Tìm hiểu ngành Luật Kinh doanh – Học gì? Ra trường làm gì?
Bạn đã hiểu gì về ngành Luật kinh doanh - một ngành có tỉ lệ việc làm cao nhất trong các ngành luật? Cùng Isinhvien tìm hiểu cặn kẽ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Ngành Luật kinh doanh là gì?
- Tên tiếng Anh: Business Law
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Kinh tế & Quản lý
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành luật kinh doanh hay còn gọi là luật thương mại, là bộ luật được ban hành với các điều khoản liên quan đến kinh doanh, buôn bán, thuế, kế toán,…
Tóm lại, luật kinh doanh là một bộ phận của pháp luật kinh doanh, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.
Mục tiêu đào tạo của ngành Luật kinh doanh
Mục tiêu chung: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo chuyên ngành luật kinh doanh, trên cơ sở các môn học có tính chất định hướng kiến thức chung, sinh viên sẽ nắm bắt được các kiến thức về kinh tế–xã hội và cả kiến thức về luật pháp liên quan kinh tế.
Mục tiêu cụ thể: Sinh viên sẽ nắm bắt được những quy định của Hiến pháp là cơ sở, nguyên tắc chung cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật về kinh doanh thương mại khác. Nắm bắt được các quy định của các đạo luật cụ thể điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh
Học ngành Luật kinh doanh ra làm gì?
Tỷ lệ việc làm cho các sinh viên học ngành Luật kinh doanh cao hơn rất nhiều so với các bạn học chuyên ngành luật khác. Chúng ta có thể thấy bất kì một sinh viên kinh tế nào cũng cần nắm rõ luật này. Vì vậy, nếu là cử nhân luật kinh doanh, cơ hội việc làm tại doanh nghiệp của các sinh viên này sẽ cao hơn nhiều so với đối tượng khác.
Sinh viên chuyên ngành luật kinh doanh sau khi ra trường sẽ là các chuyên gia về pháp luật kinh doanh có thể đảm nhiệm các vị trí công việc ở các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh nói riêng; các đơn vị trực tiếp hoạt động kinh doanh của nhà nước; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác; các cơ quan tư pháp tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án; lực lượng công an kinh tế; các trung tâm trọng tài thương mại; các tổ chức tư vấn pháp luật về kinh doanh…
Những tố chất phù hợp với ngành Luật kinh doanh
Để học và làm việc trong ngành Luật kinh doanh, các bạn sinh viên cần có những tố chất sau:
- Năng động, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán;
- Yêu thích sự tranh luận;
- Có tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát và nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình;
- Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt;
- Luôn cẩn thận và tỉ mỉ;
- Có khả năng thuyết phục.
Ngành Luật kinh doanh học những môn gì?
Môn học đại cương
- Triết học Mác-Lênin
- Kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Kinh tế vĩ mô
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế quốc tế
- Toán cao cấp
- Lý thuyết xác suất và thống kê toán
- Tối ưu hóa (Quy hoạch tuyến tính)
- Ngoại ngữ
- Tin học đại cương
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng
Môn học chuyên ngành
- Tâm lý học quản lý
- Đại cương văn hóa Việt Nam
- Lô gíc học
- Lý luận Nhà nước và pháp luật ( PLĐC)
- Lịch sử nhà nước và pháp luật (Việt Nam & thế giới)
- Luật học so sánh
- Kinh tế lượng: Học phần cung cấp các kỹ thuật ước lượng, hiệu chỉnh mô hình hồi quy một phương trình, cách phân tích tính đúng đắn về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế của mô hình. Học phần còn trang bị cho sinh viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào một số vấn đề kinh tế, quản trị kinh doanh cơ bản trên cơ sở sử dụng phần mềm chuyên dùng và cơ sở dữ liệu của Việt Nam.
- Lịch sử các học thuyết kinh tế
- Nguyên lý thống kê kinh tế: Cung cấp một cách có hệ thống các phương pháp điều tra thống kê bao gồm việc thu thập thông tin ban đầu về các hiện tượng kinh tế-xã hội và việc xử lý các thông tin đã thu thập. Trang bị các phương pháp phân tích kinh tế-xã hội làm cơ sở cho dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai nhằm giúp cho việc ra quyết định ở tầm vi mô và vĩ mô.
- Tài chính – tiền tệ: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: Chức năng tài chính -tiền tệ và cấu trúc hệ thống tài chính trong nền kinh tế; Hoạt động của thị trường tài chính; Các tổ chức tài chính trung gian; Hoạt động khu vực tài chính nhà nước: ngân sách và chính sách tài khoá; Hoạt động khu vực tài chính doanh nghiệp: vốn, nguồn vốn, quản lý vốn; Hoạt động của hệ thống ngân hàng (Ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương) nhằm ổn định tiền tệ, cung ứng vốn, dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế.
- Luật hiến pháp
- Luật hành chính
- Luật hình sự I, II,
- Luật dân sự I, II,
- Luật tố tụng hình sự
- Luật tố tụng dân sự
- Luật thương mại I, II
- Luật lao động
- Luật tài chính
- Luật kinh doanh bảo hiểm
- Luật sở hữu trí tuệ
- Luật đất đai
- Luật môi trường
- Công pháp quốc tế
- Tư pháp quốc tế
- PLuật Giao dịch thương mại quốc tế
- PLuật về thanh toán
- Luật Cạnh Tranh
- Luật Hôn nhân gia đình
- Luật ngân hàng & chứng khoán
- Kinh tế vi mô II: Phân tích hành vi của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và phân tích các yếu tố xác định giá và lượng trong thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố sản xuất. ý nghĩa của các loại cơ cấu thị trường. Phân tích các nhược điểm vốn có của thị trường và vai trò Chính phủ. Ngoài ra còn trang bị các công cụ nâng cao trong phân tích cân bằng tổng quát.
- Kinh tế vĩ mô II: Giới thiệu cho sinh viên các trường phái và những cách tiếp cận khác nhau nhằm giải thích sự vận hành của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Giới thiệu các chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản và đặc biệt nhấn mạnh vào vai trò quản lý và hệ thống các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô đối với một nền kinh tế mở. Bên cạnh đó còn phát triển những cơ sở vi mô làm nền tảng cho các phân tích kinh tế vĩ mô.
- Kinh tế phát triển: Cung cấp những nội dung sau: Lý thuyết cơ bản về phát triển kinh tế và vận dụng vào thực tiễn các nước đang phát triển; Bản chất tăng trưởng và phát triển kinh tế; Những vấn đề phát triển kinh tế được đặt ra với các nước đang phát triển; Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển phúc lợi cho con người; Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: lao động, vốn tài nguyên và công nghệ; Các chính sách phát triển kinh tế: chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính sách công nghiệp, tài chính và ngoại thương; Ngoài ra còn nghiên cứu sự vận dụng vào đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Kinh tế công cộng: Nghiên cứu các vấn đề cơ bản bao gồm: Bản chất, nội dung của khu vực công cộng và các tính qui luật phát triển của nó trong mối quan hệ hữu cơ vơí khu vực tư nhân; Trục trặc và thất bại của khu vực tư nhân làm cơ sở đề xuất các giải pháp can thiệp của Chính phủ; Đánh giá các chính sách can thiệp của Chính phủ theo tiêu chuẩn hiệu qủa kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội như chính sách chi tiêu công, chính sách thuế cũng như tác động của các chính sách này đến lợi ích của các đối tượng khác nhau trong xã hội. Từ đó nhằm điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện sao cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội.
- Kinh tế môi trường: Cung cấp những kiến thức cơ bản về: Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế bền vững; Bản chất của hệ thống môi trường; Kinh tế học của chất lượng môi trường; Những kỹ năng cơ bản của phân tích kinh tế tác động tới môi trường; Nguyên lý và những kỹ năng cần thiết trong phân tích chi phí lợi ích và môi trường; Những công cụ chủ yếu quản lý môi trường.
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế
- Dự báo kinh tế và phân tích dữ liệu
- Kinh tế nông nghiệp I
- Kinh tế học lao động
- Phân tích lợi ích chi phí
- Thiết lập và thẩm định dự án
- Kế hoạch và chính sách kinh tế, xã hội I
Vậy là trên đây, Isinhvien đã tổng hợp tất cả kiến thức cơ bản về ngành Luật kinh doanh. Hy vọng bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn về việc chọn ngành học trong tương lai.
Bạn có thể xem thêm danh sách các ngành nghề đang được đào tạo theo hệ giáo dục đại học Việt Nam. Nhớ like, comment và share bài viết này đến nhiều bạn hơn nữa nhé ^^