Khám Phá Lịch Sử

Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune – Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ

Là con của một nô lệ, người phụ nữ Mary McLeod Bethune đã đạt được điều gần như không thể khi trở thành cố vấn cho 5 Tổng thống Mỹ khác nhau trong thời đại Jim Crow. Thậm chí, bà còn là người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan ở liên bang.

Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune - Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ 9
Một bức chân dung của Mary McLeod Bethune từ năm 1920.

Năm 1929, nhà thơ Langston Hughes và nhà giáo dục Mary McLeod Bethune đã cùng nhau đi từ Florida đến thành phố New York. Ở Jim Crow South, Bethune không hề lo lắng về việc tìm kiếm các khách sạn hay nhà hàng chịu tiếp nhận bà và Hughes. Thay vì tìm kiếm căn hộ riêng biệt, bà đã kêu gọi một mạng lưới rộng rãi từ những người ủng hộ người da màu.

“Những người da màu sống dọc theo bờ biển phía đông đã tổ chức tiệc và mời Bethune về nhà của họ ở bất cứ nơi nào bà đi qua,” Hughes giải thích.

Bethune – một người phụ nữ bênh vực công lý, thẳng thắn đã tạo ra nhiều sự thay đổi cho người Da đen ở Mỹ. Từ thân phận là con gái của người dân bị bắt làm nô lệ, Bethune đã thành lập một trường cao đẳng, lãnh đạo cuộc đấu tranh cho quyền của phụ nữ Da đen và thậm chí trong thời đại của Luật Jim Crow, đã trở thành cố vấn cho năm tổng thống Hoa Kỳ.


(Luật Jim Crow là luật lệ của tiểu bang và địa phương thi hành sự phân biệt chủng tộc ở miền Nam Hoa Kỳ. Tất cả những luật lệ này được ban hành vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bởi các cơ quan lập pháp tiểu bang bị thống trị bởi những người da trắng theo đảng dân chủ miền Nam sau thời kỳ Tái thiết).

Nhiều thập kỷ làm việc không biết mệt mỏi, bà đã đặt nền móng cho phong trào dân quyền ở Mỹ. Hôm nay, hãy cùng Isinhvien tìm hiểu về Bethune – Người phụ nữ da đen vĩ đại đã lãnh đạo một cơ quan liên bang như thế nào nhé!

Mary McLeod Bethune là ai?

Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune - Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ 10
Vào khoảng năm 1870, Căn nhà gỗ nơi Samuel và Patsy McIntosh McLeod đã nuôi dạy 17 đứa trẻ ở Mayesville, Nam Carolina.

Sinh ra ở Nam Carolina vào ngày 10/7/1875 – một thập kỷ sau ngày giải phóng nô lệ của Mỹ, Mary McLeod Bethune là con thứ 15 trong số 17 người con mà cha mẹ đều sinh ra trong cảnh nô lệ, áp bức.


Gia đình Bethune sở hữu trang trại riêng chuyên trồng bông và khi cô chín tuổi thì đã có thể hái 113kg bông trong một ngày làm việc.

Cha mẹ của Bethune rất ủng hộ việc học của cô và gửi cô đến một trường dòng ở Bắc Carolina và sau đó thì đến Học viện Kinh thánh Moody ở Chicago. Nhờ sự cố gắng, Bethune đã đạt được những bước tiến lớn trong cuộc đời của mình nhưng đến năm 1895, các luật mới đã đẩy cử tri người da đen ra khỏi các cuộc thăm dò và hệ thống chính trị quyền lực tối cao của người da trắng.

Vì thế, Bethune đã đứng lên chiến đấu chống lại sự áp bức bằng cách trở về miền Nam với vai trò là một giáo viên, nơi cô có thể dạy dỗ cho những người trẻ tuổi, tài giỏi hơn.

Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune - Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ 11
Một bức chân dung vào năm 1904 của Mary McLeod Bethune, khoảng thời gian bà chuyển đến Florida.

Sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi và phải ly thân, Bethune dẫn con trai Albert chuyển đến sinh sống ở Daytona, Florida. Để giúp đỡ gia đình, Bethune đã thành lập Trường Đào tạo Công nghiệp và Giáo dục dành cho Nữ sinh da đen vào năm 1904 – nơi chuyên đào tạo các cô gái da đen.


“Phụ nữ da đen phải biết đấu tranh”, Bethune nói vào năm 1920. “Di sản này cũng đáng được mong đợi như bất kỳ di sản nào khác. Các cô gái của chúng ta nên được dạy để biết trân trọng cuộc sống và sẵn sàng chiến đấu ”.

Năm 1923, trường nữ sinh của Bethune hợp nhất với một trường nam sinh để trở thành trường Bethune-Cookman College.

Mary McLeod Bethune giành quyền bỏ phiếu cử tri cho phụ nữ da đen

Năm 1920, Tu chính án thứ 19 đã mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ. Tuy nhiên Mary McLeod Bethune hiểu rằng luật sẽ áp dụng khác nhau đồi với phụ nữ da trắng và da đen. Vi vậy, trong năm 1920, bà đã dành phần lớn thời gian để đăng ký cử tri cho phụ nữ da đen ở Daytona, Florida.

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của Bethune, số lượng cử tri da đen mới nhanh chóng đông hơn các cử tri da trắng.

Nhưng cũng vì thế, thành quả của Bethune đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội. Trước đó, tổ chức Ku Klux Klan đã từng diễu hành đến trường nội trú của cô để phản đối và năm 1920, bọn họ đã quay lại lần nữa. Lần thứ hai, một trăm thành viên KKK mang biểu ngữ chào mừng quyền lực tối cao của người da trắng.


(Ku Klux Klan hay viết tắt là KKK hoặc Klan là một nhóm người thù ghét người Mỹ gốc Phi được những người Mỹ da trắng thành lập).

Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune - Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ 12
Mary McLeod Bethune đứng chụp hình cùng các học sinh của mình tại Trường Công nghiệp và Giáo dục Daytona dành cho nữ sinh da đen, vào khoảng năm 1905.

Bethune nhanh chóng quyết định đưa học sinh vào ký túc xá: “Đưa họ lên giường ngủ, không thông báo những gì đang xảy ra ngay bây giờ.” Sau đó, cô ngay lập tức cảnh báo với khoa rằng đám đông KKK quá khích đã lên kế hoạch đốt trường.

Bethune đã gặp mặt, thương lượng với Klansmen – kẻ đứng đầu tổ chức và được ủng hộ bởi hàng chục người ủng hộ vũ trang. Cuối cùng, Klansmen đã quyết định rời khỏi trường nội trú.

Đối với Bethune, giáo dục chỉ là một công cụ sử dụng để đấu tranh cho các quyền công dân. Vào năm 1911, Bethune mở Bệnh viện McLeod – bệnh viện đầu tiên ở khu vực Daytona tiếp nhận bệnh nhân da đen. Bệnh viện này cũng đào tạo y tá và chăm sóc người nghèo.


Khi đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 xảy ra, bệnh viện McLeod đã chuyển sang làm trường học. Học sinh tạm gác việc học, sách vở sang một bên để dồn sức lực chăm sóc người bệnh. Frances Reynolds Keyser – bạn của Bethune, cho biết: “Tổ chức không tiếc tiền bạc hay khó khăn khi hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này. Nhờ thế, sự lây lan của dịch bệnh đã được kiểm soát”.

Con đường mà Bethune tham gia chính trị địa phương đến tầm cỡ quốc gia

Đã đến lúc, Bethune bước chân vào chính trị tầm cỡ quốc gia, nơi mà trước đó chỉ dành cho người Mỹ da trắng. Năm 1924, bà trở thành chủ tịch của Hiệp hội Phụ nữ Da màu Quốc gia (NAACP) và được xếp vào danh sách mười phụ nữ xuất sắc nhất sống ở Mỹ vào năm 1931.

Bethune sau đó đã chuyển đến Washington, DC – nơi cô nhanh chóng kết bạn với Eleanor Roosevelt. Roosevelt là người người phụ nữ tài giỏi đã đấu tranh cho quyền phụ nữ và tiến bộ của xã hội. Hai người phụ nữ có cùng quan điểm này đã xuất hiện trước công chúng như một cách mạnh mẽ để phản bác lại sự phân biệt chủng tộc đã kéo dài bao nhiêu năm.


Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune - Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ 13
Eleanor Roosevelt và Mary McLeod Bethune năm 1937.

Nhờ mối quan hệ của cô với Roosevelts, Bethune đã đảm bảo được vai trò lãnh đạo trong Hội đồng Liên bang về các vấn đề người da đen của Tổng thống Roosevelt, được gọi thông tục là Nội các đen. Nội các Đen đã thúc đẩy các luật chống ly khai, đấu tranh chống lại thuế thăm dò ý kiến ​​và soạn thảo sắc lệnh hành pháp chấm dứt sự phân biệt chủng tộc trong quân đội.

Với nền tảng quốc gia, Bethune cũng ủng hộ chính phủ mở rộng các chính sách New Deal cho người Mỹ da đen. Vào thời điểm đó, các chính sách phân biệt chủng tộc tràn ngập mọi khía cạnh của chính phủ Mỹ như: Cơ quan Phục hồi Quốc gia cho phép trả lương thấp hơn cho người lao động Da đen, Cơ quan Nhà ở Liên bang thúc đẩy chính sách phân biệt đối xử nhằm ngăn người da đen mua nhà ở các khu dân cư mà người da trắng sinh sống.

Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune - Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ 14
Mary McLeod Bethune rời Đại học Bethune-Cookman, nơi bà từng là chủ tịch.

Bethune – người phụ nữ da đen duy nhất trong vòng trong của FDR đã sử dụng vị trí của mình để đấu tranh chống lại những luật bất công đó. Vào năm 1936, tổng thống đã bổ nhiệm Bethune làm người đứng đầu Văn phòng các vấn đề thiểu số trong Cơ quan Quản lý Thanh niên Quốc gia. Bethune bất ngờ trở thành người phụ nữ Da đen cấp cao nhất trong chính quyền.


Bethune cũng là quan chức chính phủ Da đen được trả lương cao nhất nhờ mức lương hàng năm 5.000 đô la. Với tư cách là giám đốc, bà đã đảm bảo tài trợ đồng đều cho người Mỹ da đen và da trắng. Bethune cũng thành lập Quỹ Cao đẳng và Cao học Negro để tài trợ 4.000 sinh viên Da đen lấy bằng đại học.

Di sản và những lời truyền cảm hứng mà của Bethune để lại cho đời

Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune - Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ 15
Bethune chụp ảnh cùng cựu Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, Ralph Bunche và Vijaya L. Pandit tại một hội nghị năm 1940.

Trong Thế chiến thứ hai, Mary McLeod Bethune đã liên kết quyền công dân với lòng yêu nước.

Trong một bài phát biểu năm 1941, bà nói: “Bất chấp thái độ của một số người sử dụng lao động từ chối thuê người da đen để thực hiện các công việc cần thiết dù họ có kỹ năng và người da đen cũng bị từ chối nhiều cơ hội với thái độ nhẹ nhàng hơn trong các lực lượng vũ trang nhưng chúng ta không được làm nước Mỹ thất bại. Với tư cách là người Mỹ, chúng ta không được để nước Mỹ thất bại vì chúng ta”.


Năm 1940, Bethune đã trở thành phó chủ tịch NAACP và ngồi trong ban cố vấn của Quân đoàn Phụ nữ mà bà đã chiến đấu để hòa nhập.

Tổng thống Harry Truman chỉ định Bethune tham dự hội nghị Liên hợp quốc đầu tiên vào năm 1945, nơi bà là phụ nữ da màu duy nhất trong phái đoàn Hoa Kỳ. Tại hội nghị, Bethune đã thúc đẩy ngôn ngữ nhân quyền mở rộng và bao trùm hơn trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Cuộc đời phi thường của Mary McLeod Bethune - Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ 16
Một bức chân dung vào năm 1949 của Mary McLeod Bethune.

Mary McLeod Bethune qua đời năm 1955, thậm chí sự ra đi của bà cũng gây tiếng vang lớn và có sức ảnh hưởng kinh khủng. Bethune đã trở thành người phụ nữ Da đen đầu tiên có tượng đài quốc gia ở Washington, DC và tên của bà vẫn tiếp tục được ghi trong Đại học Bethune-Cookman – một trường đại học được xếp hạng hàng đầu trong lịch sử thế giới của người Da đen.

Trong di chúc cuối cùng của đời mình, Bethune đã nói một cách lạc quan: “Tôi để lại cho các bạn sự hy vọng. Sự phát triển của người da đen sẽ lớn mạnh hơn trong những năm tới. Ngày hôm qua tổ tiên của chúng ta đã phải chịu đựng sự suy thoái của chế độ nô lệ, nhưng họ vẫn giữ được phẩm giá của mình. Ngày nay, chúng ta hướng sức mạnh của mình vào việc giành được một cuộc sống tốt đẹp và an toàn hơn. Ngày mai, một người da đen mới, không bị cản trở bởi những cấm kỵ và gông cùm chủng tộc, sẽ được hưởng lợi từ hơn 330 năm đấu tranh không ngừng. Thế giới của họ sẽ tốt đẹp hơn chúng ta. Tôi tin tưởng điều này bằng cả trái tim của mình”.


Qua những trang sử vẻ vang nói về cuộc đời Mary McLeod Bethune – Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một cơ quan liên bang Mỹ, hy vọng Isinhvien sẽ thắp lên ngọn lửa niềm tin cho các bạn trẻ luôn đấu tranh vì lợi ích chính đáng của mình trong cuộc sống hằng ngày nhé!

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close