Khám phá thế giới

Bị rết cắn có sao không? Cách trị rết cắn hiệu quả nhất

Bị rết cắn có sao không hay cách chữa trị khi bị rết cắn – đây là hai trong số nhiều câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm trong thời điểm hiện tại. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ gửi đến các bạn bài viết Bị rết cắn có sao không? Cách chữa trị khi bị rết cắn hiệu quả để bạn đọc có thể tham khảo nhé! Khám phá ngay thôi!

Rết là gì?

Rết, hay rít, là tên gọi tiếng Việt của một nhóm động vật chân khớp thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành Nhiều chân (Myriapoda). Rết là loài động vật thân đốt, có lông, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân.

Số lượng chân của mỗi loài rết rất đa dạng, từ dưới 20 cho đến trên 300 chân. Số cặp chân rết luôn là số lẻ, ví dụ nó có thể có 15 hoặc 17 cặp chân (30 hoặc 34 chiếc chân) nhưng không bao giờ có 16 cặp chân (32 chân).

Một đặc điểm dễ nhận thấy của rết là cặp kìm ở trước miệng có thể tiết nọc độc vào kẻ thù, được hình thành từ một cặp phần phụ miệng. Hầu hết các loài rết là động vật ăn thịt. Hiện nay có 8.000 loài rết có lông được biết đến trên thế giới, trong đó 3.000 loài đã được mô tả.


Rết thường có màu nâu sậm, kết quả sự kết hợp giữa hai màu nâu và đỏ. Các loài rết ở trong hang và trong lòng đất thường không có sắc tố và nhiều loài rết sống tại vùng nhiệt đới có thể có các màu sắc sặc sỡ mang tín hiệu xua đuổi.

Bị rết cắn có sao không? Cách chữa trị khi bị rết cắn chi tiết nhất
Rết là gì?

Bị rết cắn có sao không?

Rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thận chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Vậy bạn hẳn đã có câu trả lời cho câu hỏi rết cắn có sao không rồi nhỉ? Vậy dấu hiệu hay triệu chứng khi bị rết cắn là gì? Isinhvien sẽ trình bày ngay dưới đây!


Các triệu chứng khi bị rết cắn

Có rất nhiều loại rết, mỗi loại có một mức độ nọc độc khác nhau. Các triệu chứng của vết cắn thay đổi tùy theo loại và khối lượng nọc độc được tiêm vào cơ thể.

Các triệu chứng chung khi bị rết cắn có thể bao gồm:

  • Đau ở vị trí vết cắn
  • Sưng đỏ
  • Cảm giác ngứa hoặc rát
  • Căng, ngứa ran và tê quanh vết cắn
  • Phù nổi hạch
  • Đau đầu

Trong một số trường hợp rất hiếm, các triệu chứng nghiêm trọng đã được báo cáo, chẳng hạn như:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh
  • Khó thở
  • Sưng họng
  • Nhiễm trùng da
  • Chảy máu

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể xảy ra trong vài phút sau khi bị rết cắn. Nó có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Khó thở
  • Sưng mặt và cổ họng
  • Phát ban trên diện rộng và phát ban trên da
  • Tức ngực
  • Tăng nhịp tim
  • Mất ý thức hoặc trở nên không phản ứng
  • Hạ huyết áp (huyết áp giảm đột ngột )

Các triệu chứng thần kinh


Các triệu chứng thần kinh rất hiếm gặp khi bị rết cắn, nhưng có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Lo lắng
  • Rối loạn trí nhớ
  • Ảnh hưởng tâm lý
  • Mất ý thức

Thông thường, các triệu chứng của vết rết cắn sẽ thuyên giảm sau khoảng từ 1-2 ngày. Các triệu chứng toàn thân sẽ kéo dài khoảng 4-5 giờ sau khi bị con rết cắn.

Bị rết cắn có sao không? Cách chữa trị khi bị rết cắn chi tiết nhất
Các triệu chứng khi bị rết cắn

Cách chữa trị khi bị rết cắn

Có 2 trường hợp khi bị rết cắn:

Trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể hay rết loại nhỏ chưa có nhiều chất độc: dùng một ít dầu gió bôi vào vết thương là được.

Trường hợp 2: Nạn nhân bị nhiễm chất độc của rết và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, đối với trường hợp này thì dưới đây là một số cách chữa trị mà Isinhvien đã tổng hợp được:


Xử lý khoa học:

  • Khi bị rết cắn, đầu tiên cần phải lấy vải hoặc dây để buộc được để buộc vào phía trên vết cắn nhằm hạn chế nọc độc của rết truyền về tim
  • Sát khuẩn tại chỗ cắn nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bất động vùng chi bị cắn và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Không chích, rạch hay hút máu hoặc đắp các loại lá thuốc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan của độc tố.
  • Ngoài ra bị rết cắn kiêng ăn gì là điều không cần thiết.

Xử lý theo dân gian:

Ngoài cách xử lý khoa học ở trên thì trong dân gian cũng có một vài cách xử lý khi bị rết cắn, bạn cũng có thể tham khảo nếu rơi vào trường hợp không có cơ sở y tế nào gần và phải xử lý tại nhà:

  • Dùng nước dãi gà: Nước dãi gà có thể vô hiệu hóa được nọc độc của rết. Chính vì vậy, khi bị rết cắn người Dao thường sử dụng nước dãi gà thoa lên vị trí bị cắn.
  • Sử dụng chất nhờn của con ốc: Tương tự, phần nhớt của ốc cũng có khả năng vô hiệu hóa nọc độc của con rết nên có thể sử dụng để thoa lên vết rết cắn.
  • Sử dụng tỏi giã nát để đắp trực tiếp vào vết thương bị rết cắn, và những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Hạt cây hoa mào gà cho vào cối giã nhỏ, và cho nước lọc vào để hòa tan, sau đó bạn hãy chắt lấy nước cốt để uống, còn phần bã thì đắp trực tiếp vào vết thương.
  • Sử dụng rau sam cũng là một trong cách chữa rết cắn hiệu quả, bạn hãy lấy một nắm rau sam rửa sạch và cho vào cối giã nát, để đắp vào chỗ vết thương bị cắn.
  • Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn và cho thêm một ít giấm ăn vào, sau đó bạn hãy uống một ít nước giấm và hạt mướp đắng, uống từ từ còn bã thì đắp vào vết thương.
  • Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp;
  • Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương;
  • Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp;
  • Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn;
  • Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Cách phòng tránh rết cắn

Sau khi biết được rết cắn có sao không và các triệu chứng /dấu hiệu khi bị rết cắn, hẳn không ai mong muốn bị rết cắn một lần nào cả. Nếu vậy, bạn cần phải nắm rõ một số cách phòng tránh rết cắn hiệu quả, dưới đây là một số cách Isinhvien tổng hợp được:


  • Giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm thấp.
  • Dọn hết các vật dụng ở trong nhà như chổi, thảm, đồ gỗ cũ, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao để tránh rết có nơi làm tổ.  
  • Tổng vệ sinh dọn dẹp quan nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết. 
  • Đeo bao tay, chân khi đi vào các khu vực có nhiều rết.
  • Không để trẻ em chơi ở nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ vì rết dễ làm tổ.
  • Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng định kỳ để loại bỏ rết và côn trùng gây hại ra khỏi nhà.

Trên đây là toàn bộ bài viết của Isinhvien về Bị rết cắn có sao không? Cách chữa trị khi bị rết cắn hiệu quả nhất. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẽ bài viết này cho bạn bè để cùng nhau biết được thêm nhiều kiến thức hơn nhé! Cám ơn các bạn đã đọc bài!

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close