Ngành đào tạo

Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Bạn đang muốn tìm hiểu ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh là gì? Chương trình đạo tào và cơ hội việc làm sau khi ra trường thế nào? Mức lương ra sao?,…Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây của Isinhvien để hiểu chi tiết về ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh cũng như có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Kỹ thuật Nhiệt - Lạnh là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT NHIỆT – LẠNH
  • Tên tiếng Anh: Heat Engineering and Refrigeration
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Kĩ thuật
  • Thời gian đào tạo: 5 năm

Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt, lạnh, phục vụ cho nhu cầu con người cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ngành này đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: Kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,..


Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh là gì?

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu của ngành.

Mục tiêu cụ thể

Ttrang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp, nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cũng như các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được nâng cao thêm kiến thức về thu hồi nhiệt tải, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, để có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật trong các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội.


Kiến thức ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh giúp người học có thể tính toán, thiết kế được các hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện, hệ thống sấy, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, gió, và đưa ra các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm trong các hệ thống đã thiết kế.

Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh thi khối nào?

Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Công nghệ Đông Á

Khu vực miền Trung:


  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công nghiệp Vinh

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Những tố chất khi học ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh;
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá;
  • Kỹ năng cải tiến nâng cao hiệu quả, sử dụng các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh;
  • Kỹ năng tin học, lập trình.
  • Có kỹ năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả; vận dụng kỹ thuật;
  • Kỹ năng về vận hành, kiểm toán, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh;
  • Kỹ năng quản lý, thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh;
  • Kỹ năng xác định, tính toán và giải quyết vấn đề trong lãnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh;

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh có thể làm việc ở các nơi như:


  • Kỹ sư nghiên cứu tại nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản, ngành công nghiệp khác như: xây dựng, dịch vụ khách sạn, ngành chế tạo ô tô, tầu thủy…
  • Cán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng.
  • Giảng dạy tại trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan đến ngành kỹ thuật nhiệt.
  • Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hoá chất, dệt may, xi măng…
  • Kỹ sư vận hành các nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hoà không khí.
Ngành Kỹ thuật Nhiệt - Lạnh là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh

Mức lương ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh

Có thể nói kinh nghiệm làm việc của kỹ sư nhiệt lạnh ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố tiền lương. Cụ thể mức lương của kỹ sư nhiệt lạnh được chi trả như sau.

  • Đối với những sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, đảm nhận được ít việc thì vị trí này chỉ nhận được mức lương khởi điểm vào khoảng 6.000.000 – 7.000.000 đồng/ 1 tháng.
  • Không dừng lại ở mức lương khởi điểm đó người lao động làm việc chỉ sau 1 đến 3 năm mức lương của người kỹ sư nhiệt lạnh đã tăng lên vào khoảng 12.000.000 – 15.000.000 đồng/ 1 tháng
  • Những người kỹ sư nhiệt lạnh khi càng làm lâu năm thì mức càng cao có thể lên đến 17.000.000 – 20.000.000 đồng/ 1 tháng.

Có thể thấy mức lương của kỹ sư điện lạnh ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố kinh nghiệm. Càng làm lâu, tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thì mức lương nhận được càng cao. Bên cạnh yếu tố về kinh nghiệm làm việc thì yêu tố về trình độ học vấn cũng là yếu tố tác động đến lương.


Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin
  2. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  3. Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Giáo dục thể chất
  6. Pháp luật đại cương
  7. Xác suất thống kê
  8. Vật lý 1
  9. Tiếng Anh
  10. Tin học

Các môn học chuyên ngành

  1. Hình hoạ – Vẽ kỹ thuật
  2. Cơ lý thuyết
  3. Sức bền vật liệu
  4. Nguyên lý – chi tiết máy
  5. Cơ học lưu chất ứng dụng
  6. Kỹ thuật điện – điện tử
  7. Nhiệt động lực học kỹ thuật
  8. Truyền nhiệt
  9. Tự chọn cơ sở ngành 1
  10. Tự chọn cơ sở ngành 2
  11. Anh văn chuyên ngành
  12. Kỹ thuật lạnh
  13. Lò hơi
  14. Bơm, Quạt và Máy nén
  15. Máy nén và thiết bị lạnh
  16. Điều hòa không khí
  17. Nhà máy nhiệt điện
  18. Kỹ thuật Sấy và Chưng Cất
  19. Thực tập nguội
  20. Thực tập điện lạnh 1
  21. Thực tập điện lạnh 2
  22. Thực tập điện lạnh 3
  23. Thực tập điện lạnh 4
  24. Thực tập Lò hơi
  25. Thực tập Sấy
  26. Tự chọn chuyên ngành 1
  27. Tự chọn chuyên ngành 2
  28. Tự chọn chuyên ngành 3
  29. Tự chọn chuyên ngành 4
  30. Tự chọn chuyên ngành 5
  31. Tự chọn đồ án
  32. Thực tập tốt nghiệp
  33. Khóa luận tốt nghiệp

Trên đây là những thông tin về ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh. Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành kĩ thuật

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close