ, phân tích, đánh giá tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí.
Ky thuat dau khi
Ảnh minh họa Kỹ thuật dầu khí

Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật dầu khí

Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Dầu khí nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, sức khoẻ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Sinh viên được được trang bị những kiến thức cơ sở lý luận khoa học vững chắc, kiến thức rộng và nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật dầu khí.

Mục tiêu cụ thể: Kỹ sư tốt nghiệp ngành kỹ thuật dầu khí có năng lực thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực kỹ thuật dầu khí.

Những tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật dầu khí

  • Đam mê ngành dầu khí;
  • Có chuyên môn giỏi;
  • Có sức khỏe, thể lực tốt;
  • Có năng lực phân tích, đánh giá;
  • Năng lực giao tiếp một cách hiệu qủa;
  • Có kỹ năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu;
  • Kỹ năng ghi chép, viết, thuyết trình, báo cáo;
  • Khả năng sử dụng các kỹ thuật công nghệ, các công cụ hiện đại cần thiết trong thực tế vào trong ngành nghề;
  • Kỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm;
  • Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin;
  • Thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc.

Học ngành Kỹ thuật dầu khí ra trường làm nghề gì?

Các sinh viên vừa tốt nghiệp ngành kỹ thuật dầu khí có thể làm được ở nhiều nơi, và nhiều vị trí với các mức lương khác nhau, nhưng lương trung bình của ngành này cũng rất cao từ 500$-1000$, có thể đạt mức lương 2000$/tháng nhưng để đạt mức lương này thì phải có kiến thức chuyên môn, giỏi tiếng anh, và có trình độ kỹ năng mềm đạt chuẩn quốc tế. Dưới đây là một số công việc và vị trí để các bạn Kỹ sư kỹ thuật dầu khí có thể làm việc:

  • Nhà nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, tham gia thiết kế các công trình khai thác dầu khí, đề xuất với cơ sở sản xuất áp dụng phương pháp giúp tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí sản xuất.
  • Giảng dạy trong nhà trường, tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành về khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước.
  • Nghiên cứu: Làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện Hóa học công nghiệp, Viện Công nghệ hóa hay trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu của các trường đại học, các công ty dầu khí.
  • Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành: Điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý các sự cố ở các giếng khai thác. Họ làm việc tại các công trình khai thác dầu khí ngoài biển khơi như: giàn khai thác, giàn công nghệ trung tâm, tàu chứa dầu.
  • Nhà tư vấn: Nhiệm vụ là nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế để đề xuất với lãnh đạo về chủ trương, chính sách phát triển ngành dầu khí một cách bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật dầu khí

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ cơ bản
  7. Giáo dục thể chất
  8. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  9. Đại số
  10. Giải tích 1
  11. Giải tích 2
  12. Vật lý 1
  13. Vật lý 2
  14. Hóa học đại cương
  15. Tin học đại cương

Môn học chuyên ngành

  1. Kỹ thuật dầu khí đại cương: Tổng quan về công nghiệp dầu khí; Kỹ thuật khai thác mỏ; Kỹ thuật xây dựng giếng dầu khí; Kỹ thuật khai thác giếng; Thu gom và xử lý chất lưu khai thác; Vận chuyển và cất chứa tạm thời.
  2. Địa chất đại cương: Khái quát về địa chất học; Vị trí trái đất trong hệ mặt trời; Thành phần vật chất vỏ trái đất; Các quá trình địa chất nội sinh; Các quá trình địa chất ngoại sinh; Các học thuyết về địa kiến tạo.
  3. Địa chất cấu tạo: Khái niệm cơ bản về cấu tạo địa chất; Các cấu tạo do trầm tích; Bất chỉnh hợp; Các cấu tạo có nguồn gốc kiến tạo; Đứt gãy và đới trượt; Nếp uốn và uốn nếp; Các cấu tạo khác do biến dạng.
  4. Trắc địa đại cương: Các khái niệm cơ bản trong trắc địa; Sai số đo đạc; Đo góc; Đo chiều dài; Lưới khống chế mặt bằng; Đo độ cao và lưới khống chế độ cao; Đo vẽ bản đồ địa hình và mặt cắt; Xác định các yếu tố địa hình trên bản đồ; Ứng dụng của trắc địa – bản đồ trong kỹ thuật dầu khí.
  5. Hình học hoạ hình: Giới thiệu các phép chiếu; Điểm, đường thẳng, mặt phẳng; Các phép biến đổi hình chiếu; Đường cong và các mặt; Các bài toán vẽ giao tuyến.
  6. Vẽ kỹ thuật: Giới thiệu các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ; Vẽ hình học; Các hình biểu diễn; Hình chiếu trục đo; Vẽ quy ước các mối ghép; Vẽ quy ước bánh răng và lò xo; Bản vẽ chi tiết; Bản vẽ lắp.
  7. Cơ học lý thuyết: Các khái niệm cơ bản về tĩnh học; Hai hệ lực cơ bản; Hệ lực không gian; Ma sát; Động học điểm; Hai chuyển động cơ bản của vật rắn; Hợp chuyển động điểm; Chuyển động song phẳng; Hợp chuyển động vật rắn; Vật rắn quay quanh một điểm cố định; Cơ sở lý thuyết về động lực học; Hình học khối lượng; Các định lý tổng quát của động lực học; Nguyên lý Đalambe; Động lực học vật rắn; Cơ sở của cơ học giải tích; Va chạm.
  8. Sức bền vật liệu: Cơ sở lý thuyết về ngoại lực – nội lực; Trạng thái ứng suất; Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang; Thanh chịu kéo nén đúng tâm; Các thuyết bền; Thanh thẳng chịu uốn phẳng; Thanh thẳng chịu xoắn thuần tuý; Thanh chịu lực phức tạp.
  9. Kỹ thuật nhiệt: Cơ bản về nhiệt động kỹ thuật; Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng; Định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước và chu trình thiết bị động lực hơi nước; Các quá trình đặc biệt của khí và hơi; Các chu trình sử dụng khí; Các quá trình của không khí ẩm; Chu trình thiết bị lạnh; Dẫn nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu; Trao đổi nhiệt bức xạ; Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.
  10. Kỹ thuật điện: Cơ bản về mạch điện; Mạch điện hình sin; Các phương pháp giải mạch sin xác lập; Mạch điện ba pha; Máy điện; Máy biến áp; Máy điện không đồng bộ; Máy điện đồng bộ ba pha; Máy điện một chiều.
  11. Kỹ thuật điện tử: Các linh kiện bán dẫn cơ bản; Diode; Transistor lưỡng cực; Transistor trường; Các mạch ứng dụng; Các phương pháp phân tích và thiết kế;  Mạch khuyếch đại; Kỹ thuật điện tử số; Mạch logic.
  12. Thuỷ khí động lực học: Cơ bản về cơ học thuỷ khí; Tĩnh học; Động học; Cơ bản của thuỷ khí động học; Phân tích thứ nguyên và tương tự; Dòng chất lỏng chảy đều trong ống; Dòng chảy thế của chất lỏng lý tưởng; Chuyển động một chiều của chất khí.
  13. Địa vật lý đại cương: Đại cương về các phương pháp địa vật lý; Thăm dò trọng lực và từ; Thăm dò điện; Thăm dò địa chấn; Thăm dò phóng xạ; Phương pháp địa vật lý giếng khoan; Ứng dụng địa vật lý trong kỹ thuật dầu khí.
  14. Công nghệ vật liệu: Tổng quan về vật liệu kim loại và phi kim loại; Cấu tạo của vật liệu; Cơ tính của vật liệu; Bảo vệ vật liệu;  Vật liệu kim loại thông dụng; Vật liệu vô cơ; Vật liệu polymer; vật liệu composite.

Hy vọng những thông tin mà Isinhvien truyền tải đến các bạn đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Kỹ thuật dầu khí. Nhớ like và share trang để mọi người cùng biết đến nha.

Để tìm hiểu thêm về các ngành nghề khác thì các bạn nhấn vào link Danh sách các ngành nghề hệ đại đuọc đào tạo ở việt nam hiện nay. Để tìm hiểu về các ngành nghề khác nhé!



Back to top button
Close