Ngành đào tạo

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước là gì? Học gì? Làm gì?

Bạn đang muốn tìm hiểu ngành Kỹ thuật tài nguyên nước là gì? Học những môn gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng như mức lương ra sao?,…Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Kỹ thuật tài nguyên nước để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước là gì? Học gì? Làm gì? 2
Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
  • Tên tiếng Anh: Water Resources Engineering
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Kĩ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước là ngành học về việc nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, xây dựng và thực hiện dự án, tổ chức quản lý hệ thống tài nguyên nước, quản lý và khai thác các công trình thủy lợi.

Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật tài nguyên nước là trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng để có thể nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, xây dựng và thực hiện dự án, tổ chức quản lý hệ thống tài nguyên nước, quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, phòng chống lũ lụt, hạn hán phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cụ thể gồm:


  • Thực hiện các dự án quy hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông và vùng lãnh thổ; hay các dự án quy hoạch chuyên ngành như quy hoạch phòng lũ, tưới tiêu…
  • Tiếp cận và thực hiện các công việc về thiết kế và tổ chức thi công các công trình thủy lợi.
  • Tiếp cận và thực hiện các công việc về quản lý và khai thác công trình có liên quan đến nước (thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước).

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật tài nguyên nước có khả năng:

  • Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, ngành và kiến thức về khoa học xã hội để giải quyết hiệu quả các vấn đề chuyên môn thuộc ngành.
  • Có khả năng thiết kế các thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và xử lý kết quả thí nghiệm liên quan đến ngành học như thủy lực, thủy văn, địa kỹ thuật vv.
  • Có khả năng thiết kế toàn bộ hay từng hạng mục công việc thuộc lĩnh vực tài nguyên nước nhằm đạt được các yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện thực tiễn về kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, đạo lý, sức khoẻ và an toàn lao động và đảm bảo phát triển bền vững.
  • Có khả năng nhận biết, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước.
  • Có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành.
  • Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, về các vấn đề đương đại.
  • Có khả năng làm việc chuyên môn (viết báo cáo, giao tiếp) bằng ngoại ngữ một cách hiệu quả.
  • Có kiến thức cơ bản đủ rộng để hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu; hiểu được sự cần thiết và có khả năng tự học suốt đời.
  • Có khả năng sử dụng các công cụ trợ giúp hiện đại như phần mềm máy tính, các thiết bị đo đạc và thí nghiệm vv để có thể nghiên cứu hay theo học các chương trình cao hơn.

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước thi khối nào?

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước xét tuyển các tổ hợp môn sau:


  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật tài nguyên nước uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Thủy lợi

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  • Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2
  • Đại học Cần Thơ

Những tố chất khi học ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kỹ thuật tài nguyên nước. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Khả năng chịu được áp lực công việc cao;
  • Biết bơi cũng là một yếu tố cần thiết;
  • Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết trình tốt;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có khả năng ngoại ngữ và tin học;
  • Vốn hiểu biết về tình hình tài nguyên nước của nước ta và trên thế giới;
  • Chăm chỉ, kiên trì, ham học hỏi;

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước có thể thực hiện các công việc sau:


  • Các công ty xây dựng, tư vấn xây dựng thủy lợi, các công trình xây dựng nhà máy thủy điện, các nhà máy thủy điện, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các nhà máy chế tạo, các công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi…
  • Có thể làm việc tại các bộ, ngành như: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão…
  • Đảm nhận công tác ở các cục, vụ, viện trường có liên quan đến chuyên ngành nước.
  • Có khả năng làm việc ở các sở, ban ngành, các huyện trên địa bàn cả nước liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, giao thông, thủy lợi, xây dựng dân dụng…

Mức lương ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Trong thực trạng hiện nay, tài nguyên nước đang dần bị cạn kiệt, vẫn có một số nơi chưa có nước dùng. Chính vì thế, việc huy động nhiều nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật về thủy lợi là rất lớn. Ngành học về tài nguyên nước đã đào tạo ra hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ và kỹ sư để kịp thời giải quyết được những vấn đề cấp thiết như lũ lụt, hạn hán… Tuy nhiên, mức thu nhập của những người làm việc trong ngành này vẫn chưa có một con số cụ thể. Hiện tại, Isinhvien vẫn đang cập nhật và sẽ sớm đưa ra số liệu chi tiết về mức lương cho ngành Kỹ thuật tài nguyên nước.


Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật tài nguyên nước

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Tiếng Anh
  7. Tin học
  8. Giáo dục thể chất 1, 2
  9. Giáo dục quốc phòng – An ninh
  10. Xác suất thống kê
  11. Giải tích
  12. Pháp luật đại cương

Các môn học chuyên ngành

  1. Nguyên lý thủy văn
  2. Thủy lực
  3. Sức bền vật liệu 1
  4. Vật liệu xây dựng
  5. Chuyển vận nước và chất trong đất
  6. Địa chất công trình
  7. Đất ngập nước
  8. Chất lượng nước
  9. Viễn Thám
  10. Cơ học đất
  11. Hình học họa hình và vẽ kỹ thuật
  12. Thủy văn công trình
  13. Thực tập nghề nghiệp 1
  14. Đập nước và công trình thủy điện
  15. Trắc địa 1
  16. Kỹ thuật điện
  17. Hệ thống thông tin địa lý
  18. Quản lý lưu vực
  19. Kinh tế môi trường
  20. Mô hình thủy văn
  21. Tài nguyên nước dưới đất
  22. Ứng dụng GIS trong quản lý nguồn nước
  23. Chính sách tài nguyên nước
  24. Bê tông cốt thép
  25. Cơ học kết cấu
  26. Thực hành hệ thống thông tin địa lý
  27. Tưới nước
  28. Tiêu nước
  29. Hải dương học
  30. Nguyên lý thiết kế dự án
  31. Nguyên lý quản lý tài nguyên nước
  32. Thực tập nghề nghiệp 2
  33. Quy hoạch phát triển nông thôn
  34. Tiếng Anh chuyên ngành
  35. Máy bơm và trạm bơm
  36. Kinh tế tài nguyên nước
  37. Cấp thoát nước nông thôn
  38. Phân tích hệ thống và ứng dụng trong quản lý TNN
  39. Thiết kế hệ thống tưới, tiêu
  40. Kỹ thuật tài ngyên nước
  41. Hình thái và chỉnh trị sông ngòi
  42. Đất dốc và xói mòn
  43. Đánh giá tác động môi trường
  44. Đồ án tốt nghiệp

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Kỹ thuật tài nguyên nước. Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close