Ngành đào tạo

Ngành Ngôn ngữ Nga – Học gì? Ra trường dễ xin việc không?

Ở bài viết này, Isinhvien sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi liên quan về ngành ngôn ngữ Nga - một ngành đang được khá nhiều bạn quan tâm. Nhớ theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Ngành Ngôn ngữ Nga là gì?

  • Tên tiếng anh: Russian
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Ngoại ngữ
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Mã ngành: 7220202

Ngành Ngôn ngữ Nga (ngành tiếng Nga) là ngành đào tạo những Cử nhân ngoại ngữ tiếng Nga có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ xã hội, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, có khả năng công tác trong các lĩnh vực đòi hỏi sử dụng tiếng Nga. Ngành ngôn ngữ Nga này giúp sinh viên nắm vững được các kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nói và giao tiếp tốt bằng tiếng Nga. Từ đó, có khả năng công tác xã hội trong các lĩnh vực đòi hỏi sử dụng tiếng Nga.

Tìm hiểu ngành ngôn ngữ Nga
Bạn đã hiểu gì về ngành ngôn ngữ Nga?

Mục tiêu đào tạo của ngành Ngôn ngữ Nga

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Nga có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.


Mục tiêu cụ thể

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hoá-văn học Nga; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nga ở mức độ thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: giảng dạy tiếng Nga ở các nhà trường, làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế – văn hoá – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học, văn hoá Nga, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như hướng dẫn du lịch, bảo tàng…

Học ngành Ngôn ngữ Nga ra làm gì?

Ngành Ngôn ngữ Nga hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các sinh viên đó là: công tác biên dịch, phiên dịch, thư ký, lễ tân, nhân viên văn phòng tại các cơ quan chính phủ, các đại sứ quán. Cụ thể, sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:


  • Hướng dẫn viên du lịch cho các công ty du lịch của Việt Nam ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hay các khu du lịch lớn trên phạm vi cả nước như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc.
  • Quản lý văn phòng du lịch tại điểm du lịch nhiều du khách Nga, nhất là các tỉnh miền Trung, nơi có các doanh nghiệp, công ty nước ngoài đầu tư nhiều.
  • Làm công tác đối ngoại, kinh doanh xuất nhập khẩu hay hợp tác với đối tác nước ngoài có sử dụng đến tiếng Nga.
  • Làm việc tại các cơ quan, công ty, cần chuyên môn liên quan tới kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng phiên dịch, giao tiếp bằng tiếng Nga.
  • Quản lý khách sạn, lễ tân và các hoạt động du lịch đòi hỏi giao tiếp bằng tiếng Nga.
  • Giảng dạy bộ môn tiếng Nga tại các trường Cao đẳng, trường trung cấp nghề, hay các trung tâm ngoại ngữ, tư vấn du học Nga.

Những tố chất phù hợp với ngành Ngôn ngữ Nga

Để học tập và làm việc liên quan đến ngành ngôn ngữ Nga thì bạn cần có những tố chất sau:


  • Có niềm đam mê với ngoại ngữ ngoài tiếng Anh và thích tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước, con người nước Nga.
  • Mong muốn làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và công nghiệp hóa với người nước ngoài.
  • Có tính tỉ mỉ, chịu khó và kiên nhẫn trong học tập và công việc
  • Nghiêm túc và có thái độ cầu tiến, mong muốn mức lương cao, ổn định và thăng tiến.
  • Tự tin, năng động và có kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Chắc hẳn bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về ngành Ngôn ngữ Nga, nếu bạn có dự định học ngoại ngữ, đặc biệt là thích tìm hiểu về văn hóa, đất nước Nga thì hãy đăng ký nguyện vọng ngành Ngôn ngữ Nga vào các trường đại học phù hợp.
Ngành ngôn ngữ Nga
Để học tốt ngành Ngôn ngữ Nga, bạn cần có những tố chất phù hợp

Ngành Ngôn ngữ Nga học những môn gì?

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ II**
  7. Tin học cơ sở
  8. Giáo dục Thể chất
  9. Giáo dục Quốc phòng
  10. Dẫn luận ngôn ngữ học
  11. Cơ sở văn hoá Việt Nam
  12. Tiếng Việt
  13. Ngôn ngữ học đối chiếu
  14. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Môn học chuyên ngành

  1. Ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại: Học phần giúp sinh viên nắm được hệ thống ngữ âm với các đơn vị kết hợp theo trục dọc và ngang, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, sử dụng kiến thức có được vào công việc giảng dạy sau này.
  2. Từ vựng học tiếng Nga hiện đại: Học phần giúp sinh viên nắm được bản chất của đơn vị quan trọng nhất trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ – đó là từ  và các đơn vị nhỏ hơn nó như âm vị, hình vị. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về từ vựng học: bản chất của từ, sự phát triển ý nghĩa của từ, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ, từ một nghĩa và nhiều nghĩa, các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa; bản chất của thành ngữ tiếng Nga.
  3. Hình thái học tiếng Nga hiện đại: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hình thái học tiếng Nga, hệ thống từ loại, hoạt động của chúng trong lời nói, nâng cao khả năng tư duy của sinh viên, kỹ năng xử lý những vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học.
  4. Cú pháp câu đơn tiếng Nga hiện đại: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và khái niệm cơ bản về cú pháp học tiếng Nga, đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, hành chức của các câu đơn trong lời nói. Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên.
  5. Cú pháp câu phức tiếng Nga hiện đại: Học phần cung cấp những kiến thức và khái niệm cơ bản về cú pháp câu phức tiếng Nga, những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, hành chức trong lời nói. Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên.
  6. Văn học Nga thế kỷ XIX: Học phần giúp sinh viên tìm hiểu sơ lược về quá trình phát triển văn học Nga từ khi xuất hiện văn học viết đến thế kỷ XIX, nắm vững đặc điểm nghệ thuật và thành tựu của nền văn học Nga thế kỷ XIX, nghiên cứu những tác giả lớn, tiêu biểu, đại diện cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán nhằm tăng cường và hoàn thiện kiến thức của sinh viên về văn học Nga thế kỷ XIX theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
  7. Văn học Nga thế kỷ XX: Học phần giúp sinh viên tìm hiểu về lịch sử văn học Nga thế kỷ XX, nắm vững đặc điểm phát triển và thành tựu cơ bản của nền văn học Nga thế kỷ XX, đặc biệt là văn học Xô Viết, nghiên cứu những tác giả lớn, tiêu biểu cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường và hoàn chỉnh kiến thức của sinh viên về văn học theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga và tiến hành hoạt động nghiệp vụ.
  8. Lịch sử và địa lý Nga: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về địa lý tự nhiên, các vùng kinh tế và bản đồ hành chính Liên bang Nga; về quá trình hình thành và phát triển của nước Nga từ khi thành lập nhà nước phong kiến đầu tiên (khoảng thế kỷ thứ IX) đến thời điểm hiện nay (cuối thế kỷ XX) nhằm tăng cường tri thức đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
  9. Văn hoá Nga: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về đặc điểm, tiến trình, thành tựu văn hoá Nga, về sự phát triển khoa học, giáo dục, nghệ thuật, về phong tục, lễ hội và đời sống của nhân dân Nga nhằm tăng cường tri thức văn hoá, đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
  10. Thực hành tiếng Nga tổng hợp I: Học phần hình thành, rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực ban đầu, đảm bảo cho họ có khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Sinh viên có thể  nghe, nhận biết được âm, từ, câu và các biến thể của chúng trong dãy lời nói với các kiểu ngữ điệu khác nhau của tiếng Nga. Biết đối thoại, biết giới thiệu, làm quen, hỏi han, đề nghị, mời chào, khuyên bảo, thuyết phục… Đọc đúng âm, trọng âm, tiết tấu từ, biết phân ngữ đoạn, đọc đúng ngữ điệu, lưu loát. Viết đúng kiểu chữ, đúng chính tả, dùng đúng các dấu ngắt câu, viết các đoạn văn.
  11. Thực hành tiếng Nga tổng hợp II: Học phần tiếp tục hình thành, rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực ban đầu, đảm bảo cho họ có khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Sinh viên có thể nghe hiểu, nhắc lại nội dung hội thoại hay câu chuyện đơn giản, thời tiết, thời sự.  Có thể nói chủ động trong đối thoại, đa thoại, tham gia tranh luận. Đọc lưu loát, khái quát các bài đọc thuộc chủ điểm đã học. Viết các bài luận đơn giản, viết thư, đơn từ, …
  12. Thực hành tiếng Nga tổng hợp III: Học phần tiếp tục rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực cho sinh viên, đảm bảo cho sinh viên có khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Nghe hiểu các lời nói  của người bản ngữ với tốc độ trung bình theo các chủ điểm đã học. Độc thoại hoặc đối thoại theo các chủ đề nhất định, biết đưa ra ý kiến cá nhân, tranh luận, kể lại, mô tả… Đọc diễn cảm, đọc phân tích, đọc hiểu, đọc lướt các bài trong chương trình. Viết các bài lược thuật, tường thuật, miêu tả, các loại giấy tờ, đơn thư…
  13. Thực hành tiếng Nga tổng hợp IV: Học phần hoàn thiện kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực cho sinh viên, đảm bảo cho sinh viên có khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga theo các chủ điểm đã học. Tiếp tục hoàn thiện, củng cố những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã đạt được sau học kỳ I năm thứ II. Nghe được lời độc thoại, đối thoại với tốc độ trung bình, nghe được các bài giảng, một số bản tin trên đài truyền hình và đài phát thanh. Tham gia đàm thoại, trao đổi, trình bầy ý kiến cá nhân của mình. Đọc diễn cảm, đọc phân tích, đọc tìm hiểu, đọc lướt. Viết các loại giấy tờ (thư, đơn từ, giấy mời, chúc mừng…). Bước đầu tìm hiểu, làm quen với cách viết một niên luận bằng tiếng Nga.
  14. Nghe hiểu I: Học phần củng cố và phát triển kĩ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng  Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Nghe hiểu được các giọng nói nam nữ khác nhau, nghe hiểu được các từ đơn lẻ, cụm từ, câu hoặc thông tin đơn lẻ, làm được các bài tập soạn theo các bài học.
  15. Nghe hiểu II: Học phần củng cố và phát triển kĩ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng  Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Nghe hiểu được các giọng nói nam nữ khác nhau, nghe hiểu được các từ đơn lẻ, cụm từ, câu hoặc thông tin đơn lẻ, làm được các bài tập soạn theo các bài học.
  16. Nghe hiểu III: Học phần củng cố và phát triển kĩ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Trên cơ sở những thông tin tiếp nhận được qua con đường thính giác, tái tạo lại thông tin đó dưới dạng nói hoặc viết.
  17. Diễn đạt nói I: Học phần thiết lập và củng cố kĩ năng nói bằng tiếng Nga của sinh viên. Sinh viên phải có khả năng tham gia đối thoại hoặc đa thoại về các vấn đề  được đề cập đến trong học phần với giảng viên hoặc các bạn cùng học. Phát âm chuẩn, ngữ điệu đúng, ngắt câu, ngắt đoạn lô-gic, không mắc quá nhiều lỗi ngữ pháp, lỗi sử dụng từ. Lời nói tự nhiên không gò ép.
  18. Diễn đạt nói II: Học phần giúp sinh viên củng cố và phát triển kĩ năng nói bằng tiếng Nga, trình bày trôi chảy, lô-gíc dưới dạng độc thoại, đối thoại, đa thoại các vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện tại đã được học trong học phần. Đưa ra được ý kiến riêng của bản thân, giải thích được ý kiến đó. Thể hiện sự đồng ý, phản đối hoặc dung hòa với quan niệm chung.
  19. Diễn đạt nói III: Học phần củng cố và phát triển kĩ năng nói bằng tiếng Nga của sinh viên. Sinh viên phải có khả năng tham gia được đối thoại hoặc đa thoại về các vấn đề được đề cập đến trong học phần với giảng viên hoặc các bạn cùng học. Trình bày trôi chảy, lô-gíc dưới dạng độc thoại các vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện tại. Tranh luận, đưa ra được ý kiến riêng của bản thân, giải thích được ý kiến đó. Thể hiện sự đồng ý, phản đối hoặc dung hòa với quan niệm chung.
  20. Đọc hiểu I: Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc soạn theo nội dung từng bài cụ thể. Thiết lập và củng cố khả năng đọc hiểu của sinh viên. Khả năng ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chính hoặc đọc phân tích.
  21. Đọc hiểu II: Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc soạn theo nội dung từng bài cụ thể. Thiết lập và củng cố khả năng đọc hiểu của sinh viên. Khả năng  ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chính hoặc đọc phân tích. Ngoài ra học phần còn cung cấp kiến thức nền về các vấn đề gần gũi với cuộc sống, các vấn đề xã hội quan tâm.
  22. Đọc hiểu III: Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc hiểu. Củng cố và phát triển khả năng đọc hiểu của sinh viên về các vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Khả năng ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chính hoặc đọc phân tích.
  23. Diễn đạt viết I: Học phần thiết lập và củng cố kỹ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các câu liền ý, các đoạn hội thoại nhỏ. Viết đúng, tránh lỗi ngữ pháp, lỗi biến đổi từ loại ở các cách do đặc thù riêng của tiếng Nga, đặc biệt các kiểu lỗi liên quan đến thể động từ. Diễn đạt được những suy nghĩ đơn giản, không lập luận phức tạp về các vấn đề gần gụi với cuộc sống đời thường.
  24. Diễn đạt viết II: Học phần thiết lập và củng cố kĩ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các đoạn liền ý, các bài hội thoại. Diễn đạt được những suy nghĩ của bản thân, có lập luận, phân tích về các vấn đề gần gụi với cuộc sống đời thường. Biết sắp xếp, tổ chức đoạn văn bản theo quy định. Viết đúng, tránh lỗi ngữ pháp, lỗi biến đổi từ loại ở các cách do đặc thù riêng của tiếng Nga, đặc biệt các kiểu lỗi liên quan đến thể động từ.
  25. Diễn đạt  viết III: Học phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các bài luận. Biết viết các loại đơn từ, quảng cáo theo đúng văn phong qui định. Diễn đạt được những suy nghĩ của bản thân, có lập luận, phân tích về các vấn đề gần gũi với cuộc sống đời thường, các vấn đề xã hội quan tâm. Viết sáng tạo, có ý kiến hay, độc đáo.
  26. Thực hành dịch I: Trên cơ sở trình độ thực hành tiếng của sinh viên sau khi đã học hết năm thứ hai chuyên tiếng Nga, học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng ban đầu trong hoạt động dịch khẩu ngữ, văn bản từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại nhằm góp phần hình thành năng lực chuyển ngữ, tăng cường tri thức ngôn ngữ, văn hoá, đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ.
  27. Thực hành dịch II: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng trong hoạt động dịch khẩu ngữ, văn bản từ tiếng Nga sang tiếng Việt Nam và ngược lại nhằm góp phần hình thành năng lực chuyển ngữ cần thiết, tăng cường tri thức ngôn ngữ, văn hoá, đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ.

Thông qua bài viết của Isinhvien, hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Ngôn ngữ Nga rồi nhỉ? Bạn có thể tham khảo thêm các ngành khác tại đây >> Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Chúc bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt, nhớ like, comment và share bài này đến nhiều bạn đang cần nhé ^^


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close