Khám phá thế giới

Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này

Thủy triều đỏ hay dễ hiểu hơn là tảo nở hoa, nghe có vẻ vô cùng lãng mạn và xinh đẹp nhưng thực chất đây là một hiện tượng gây ảnh hưởng xấu đến con người lẫn các sinh vật dưới biển. Nếu bạn muốn biết sự thật đằng sau vẻ hào nhoáng, lung linh ấy, hãy cùng Isinhvien tìm hiểu Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này ngay sau đây nhé!

Biểu hiện đặc trưng nhất của hiện tượng thủy triều đỏ mà mắt thường của con người có thể quan sát chính là nước sông, biển chuyển sang màu đỏ, xanh lá cây, hoặc màu nước sẽ xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng. Vậy, tại sao lại có chuyện này xảy ra?

Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này
Hiện tượng thủy triều đỏ hầu hết có thể nhận ra bằng mắt thường

Thủy triều đỏ là gì?

Thủy triều đỏ, hay chính xác hơn là hiện tượng tảo nở hoa, xảy ra khi quá nhiều tảo sinh sản với số lượng khổng lồ, nhanh chóng trong nước. Loại tảo sống này sẽ nở hoa có màu đỏ hoặc nâu, thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy nhanh trong các cột nước. Lúc này, người ta có thể dễ dàng nhận ra nước sông, biển thường có chất dính và mùi rất tanh hôi đặc trưng.


Những loại tảo này, đặc biệt là thực vật phù du, là những sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước khi chúng ta quan sát. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.

Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này
Thủy triều đỏ là gì?

Ngày nay, thuật ngữ “Thủy triều đỏ” đang dần được loại bỏ trong giới nghiên cứu, các nhà khoa học cũng thường dùng tảo nở hoa để chỉ hiện tượng này. Nguyên nhân chính là bởi thủy triều đỏ không nhất thiết phải có màu đỏ và trong rất nhiều trường hợp không hề có sự đổi màu nào xảy ra cả. Quan trọng nhất, chúng không liên quan đến chuyển động của thủy triều mà chỉ vì tảo nở hoa với số lượng lớn mà thôi.

Nguyên nhân sinh ra thủy triều đỏ

Vậy nguyên nhân chính sinh ra thủy triều đỏ là gì? Đó là khi các loại tảo gặp phải điều kiện thuận lợi như nhiệt độ đột ngột tăng cao, dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến hay sự trao đổi nước kém, điều này dẫn đến chúng sinh trưởng với số lượng lớn và nở hoa cùng lúc.


Ngoài ra, yếu tố khác dẫn đến thủy triều đỏ xuất hiện như lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn. Theo các nhà khoa hoc, sa mạc Sahara được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đỏ trên thế giới. Gần đây nhất, thủy triều đỏ xảy ra ở biển Thái Bình Dương được cho là có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn toàn cầu như El Nino.

Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này
Thủy triều đỏ hay còn được gọi là hiện tượng tảo nở hoa

Theo trang Scientific American, nhiều người thường cho rằng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ, vì các loại tảo HAB phát triển mạnh nhất khi gặp chất dinh dưỡng chứa trong nước thải và chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ có một số đợt HAB có thể liên quan đến ô nhiễm môi trường. Bằng chứng rõ ràng nhất là loại tảo Pfiesteria, thường gặp trong các vùng nước bị ô nhiễm. Hiện chưa có nhà khoa học hay bất kỳ một nghiên cứu nào cho thấy sự phát triển của Pfiesteria có liên quan đến ô nhiễm môi trường.


Tác hại của hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

Tùy vào từng loại tảo nở hoa, thủy triều đỏ có thể sản sinh ra các độc tố tự nhiên, khiến hàm lượng oxy trong nước bị suy giảm nhanh chóng và gây ra rất nhiều tác hại cho con người và các sinh vật biển khác. Các nhà khoa học gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” (HAB). Isinhvien sẽ giải thích cụ thể tác hại của hiện tượng Thủy triều đỏ là gì ngay dưới đây:

Tác hại đến con người

Hiện tượng thủy triều đỏ có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nếu chúng ta ăn phải sinh vật bị nhiễm độc tố. Ví dụ như Karenia brevis – một loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico. Khi chúng nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp của con người như ho, hắt hơi, chảy nước mắt. Những người bị bệnh hô hấp nặng hay kéo dài, như bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh hen suyễn, có thể bị ảnh hưởng nặng hơn khi ăn phải những sinh vật này.


Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này
Thủy triều đỏ có tác hại xấu đến con người và các sinh vật biển

Nguy hiểm hơn, nhiều thành phần độc tố trong thủy triều đỏ kết hợp với nhau thành hợp chất cao phân tử. Các hợp chất này đều có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh nếu con người ăn phải. Năm 2013, thủy triều đỏ tại bờ biển đảo Borneo, phần do Malaysia kiểm soát (đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia), làm hai người mất mạng sau khi ăn sinh vật biển bị nhiễm độc

Tác hại đến sinh vật biển

Thủy triều đỏ có tác hại vô cùng nghiêm trọng, dễ thấy nhất với các động vật biển, các loài cá, giáp xác, thân mềm khiến chúng chết hàng loạt. Có trường hợp tảo dù không độc nhưng khi nở hoa và chết đi, quá trình phân hủy của chúng sẽ hút cạn khí oxi trong nước biển. Điều này khiến cho các động vật sống ở biển sẽ chết hàng loạt vì thiếu oxi trầm trọng.


Ngoài ra, sự tích tụ lượng tảo biển quá lớn, khiến mang cá khi hô hấp bị bao bọc bởi một lớp màng, làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ khí oxi trong nước, dẫn đến cái chết của chúng. Theo một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra trên mang của những con cá chết dạt bờ đều có dấu hiệu tổn thương như vậy.

Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này
Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt

Tại các khu vực nuôi trồng thủy hải sản của người dân, thủy triều đỏ đã khiến tôm cá chết hàng loạt, phá vỡ hệ sinh thái. Bầu không khí xung quanh cũng khó thở, nguy hiểm hơn rất nhiều.

Theo lịch sử thế giới, thủy triều đỏ đã khiến cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Mexico, Canada, Malaysia và Trung Quốc. Gần đây nhất là cuối năm 2015 ở Hồng Kông, khoảng 36 tấn cá chết trôi dạt vào bờ khiến người dân lo lắng.


Trên thực tế, tảo biển là mắt xích cực kỳ quan trọng trong chuỗi thức ăn của các sinh vật biển. Vì thế, hầu hết các đợt tảo biển nở hoa dưới đại dương đều có lợi, bởi chúng cung cấp số lượng lớn thức ăn cho các loài động vật này. Nhưng mặt khác, khi lượng tảo biển sinh sôi qua mạnh mẽ, khiến sự cân bằng của tự nhiên bị phá vỡ sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái biển cả.

Thủy triều đỏ xuất hiện, cảnh báo hiệu dấu hiệu bất thường của tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái đại dương và cả đời sống của con người, động vật trên cạn. Isinhvien hy vọng với những thông tin trên sẽ khiến bạn có hiểu rõ về hiện tượng Thủy triều đỏ là gì cũng như biết được nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này. Truy cập chuyên mục Khám phá thế giới để cập nhật nhiều kiến thức hay nữa bạn nhé!

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close