Ngành đào tạo

Ngành Vật lý kỹ thuật là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Vật lý kỹ thuật nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Vật lý kỹ thuật để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Vật lý kỹ thuật là gì?

  • Ngành đào tạo: VẬT LÝ KỸ THUẬT
  • Tên tiếng Anh: Engineering Physics
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Kĩ thuật
  • Thời gian đào tạo: 5 năm

Ngành Vật lý kỹ thuật là ngành đào tạo ứng dụng các nguyên lý về vật lý, toán học để phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật và ứng dụng liên ngành. Ngành học này đào tạo kỹ sư Vật lý kỹ thuật có năng lực chuyên môn, kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo và khả năng tự học suốt đời trong lĩnh vực Vật lý kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.


Ngành Vật lý kỹ thuật là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ngành Vật lý kỹ thuật là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Vật lý kỹ thuật

Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật – bậc Đại học hướng tới sinh viên với các mục tiêu cụ thể sau:

  • Sinh viên có kiến thức cơ bản về vật lý, toán, các môn học tự nhiên và xã hội phục vụ cho nghiên cứu cũng như trong công việc hiện tại và tương lai.
  • Sinh viên có kiến thức về một chuyên ngành được đào tạo như: Vật liệu điện tử, vật lý và công nghệ nano, kỹ thuật hạt nhân và vật lý môi trường, vật lý tin học, vật lý và kỹ thuật ánh sáng, năng lượng tái tạo, phân tích và đo lường vật lý…, cũng như được trang bị kiến thức đủ rộng đáp ứng với môi trường công việc.
  • Sinh viên có kỹ năng thực hành, nghiên cứu, thiết kế và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, tham gia các đề tài và công việc thực tế, cũng như khả năng tư duy, tiếp cận các vấn đề khoa học, kỹ thuật trình độ cao.
  • Sinh viên có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng giao tiếp chuyên môn, khả năng trình bày vấn đề (hội thảo, báo cáo chuyên đề, viết bài…) cũng như có thể tiếp tục học ở bậc cao.

Các khối thi xét tuyển ngành Vật lý kỹ thuật

Hiện tại, ngành Vật lý kỹ thuật xét tuyển 04 tổ hợp cho các thí sinh lựa chọn. Đó là:


  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • A19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy (Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa)

Những tố chất khi học ngành Vật lý kỹ thuật

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Vật lý kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Kỹ năng về thiết kế
  • Khả năng hình thành ý tưởng
  • Khả năng nghiên cứu, chế tạo
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
  • Kỹ năng làm việc độc lập
  • Tự lập kế hoạch công việc và phương pháp hoàn thành mục tiêu
  • Tư duy nhạy bén, thông minh
  • Khả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm
  • Khả năng về toán học
  • Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
  • Sức khỏe đảm bảo
  • Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh

Cơ sở đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ

Học ngành Vật lý kỹ thuật ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật có thể thực hiện các công việc sau:

  • Chuyên viên phân tích: Gồm các công việc liên quan đến mô phỏng, tính toán và phân tích số liệu, tư vấn của các công ty luật về sở hữu trí tuệ.
  • Các công việc liên quan đến sự kết hợp giữa sinh học, y học, dược và vật lý, đặc biệt là các công việc liên quan đến y tế và chăm sóc sức khỏe.
  • Chuyên viên quản lý : Các công việc liên quan đến phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm ở các công ty như Samsung, Haesung, Hanel, Rạng Đông, Điện Quang…
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ở phòng R&D của các công ty như Viettel, Samsung, BoViet, SeoulSemiconductor và các trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam.
  • Kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các công ty trong nước, các công ty liên doanh và nước ngoài, kỹ sư vận hành các thiết bị tại các bệnh viện trực thuộc tỉnh, thành phố.
  • Kỹ sư phân tích, chuyên gia viết dự án, chính sách khoa học công nghệ và quản lý dự án làm việc tại các cơ quan nhà nước, sở KH-CN tại các địa phương trong cả nước.
  • Khởi nghiệp, tự thành lập các doanh nghiệp, công ty trong lĩnh vực: thiết kế máy trong nông nghiệp, thiết bị khoa học kỹ thuật, sản phẩm phục vụ cuộc sống xã hội… đáp ứng nhu cầu người dùng.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp…
Ngành Vật lý kỹ thuật là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Cơ hội việc làm ngành Vật lý kỹ thuật

Mức lương ngành Vật lý kỹ thuật

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Vật lý kỹ thuật mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mức lương trung bình có thể nhận được là từ 7 – 9,5 triệu/tháng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm trong nghề từ 1 – 2 năm, mức lương cơ bản từ 10 -15 triệu/tháng.
  • Những cá nhân làm việc tại các tập đoàn liên doanh, công ty nước ngoài ở vị trí quản lý, thu nhập có thể lên đến 1100 USD/tháng (tương đương 25 triệu VNĐ).

Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những NLCB của CN Mác-Lênin I, II
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN
  4. Pháp luật đại cương
  5. Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
  6. Bơi lội (bắt buộc)
  7. Tự chọn thể dục 1, 2, 3
  8. Đường lối quân sự của Đảng
  9. Công tác quốc phòng, an ninh
  10. QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
  11. Tiếng Anh I, II
  12. Giải tích I, II, III
  13. Đại số
  14. Xác suất thống kê
  15. Vật lý đại cương I, II, III
  16. Tin học đại cương
  17. Hóa học

Các môn học chuyên ngành

  1. Nhập môn Vật lý kỹ thuật
  2. Kỹ thuật điện
  3. Vẽ kỹ thuật trên máy tính
  4. Phương pháp toán cho vật lý
  5. Kỹ thuật điện tử
  6. Đồ án môn học I
  7. Căn bản khoa học máy tính cho kỹ sư vật lý
  8. Cơ học lượng tử
  9. Trường điện từ
  10. Cơ sở quang học, quang ĐT
  11. Vật lý chất rắn
  12. Vật lý thống kê
  13. Tính toán trong vật lý và khoa học vật liệu
  14. Vật lý và kỹ thuật chân không
  15. Đồ án môn học II
  16. Vật lý và linh kiện bán dẫn
  17. Hệ thống nhúng và ứng dụng
  18. Quản trị học đại cương
  19. Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
  20. Tâm lý học ứng dụng
  21. Kỹ năng mềm
  22. Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
  23. Thiết kế mỹ thuật công nghiệp
  24. Technical Writing and Presentation
  25. Cơ sở năng lượng tái tạo
  26. Pin mặt trời
  27. Vật liệu tích trữ và biến đổi năng lượng
  28. Công nghệ chiếu sáng rắn
  29. Vật lý laser
  30. Quang tử
  31. Phương pháp nguyên lý ban đầu
  32. Lập trình ứng dụng
  33. Thiết kế mạch điện tử
  34. Cơ sở vật lý và công nghệ nano
  35. Công nghệ vi điện tử
  36. Vật liệu điện tử
  37. Vật lý điện tử
  38. Công nghệ vật liệu
  39. Mô hình hóa
  40. Tin học ghép nối
  41. Kỹ thuật xử lý ảnh và ứng dụng trong kỹ thuật
  42. Quang học kỹ thuật
  43. Cơ sở kỹ thuật ánh sáng
  44. Năng lượng mới đại cương
  45. Cơ giải tích
  46. Cơ sở các phương pháp đo lường Vật lý
  47. Nhiệt động học vật liệu
  48. Mô phỏng hệ vật liệu y sinh
  49. Thiết bị y tế

Trên đây là những thông tin về ngành Vật lý kỹ thuật, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Vật lý kỹ thuật sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành kĩ thuật

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close