Dải Ngân Hà là gì? Dải ngân hà có bao nhiêu hành tinh?
Vũ trụ bao la có vô vàn điều kỳ thú mà con người chúng ta còn chưa khám phá ra hết, bao gôm trong số đó là Dải Ngân Hà. Hôm nay, Isinhvien sẽ giúp các bạn hiểu rõ Dải ngân hà là gì? Có bao nhiêu dãy ngân hà? Dãy ngân hà có bao nhiêu hành tinh cùng nhiều kiến thức thú vị khác, nhớ theo dõi nhé!
1. Dải Ngân Hà là gì?
Dải Ngân Hà là một Thiên hà (galaxy) mà hệ Mặt Trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam. Dải Ngân Hà sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) là chỗ trung tâm của dải Ngân Hà. Một dữ kiện thực tế là dải Ngân Hà chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau chứng tỏ hệ Mặt Trời nằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này.
Các tên gọi dải Ngân Hà trong tiếng Việt đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào những đêm trời quang, nhìn lên bầu trời ta có thể thấy một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Người Trung Hoa cổ đại tưởng tượng đó là một dòng sông chảy trên trời và gọi nó là Ngân hà. Thiên hà (không viết hoa) theo nghĩa thông thường là tinh hệ.
Ở Việt Nam, thời điểm thích hợp nhất để ngắm nhìn dải Ngân Hà là từ tháng 1 đến tháng 7. Sau thời gian này, dải Ngân Hà sẽ xuất hiện trên trời khi Trái Đất ở ban ngày, nên không nhìn thấy được.
2. Đặc điểm của dải Ngân Hà
Hiểu được khái niệm dải Ngân Hà là gì rồi, vậy đặc điểm của dải Ngân Hà là gì? Một số đặc điểm thú vị mà mọi người ít biết có thể kể ra như sau:
- Ngân Hà bản chất là một thiên hà xoắn ốc chặn ngang kiểu SBbc theo phân loại Hubble. Nếu được nhìn từ bên trên (theo hướng vuông góc với mặt đĩa), phần trung tâm phình rộng ra và có bốn cánh tay xoắn ốc lớn bao xung quanh.
- Một cánh tay xoắn ốc nhỏ có tên là Orion, nằm giữa hai cánh tay lớn là Perseus và Sagittarius. Đây là cánh tay chứa hệ Mặt Trời.
- Đường kính của dải Ngân Hà ước tính khoảng 100.000 – 180.000 năm ánh sáng.
- Người ta ước tính Ngân Hà có khối lượng xấp xỉ gấp 1012 khối lượng Mặt Trời; chứa khoảng 100 – 400 tỷ ngôi sao và hơn 100 tỷ hành tinh. Như vậy, Mặt Trời chỉ là một hành tinh “siêu nhỏ” trong dải Ngân Hà.
- Một nghiên cứu chỉ ra rằng dải Ngân Hà chia bầu trời thành 2 phần xấp xỉ bằng nhau. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm của dải Ngân Hà ước tính khoảng 27.700 năm ánh sáng.
- Tâm của dải Ngân Hà có một lỗ đen siêu nặng, gọi là Sagittarius A*. Lỗ đen này có khối lượng ước tính gấp 4,1 – 4,5 triệu lần so với khối lượng mặt trời.
- Dải Ngân Hà không đứng yên mà nó di chuyển với tốc độ ước tính khoảng 600km/s và tự quay quanh lõi của mình. Những cánh tay xoắn ốc cũng di chuyển trong không gian nên Mặt Trời và các hành tinh khác cũng di chuyển.
- Theo các nhà khoa học, hệ mặt trời di chuyển với tốc độ 220km/s nhưng vẫn phải mất khoảng 230 triệu năm mới có thể đi hết 1 vòng quanh lõi Ngân Hà.
3. Có bao nhiêu dải Ngân Hà trong vũ trụ?
Hiện tại, câu hỏi này vẫn đang là một câu đố khó trong giới thiên văn. Bởi kích thước của vũ trụ là ngoài sức tưởng tượng và nó ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn đang chờ con người khám phá.
Trái đất của chúng ta là một hành tinh tương đối lớn. Các nhà khoa học dự liệu rằng sức chứa tối đa của Trái đất có thể lên tới 50 tỷ người. Tuy nhiên, so sánh Trái đất của chúng ta với Mặt trời nó giống như hình ảnh trực quan của một con kiến khi nhìn thấy một con voi.
Năm 1924, một nhà thiên văn học người Mỹ tên là Edwin Hubble đã phát hiện ra Andromeda – một dải Ngân Hà hoàn toàn độc lập với dải Ngân Hà có chứa tinh cầu Trái Đất.
Kể từ đó, nhiều nhà thiên văn cũng bắt đầu thám hiểm và phát hiện rằng phải có đến hàng nghìn tỷ dải Ngân Hà trong vũ trụ bao la rộng lớn đó. Tuy nhiên, cho đến hiện nay các nhà thiên văn vẫn chưa tính toán được con số chính xác cụ thể là bao nhiêu. Lý giải cho điều này, nhiều người cho rằng có thể có nhiều dải Ngân Hà “giấu mình” trong những không gian mà kính viên văn không thể chụp được. Hoặc cũng có thể do quá trình tiến hóa nào đó đã xảy ra trong quá trình hợp nhất của các hệ Ngân Hà.
So với Dải Ngân hà, kích thước của Trái đất và thậm chí cả Mặt trời vô cùng nhỏ bé, vì Dải Ngân hà thực sự rất rất lớn. Hiện tại, với sự phát triển công nghệ vũ trụ chỉ có thể di chuyển trong phạm vi của Sao Hỏa và không thể vượt ra khỏi hệ mặt trời trong Ngân hà. Vì vậy, số lượng ngôi sao chính xác trong Dải Ngân hà hoặc các thiên hà khác hoàn toàn không thể tính toán được và chỉ có thể ước tính số lượng sao trong thiên hà bằng cách sử dụng các kỹ thuật như mô phỏng máy tính. Nó được ước tính chủ yếu bởi các cụm siêu sao trong Dải Ngân hà.
Con người sử dụng kính thiên văn Hubble hoặc kính viễn vọng vô tuyến để bắn Dải Ngân hà và chụp các cụm sao khác nhau, như cụm sao NGC 362, cụm sao Omega Centauri. Mỗi cụm sao là một điểm sáng trên Dải ngân hà. Thông qua việc tính toán các điểm sáng mà con người ước tính được số lượng các ngôi sao có trong Dải ngân hà. Mỗi cụm chứa hàng trăm nghìn ngôi sao và có ít nhất hơn 200 cụm sao như vậy trong Dải Ngân hà, do đó, có hàng trăm tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà.
Người ta suy đoán rằng có ít nhất hàng trăm tỷ thiên hà lớn như Dải Ngân hà trong vũ trụ. Với rất nhiều ngôi sao và thiên hà trong vũ trụ, bạn có còn tin rằng trái đất là thiên thể duy nhất trong vũ trụ? Nếu xác suất sinh tử là một trong 100 tỷ, thì theo rất nhiều thiên thể trong vũ trụ, sự sống có thể được sinh ra hàng ngàn lần.
4. Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh?
Mặc dù không thể đo đạc chính xác Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh. Nhưng giới khoa học cũng khẳng định có ít nhất 100 tỷ ngôi sao như mặt trời. Đến nay vẫn chưa tìm thấy nơi nào có dấu hiệu của sự sống như trên Trái Đất.
Các hành tinh được biết đến nhiều nhất trong Dải Ngân hà là 8 hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta, đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Ngoài ra còn có năm hành tinh khác Pluto, Eris, Makemake, Haumea và Ceres và vô số ngoại hành tinh khác.
Mỗi đêm trên bầu trời đầy sao mà chúng ta có thể trông thấy. Tất cả đều là những ngôi sao nằm trong Sông Ngân rộng lớn.
5. Có bao nhiêu hành tinh trong Dải Ngân hà có thể hỗ trợ sự sống?
Các nhà khoa học đã ước tính rằng 1/5 ngôi sao giống như Mặt trời của chúng ta có ít nhất một hành tinh giống Trái đất quay xung quanh chúng, có thể hỗ trợ sự sống. Dựa trên bản đồ của Dải Ngân hà và thông qua các mô phỏng, ước tính có khoảng 40 tỷ hành tinh có thể hỗ trợ sự sống trong dải Ngân hà của chúng ta.
Tuy nhiên, đây là một con số trung bình, vì có thể còn nhiều hơn thế nữa. Có nhiều yếu tố khác nhau khi xem xét điều này.
Không có gì cho biết sự sống bị giới hạn trong Không gian bên ngoài, và do đó, nhiều hành tinh mà chúng ta có thể coi là không thân thiện với chúng ta nhưng có thể thân thiện với các loài khác chưa biết đến. Điều này nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nhưng có một sự thật trong đó không thể phủ nhận; chúng ta không biết làm thế nào cuộc sống có thể phát triển và thích nghi; chúng ta không biết giới hạn, hình dạng và hình thức của nó. Những gì chúng ta biết là cuộc sống tồn tại, thích nghi và phát triển.
6. Điểm khác biệt giữa Thiên Hà và dải Ngân Hà
Ở phần đầu, Isinhvien đã giải thích dải Ngân Hà là gì rồi nhưng có vẻ rất nhiều người nhầm lẫn giữa dải Ngân Hà với Thiên Hà. Vậy điểm khác biệt ở đây là gì?
Thiên hà và dải Ngân Hà là hai khái niệm được sử dụng phổ biến trong khoa học. Có khá nhiều người nhầm lẫn và tưởng rằng hai khái niệm là một, giống nhau nhưng thực tế lại không như vậy.
Thiên hà được biết đến là một hệ thống rất lớn, gồm có các thiên thể và vật chất được liên kết với nhau thông qua lực hấp dẫn. Trong vũ trụ có hàng trăm triệu thiên hà và dải Ngân Hà là tên của một thiên hà cụ thể. Hay nói cách khác, thiên hà là một danh từ chung (mang tính bao quát), còn dải Ngân Hà là một danh từ riêng (mang tính cụ thể). Thiên hà gần dải Ngân Hà nhất được biết đến là thiên hà Tiên Nữ, cách Ngân Hà khoảng 2.5 triệu ánh sáng.
Ngoài ra, dải Ngân Hà có dạng hình xoắn ốc. Trong khi đó, thiên hà có thể tồn tại theo nhiều hình thái khác nhau như: xoắn ốc, elip, dị thường.
Trên đây là những thông tin thú vị về Dải Ngân Hà là gì? Dải Ngân Hà có bao nhiêu hành tinh và điểm khác biệt giữa Thiên Hà và dải Ngân Hà. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẽ bài viết này cho bạn bè để cùng nhau biết được thêm nhiều kiến thức hơn nhé, cám ơn các bạn đã đọc bài!