Ngành đào tạo

Ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Bạn đang muốn tìm hiểu về ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ là gì? Học gì, học ở đâu? Ra trường làm gì?,… Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Kỹ thuật trắc địa để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Kỹ thuật trắc địa - bản đồ là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ
  • Tên tiếng Anh: Surveying and Mapping engineering
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Kĩ thuật
  • Thời gian đào tạo: 5 năm

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – bản đồ là một ngành thuộc nhóm ngành Khoa học Trái đất, bao gồm việc thu thập, phân tích và biễu diễn các thông tin không gian dựa trên Trái đất. Sau đó, xử lý, phân tích bởi các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế – xã hội.


Ứng dụng ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ bao gồm: Quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quy hoạch, quản lý đất đai, bất động sản, quản lý biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phục vụ cho ngành xây dựng, thủy lợi, điện lực, giao thông, địa chính…

Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Trắc địa – bản đồ nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, sức khỏe và trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ. Những người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Trắc địa – bản đồ có khả năng nghiên cứu, thiết kế, thi công trong lĩnh vực trắc địa, địa chính, bản đồ; có khả năng mở rộng và nâng cao kiến thức để học tiếp ở bậc sau đại học.


Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ là trang bị cho sinh viên những kiến thức và lý luận về thực tiễn của khoa học đo đạc và bản đồ, biểu thị và quản lý dữ liệu không gian có liên quan đến các đặc điểm vật lý của Trái đất và do con người tạo ra. Các lĩnh vực chuyên sâu ngành gồm có: Trắc địa, Địa chính, Bản đồ, Trắc địa ảnh, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý.

Ngành học giúp sinh viên nắm vững công nghệ mới trong phân tích, xử lý các thông tin không gian, như định vị vệ tinh, viễn thám, trắc địa, và hệ thông tin địa lý phục vụ các dự án từ giao thông, thủy lợi, xây dựng, giao thông, nông lâm nghiệp, cấp thoát nước. Ngoài ra, ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ còn ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và viễn thám để giải quyết các bài toán phục vụ lĩnh vực khoa học như: địa chính, quy hoạch thành, quản lý đô thị, quản lý và quy hoạch sử dụng đất, định giá thống kê và đánh giá quản lý thị trường bất động sản.


Ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ thi khối nào?

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – bản đồ xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • C01: Toán – Ngữ văn – Vật lý
  • C04: Toán – Ngữ văn – Địa lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa lý – Hóa học

Cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Mỏ – Địa chất
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Đại học Thủy Lợi
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nông Lâm – Đại học Huế

Khu vực miền Nam:


  • Đại học Tài nguyên và môi trường TP.HCM

Những tố chất khi học ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình học tập, thực hiện công tác nghiên cứu và thi công trong thực tế
  • Có kiến thức về khoa học, công nghệ, địa lý
  • Sử dụng tốt cả ngoại ngữ và tin học
  • Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
  • Khả năng tự nghiên cứu, tiếp thu
  • Khả năng giải quyết tình huống
  • Tư duy nhạy bén, logic
  • Sức khỏe tốt, thích nghi với môi trường nhanh
  • Khả năng làm việc tập thể, nhóm

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ có thể thực hiện các công việc sau:

  • Làm việc trong các tổ chức quốc tế, các công ty, tập đoàn liên doanh nước ngoài chuyên ngành trắc địa bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
  • Chuyên viên phân tích, đánh giá, tổng kết, dữ liệu và dự báo, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, xây dựng chương trình, dự án đầu tư, soạn thảo và tổ chức thực hiện chính sách, đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ.
  • Ngoài ra, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên và khoáng sản, Ban Quản lý Dự án các khu kinh tế, khu công nghiệp, ban quản lý các dự về môi trường đô thị, công nghiệp, nông thôn, biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên…
  • Chuyên viên trắc địa, quản lý đất đai làm việc trong các cơ quan nhà nước, các viện từ Trung ương tới địa phương trong lĩnh vực trắc địa bản đồ, địa chính, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai.
  • Chuyên viên khảo sát, thi công: Làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước về thủy lợi, giao thông, nông lâm nghiệp, hằng hải hay các công ty trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công các công trình.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về trắc địa bản đồ.
  • Cán bộ nghiên cứu: công tác trong các Viện nghiên cứu liên quan đến trắc địa bản đồ thuộc các Bộ ngành và các trường đại học.
Ngành Kỹ thuật trắc địa - bản đồ là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Mức lương ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với các sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, cần được đào tạo từ 6 – 9 triệu/tháng.
  • Đối với những người đã có kinh nghiệm từ khoảng 1 – 2 năm là 10 – 15 triệu/tháng.
  • Đối với cấp quản lý cấp cao từ 20 – 30 triệu/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin I, II
  2. Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  4. Pháp luật đại cương
  5. Kỹ năng mềm
  6. Tiếng Anh 1, 2, 3
  7. Đại số
  8. Giải tích 1, 2
  9. Vật lí đại cương
  10. Tin học đại cương
  11. Phương pháp tính/Xác xuất thông kê (chọn 1 trong 2 môn)
  12. Giáo dục thể chất
  13. Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Trắc địa cơ sở
  2. Lý thuyết sai số
  3. Cơ sở bản đồ
  4. Hệ thống thông tin địa lý
  5. Trắc địa cao cấp đại cương
  6. Cơ sở viễn thám
  7. Cơ sở trắc địa công trình
  8. Thực tập trắc địa cơ sở
  9. Kỹ năng tìm kiếm việc làm ngành Trắc địa bản đồ
  10. Xử lý số liệu trắc địa
  11. Định vị vệ tinh
  12. Trắc địa công trình dân dụng – công nghiệp
  13. Trắc địa công trình giao thông – thủy lợi
  14. Cơ sở dữ liệu địa lý
  15. Xử lý ảnh viễn thám
  16. Trắc địa lý thuyết
  17. Trắc địa biển
  18. Tiếng Anh chuyên ngành
  19. Thực tập trắc địa công trình
  20. Thực hành GIS
  21. Quản lý dự án đo đạc, bản đồ
  22. Ứng dụng viễn thám trong giám sát tài nguyên và môi trường
  23. Kỹ thuật lập trình trong trắc địa
  24. Địa chính đại cương
  25. Bản đồ học hiện đại
  26. Bản đồ trong ngành tài nguyên và môi trường
  27. Cơ sở vật lý ảnh viễn thám
  28. Công nghệ Lidar
  29. Nghiên cứu Trái đất và tầng khí quyển bằng công nghệ hiện đại
  30. Xử lý số liệu đo sâu
  31. Quan trắc biến dạng
  32. Trắc địa mỏ
  33. Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về môi trường
  34. Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai
  35. Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu
  36. Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản
  37. Thực tập tốt nghiệp
  38. Đồ án tốt nghiệp
  39. Các học phần thay thế đồ án tốt nghiệp
  40. Ứng dụng công nghệ GNSS
  41. Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về biển và hải đảo

Trên đây là những thông tin về ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành kĩ thuật

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close