Chim cánh cụt sống ở đâu? Đẻ trứng hay đẻ con? Có biết bay không?
Hẳn ai cũng biết đến hoặc nghe qua về chim cánh cụt rồi nhỉ? Nhưng liệu có bao nhiêu người biết Chim cánh cụt sống ở đâu? Chúng ăn gì? Đẻ trứng hay đẻ con?,… Trong bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giúp bạn hiểu rõ tất tần tật các đặc điểm của loài vật thú vị này nhé! Khám phá ngay thôi!
Trước khi trả lời câu hỏi chim cánh cụt sống ở đâu và các câu hỏi thú vị khác, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua những thông tin cơ bản về chim cánh cụt trước nhé!
1. Thông tin cơ bản về chim cánh cụt
Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae – lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một nhóm chim nước.
Có 18 loài chim cánh cụt được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau, từ Nam Cực đến xích đạo. Các ghi chép lịch sử cho thấy có ít nhất 25 loài chim cánh cụt trong quá khứ, một số loài đã tuyệt chủng.
Chim cánh cụt thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước. Các cánh của chúng đã tiến hóa thành các chân chèo. Tuy nhiên, trong nước thì chim cánh cụt lại nhanh nhẹn một cách đáng ngạc nhiên. Trên mặt đất, chim cánh cụt dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế đứng thẳng của chúng. Chim cánh cụt dành khoảng một nửa cuộc đời trên cạn và nửa còn lại ở biển.
Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm (chủ yếu là đen) ở phần lưng. Nó có tác dụng giúp cho chúng được ngụy trang tốt.
Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc từ 6 tới 12 km/h, mặc dù có một số báo cáo cho rằng tốc độ có thể lên tới 27 km/h (điều này có thể xảy ra khi chúng bị giật mình hay bị tấn công).
2. Chim cánh cụt sống ở đâu?
Vậy chim cánh cụt sống ở đâu? Câu trả lời là ở Nam Bán Cầu, đông đảo nhất là tại Nam cực. Chúng không hề sống ngoài tự nhiên ở Bắc cực, lý do vì sao thì Isinhvien sẽ giải thích kỹ hơn ở phần tiếp theo nhé.
Nam cực được biết đến là nơi lạnh nhất trên hành tinh chúng ta với nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là −89,2°C. Tại đây, với lớp băng có nơi dày đến 3,5km và tốc độ gió tối đa 100m/s là một thách thức không hề nhỏ với những sinh vật sống tại đây
Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở Nam bán cầu, nhưng ngược lại với niềm tin phổ biến, chúng không chỉ tìm thấy tại các khu vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn châu Nam cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam. Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới; một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn.
3. Lý do chim cánh cụt không sống ở Bắc cực?
Trong phần Chim cánh cụt sống ở đâu, Isinhvien đã đề cập đến thông tin chim cánh cụt không sống ở Bắc cực, vậy lý do ở đây là gì? Các bạn có thể hiểu như sau:
Chim cánh cụt dành 80% thời gian ở dưới nước và chỉ lên cạn để giao phối. Chim cánh cụt sống sót nhờ cá mà chúng bắt được trong đại dương.
Vấn đề với cực Bắc là vết nứt của nó nằm giữa một tảng băng trôi khổng lồ. Không có nước ở cực Bắc để chúng săn mồi vì băng quá dày. Ngay cả khi có một cái lỗ trên lớp băng, thì chim cánh cụt sẽ quay trở lại bằng cách nào nếu chúng không thể tìm thấy cái lỗ mà chúng đã chui xuống.
Thực tế, việc chim cánh cụt đi đến cực Bắc như là hành động “tự sát” vì chúng sẽ chết vì đói.
Đó là lý do tại sao không có chim cánh cụt ở cực Bắc, chúng sẽ luôn ở lại nơi có nguồn nước và nguồn thức ăn dễ dàng tiếp cận.
4. Chim cánh cụt ăn gì?
Trả lời được câu hỏi chim cánh cụt sống ở đâu rồi, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu thức ăn của loài này nhé. Chim cánh cụt thường ăn các loại nhuyễn thể, cá nhỏ, mực, động vật giáp xác và các sinh vật biển chúng bắt được trong quá trình bơi lội dưới nước.
Bình thường chim cánh cụt kiếm ăn xa bờ nhưng đến mùa sinh sản phải chăm con. Cho nên chim cánh cụt thường ăn gần bờ hơn để bảo vệ đàn con và phòng ngừa kẻ thù. Một đặc điểm sinh học giúp chim cánh cụt tồn tại trong môi trường lạnh giá của đại dương bao la. Đó chính là chúng uống nước mặn bởi vì cơ thể chim cánh cụt có tuyến lệ lọc lượng muối thừa từ máu. Sau đó cơ thể đào thải muối thừa qua hốc mũi.
Khả năng bơi lội của chim cánh cụt chẳng khác gì những tay lặn nước chuyên nghiệp. Chúng có thể bơi với vận tốc 15 dặm một giờ. Thêm đó kết hợp với đôi mắt nhạy bén, bộ hàm chắc khỏe và chiếc lưỡi lởm chởm gai tạo thành một sát thủ đích thực ở dưới nước. Hơn nữa chúng đôi khi còn biết săn mồi theo nhóm, giúp cho việc kiếm ăn dễ dàng hơn.
5. Chim cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con?
Phần dưới đây, Isinhvien sẽ giúp bạn hiểu rõ cách chim đực và chim cái giao phối, sinh sản và lý do chim cánh chụt được coi là “bậc thầy” nuôi con.
5.1. Chim cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con?
Chim cánh cụt đẻ trứng như bao loài chim khác. Hằng năm, vào mùa sinh sản những con chim đực sẽ tìm bạn tình để giao phối. Thông thường, chim cánh cụt có thể đẻ được khoảng 2 quả trứng/lần sinh sản. Mỗi con chim cánh cụt mái sẽ đẻ từ 10-20 trứng mỗi năm và khoảng thời gian ấp trứng hơn 2 tháng rưỡi để chim non trưởng thành. Sau khoảng thời gian ấp trứng thì chim mái thường mất đi gần một nửa trọng lượng cơ thể. Điều này chứng tỏ chim cánh cụt nuôi chim non cũng vất vả như con người vậy.
Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non.
5.2. Trứng chim cánh cụt trông thế nào?
Vào tháng 5 và đầu tháng 6, con cái đẻ một quả trứng. Quả trứng có hình quả lê với màu trắng xanh nhạt, dài gần 5 inch và rộng 3 inch (tương ứng là 12 và 8 cm). Chim cánh cụt cái chuyền trứng cho bạn đời, sau đó quay trở lại biển. Con cái sẽ trở lại sau hai tháng để tiếp tục nghĩa vụ làm mẹ của mình.
5.3. Ai ấp trứng chim cánh cụt?
Câu trả lời đó là chim cánh cụt đực. Trong hơn hai tháng, chim cánh cụt đực đặt trứng lên chân và phủ lên nó một lớp da ấm. Để giữ ấm, những con đực thường túm tụm lại với nhau. Trong thời gian này, chim cánh cụt đực hoàn toàn không ăn, và tồn tại nhờ chất béo tích trữ trong cơ thể. Khi trứng nở, chim đực bắt đầu cho con ăn trước khi chim cánh cụt cái quay trở lại.
5.4. Mất bao lâu để ấp xong một quả trứng?
Con cái đẻ một quả trứng duy nhất được con đực ấp trong mùa đông dài ở Nam Cực. Phần lớn thời gian ấp là 65 ngày được trải qua trong bóng tối. Đứng trong nhiều tuần, giữ thăng bằng một quả trứng trên chân chúng mà không cần thức ăn, trong điều kiện nhiệt độ xuống tới âm 40 độ C. Chính vì vậy, chim cánh cụt được cho là hình ảnh mẫu mực của việc nuôi dạy con cái tốt.
6. Chim cánh cụt có lông không?
Corbin Maxey, một chuyên gia động vật và nhà sinh vật học, chia sẻ: Lông của chim cánh cụt được phủ trong một loại dầu không thấm nước được tạo ra bởi một tuyến thích ứng gọi là tuyến mồi. Chim cánh cụt cũng có mật độ lông nhiều hơn hầu hết các loài chim, hơn 100 chiếc lông trên mỗi inch vuông, và ở gốc của mỗi chiếc lông là một cơ nhỏ giữ chặt lông vào cơ thể để giữ không khí ấm, Maxey giải thích.
7. Chim cánh cụt có biết bay không?
Chim cánh cụt không biết bay. Giới nghiên cứu đã khám phá ra lý do tại sao chim cánh cụt không thể bay. Theo họ, đó là vì loài chim này đã tiến hóa để biết bơi và lặn nhờ dùng đôi cánh tạo lực đẩy. Mặc dù chim cánh cụt không thể bay lượn trên bầu trời nhưng chúng không hẳn là mất đi một lợi thế. Chim cánh cụt là loài bơi lội rất cừ khôi. 564m là độ sâu mà chúng thường lặn dưới đại dương bao la để tìm kiếm thức ăn.
Mặt khác do cơ thể của chim cánh cụt chiếm tới 30% là lượng mỡ khiến chúng không thể bay được. Đây có thể được coi là sự thích nghi với môi trường xung quanh của loài chim này với sự khắc nghiệt của Nam Cực.
8. Những điều thú vị khác về chim cánh cụt
Ngoài những điều ở trên thì còn rất nhiều điều thú vị về loài chim cánh cụt mà Isinhvien đã sưu tầm được:
- Chim cánh cụt là loài chim cổ xưa, xuất hiện trên thế giới rất lâu, khoảng 40 triệu năm về trước.
- Nếu chẳng may chim cánh cụt mẹ sau khi ấp trứng thì chim non bị chết do điều kiện thời tiết hay kẻ thù tấn công. Chim mẹ không chịu đựng được điều này nên thường có ý đồ trộm chim non của con chim mái khác.
- Khi sinh sản, chim cánh cụt sẽ thay phiên nhau ấp trứng. Chim cánh cụt bố và mẹ sẽ đặt trứng trên bàn chân và dùng vạt bụng che lại để giữ ấm cho trứng.
- Khi trứng nở, chim cánh cụt con sẽ bắt đầu kêu để chim bố mẹ học cách nhận diện giọng nói của con mình. Vi thế, chim cánh cụt bố mẹ có thể nhận ra con mình giữa hàng nghìn con chim con khác nhau, thật tuyệt đúng không nào?
- Chim cánh cụt ăn cả tuyết vì chúng xem tuyết là nguồn nước ngọt.
- Chim cánh cụt có thính giác tốt. Các mắt của chúng đã thích nghi với việc quan sát dưới nước và là phương tiện chủ yếu của chúng để định vị con mồi và lẩn tránh kẻ thù. Ngược lại, ở trên cạn thì chúng là cận thị. Khả năng khứu giác của chúng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
- Chim cánh cụt không có cơ quan sinh dục ngoài
- Chim cánh cụt có thể uống được cả nước biển bởi vì chúng có khả năng lọc nước mặn từ máu qua hốc mũi và ra ngoài dưới dạng lỏng.
- Sở dĩ lông của chim cánh cụt có 2 màu đen trắng là để giúp chúng ngụy trang. Màu đen khi ở dưới nước giúp chúng dễ dàng tiếp cận con mồi. Màu trắng ở trên cạn giúp chúng tránh được sự săn mồi của thú săn.
- Chim cánh cụt là một loài động vật rất thông minh.
- Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm nhà thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.
- Chim cánh cụt là loài động vật chung thủy giống như chim bồ câu, suốt cuộc đời chúng chỉ tiến hành ghép đôi 1 lần duy nhất.
- Mùi hương và âm thanh chính là vũ khí sắc bén mà các chú chim cánh cụt cái thường sử dụng để thu hút những người bạn khác giới.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Isinhvien về Chim cánh cụt sống ở đâu? Đẻ trứng hay đẻ con? Chúng biết bay không?,… và các điều thú vị khác về chim cánh cụt. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẽ bài viết này cho bạn bè để cùng nhau biết được thêm nhiều kiến thức hơn nhé! Đừng quên truy cập vào chuyên mục Khám phá thế giới để đọc thêm nhiều bài viết thú vị hơn nhé, cám ơn các bạn!