Ngành đào tạo

Ngành Kỹ thuật tàu thủy là gì? Ra trường làm gì? Mức lương ra sao?

Bạn đang phân vân chưa biết chọn học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Kỹ thuật tàu thủy nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không, cơ hội việc làm cũng như mức lương của ngành này sau khi ra trường thế nào,…Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Kỹ thuật tàu thủy để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Kỹ thuật tàu thủy là gì? Ra trường làm gì? Mức lương ra sao? 2
Ngành Kỹ thuật tàu thủy là gì? Ra trường làm gì? Mức lương ra sao?

Ngành Kỹ thuật tàu thủy là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT TÀU THỦY
  • Tên tiếng Anh: Naval Architecture
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Kĩ thuật
  • Thời gian đào tạo: 5 năm

Ngành Kỹ thuật tàu thủy là ngành giao thoa giữa kỹ thuật và công nghệ, chuyên thực hiện phân tích, thiết kế, xây dựng tàu thuỷ và công trình nổi. 

Mục tiêu đào tạo của ngành Kỹ thuật tàu thủy

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.


Mục tiêu chung

Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật tàu thủy có đủ kiến thức lý thuyết cơ bản và kiến thức thực tế về lĩnh vực thiết kế tàu thuỷ và công trình nổi, có thể công tác tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất  và quản lý liên quan đến tàu thuỷ, có thể tiếp tục học sau đại học ở trong và ngoài nước.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy là trang bị cho sinh viên:

  • Trình độ lý thuyết: Nắm vững các kiến thức chuyên ngành trên nền tảng các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học và kỹ thuật.
  • Trình độ thực tế: Có kiến thức và kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành áp dụng vào thực tế thiết kế và đóng mới các loại tàu thuỷ và công trình nổi với việc sử dụng hiệu quả các phương pháp tính toán hiện đại trong công nghệ thiết kế.
  • Có khả năng làm việc tập thể, nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án, ứng dụng kiến thức được đào tạo vào hoạt động sản xuất và đời sống. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ.
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ trong thực tiễn chuyên ngành.

Ngành Kỹ thuật tàu thủy thi khối nào?

Ngành Kỹ thuật tàu thủy xét tuyển các tổ hợp môn sau:


  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM

Những tố chất khi học ngành Kỹ thuật tàu thủy

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Kỹ thuật tàu thủy. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Khả năng nghiên cứu, đánh giá
  • Khả năng phân tích, tổng hợp
  • Nghiêm túc trong công việc
  • Tính tỉ mỉ, nhẫn nại
  • Khả năng thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án
  • Khả năng nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp
  • Khả năng tham mưu, đề xuất và xây dựng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy
  • Chịu được áp lực cao về công việc, môi trường làm việc
  • Sức khỏe thể lực tốt
  • Khả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu liên quan đến ngành
  • Khả năng sử dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc
  • Kỹ năng lãnh đạo, điều hành
  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật tàu thủy

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật tàu thủy có thể thực hiện các công việc sau:


  • Quản đốc, kỹ sư công nghệ, chuyên gia kỹ thuật tại công ty, nhà máy chế tạo, đóng mới – sửa chữa tàu thủy như: Công ty đóng tàu Sông Thu, công ty đóng tàu Dung Quất, công ty đóng tàu Sơn Hải, công ty đóng tàu Hạ Long…
  • Kỹ sư thiết kế trong các Trung tâm, công ty và Viện thiết kế tàu thủy như: Công ty TNHH Tư vấn và thiết kế Tàu thủy DELTA, Công ty Thiết kế và dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt Hàn…
  • Đăng kiểm viên trong tổ chức đăng kiểm như: Cục đăng kiểm Việt Nam, chi cục đăng kiểm Hải Hưng, chi cục đăng kiểm số 15…
  • Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các đơn vị liên quan như: Công ty bảo hiểm, công ty vận tải đường biển…
  • Giảng viên: giảng dạy các môn chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Mức lương ngành Kỹ thuật tàu thủy

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Kỹ thuật tàu thủy mà Isinhvien đã tổng hợp được:

Mức lương thấp nhất (thủy thủ, thợ máy) tàu nội địa khoảng 7 đến 8 triệu đồng/tháng, tăng dần theo chức danh: sĩ quan 20, 30 triệu đồng; thuyền trưởng 50 đến 80 triệu đồng hoặc cao hơn tùy tàu, công ty; đối với các chủ tàu nước ngoài, thủy thủ khoảng 20 – 30 triệu đồng, cao nhất là thuyền trưởng, máy trưởng có thể 5.000 – 8.000 USD hoặc hơn.


Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Tiếng Anh
  7. Tin học
  8. Giáo dục thể chất 1, 2
  9. Giáo dục quốc phòng – An ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Nhập môn kỹ thuật Tàu thủy
  2. Đồ họa kỹ thuật I
  3. Đồ họa kỹ thuật II
  4. Sức bền vật liệu
  5. Nguyên lý máy
  6. Kỹ thuật điện
  7. Kỹ thuật điện tử
  8. Vật liệu kim loại
  9. Vật liệu chất dẻo và composite
  10. Chi tiết máy
  11. Dung sai và kỹ thuật đo
  12. Công nghệ chế tạo máy
  13. Đồ án chi tiết máy
  14. Kỹ thuật thủy khí
  15. Kỹ thuật nhiệt
  16. Cơ học kết cấu
  17. Công nghệ hàn
  18. Kỹ thuật điều khiển tự động
  19. Máy thủy khí
  20. Lý thuyết tàu thủy
  21. Kết cấu tàu thủy
  22. Trang bị động lực tàu thủy
  23. Thiết kế tàu thủy
  24. Công nghệ đóng tàu
  25. Đồ án chuyên ngành thiết kế tàu thủy
  26. Hệ thống tàu thủy
  27. Thiết bị tàu thủy
  28. Dao động tàu thủy
  29. Chân vịt tàu thủy
  30. Công ước và quy phạm hàng hải
  31. Ổn định và điều khiển tàu thủy
  32. Thủy động lực học tàu thủy (BTL)
  33. Vẽ tàu
  34. Thực tập kỹ thuật
  35. Đồ án tốt nghiệp

Trên đây là những thông tin về ngành Kỹ thuật tàu thủy, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật tàu thủy sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close