Ngành đào tạo

Kỹ thuật cơ sở Hạ tầng là gì? – Học gì? – Làm gì?

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng hiện đang là 1 ngành học rất hot vì lượng công việc lớn, và mức lương cao của ngành này. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành học này nhé!

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG (Infrastructure Engineering)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 5 năm
  • Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động, thiết chế xã hội được trang bị các yếu tố vật chất và môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
  • Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (tiếng Anh là Infrastructure Engineering) là ngành học về quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Ảnh minh họa kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Ảnh minh họa kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Mục tiêu chung: ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và kiến thức kỹ thuật chuyên môn vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành hạ tầng cơ sở, có chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội.


Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, sinh viên có khả năng tham gia xây dựng dự án, lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và khai thác các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cơ sở về nhà, giao thông, nước ở vị trí công việc khác nhau của kỹ sư: thiết kế, vận hành khai thác, sửa chữa, quản lý sản xuất hoặc giảng dạy, nghiên cứu

Những tố chất cần có để học ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng cần sinh viên theo học những tố chất sau:

  • Năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện ạđại để giải quyết những vấn đề thực tế của kỹ thuật hạ tầng cơ sở.
  • Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
  • Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
  • Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

Học ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng ra trường làm gì?

Mức lương trung bình của các sinh viên mới ra trường ở mức 6 – 8 triệu/ tháng. Có thể đạt được mức lương trên 1000$/tháng yêu cầu bạn phải nâng cao kỹ năng, và ngoại ngữ


  • Công chức, viên chức, cán bộ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với công trình Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, hạ tầng đô thị từ trung ương đến địa phương.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công trình Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, quản lý chấjt thải rắn và hệ thống điện dân dụng từ khâu lập, quản lý dự án, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và khắc phục sự cố công trình…
  • Giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về phát triển cơ sở hạ tầng…
  • Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, sản xuất kinh doanh các sản phẩm về xây dựng công trình và đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng.
  • Chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm và chủ trì thiết kế, quy hoạch các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.
  • Chỉ huy trưởng thi công các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.
  • Kỹ sư định giá, lập tổng mức đầu tư, lập dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Môn học đại cương

  1. Những lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  3. Đương lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  4. Ngoại ngữ cơ bản
  5. Đại số
  6. Giải tích 1
  7. Giải tích 2
  8. Vật lý 1
  9. Vật lý 2
  10. Hóa học đại cương
  11. Tin học đại cương
  12. Giáo dục thể chất
  13. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Môn học chuyên ngành

  1. Hình họa:
    + Biểu diễn các đối tượng như điểm, đường thẳng, mặt phẳng, đa diện, mặt cong.
    + Bài toán liên thuộc
    + Bài toán vị trí: giao của các đối tượng.
    + Biến đổi hình chiếu, các bài toán về lượng.
    + Các bài toán về tập hợp, mặt tiếp xúc.
  2. Vẽ kỹ thuật:
    + Các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật.
    + Kỹ thuật vẽ phẳng.
    + Các hình biểu diễn: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình trích.
    + Phân tích, đọc hiểu bản vẽ phẳng, vật thể xuyên.
    + Biểu diễn các chi tiết ghép và mối ghép.
    + Một số kết cấu kỹ thuật điển hình.
    + Lập bản vẽ công trình và chi tiết kết cấu bằng Auto_CAD 2D và 3D.
  3. Cơ học cơ sở:
    + Về hệ tiên đề cơ học, lý thuyết về lực, bài toán cân bằng lực, các chuyển động cơ bản của vật rắn, các định luật Niuton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalembe và nguyên lý di chuyển khả dĩ.
    + Chuyển động tương đối, lý thuyết va chạm, các mạnh đề cơ bản của cơ học giải tích, lý thuyết ổn định của chuyển động và dao động của cơ hệ.
  4. Sức bền vật liệu: Về nội lực và ứng suất trong thanh chịu lực dọc, trạng thái ứng suất đơn và phức tạp trong thanh và dầm, các thuyết bền, đặc trưng hình học của thanh và dầm, dầm chịu uốn và xoắn, dầm chịu lực phức tạp, ổn định của thanh chịu nén đúng tâm, dầm chịu tải trọng động.
  5. Kỹ thuật điện: Khái niệm cơ bản về mạch điện, dòng điện hình sin, các phương pháp giải mạch điện, mạch điện ba pha, khái niệm cơ bản về máy điện, máy biến áp, động cơ không đồng bộ ba pha, máy điện một chiều, máy điện đồng bộ.
  6. Cơ học kết cấu:
    + Cấu tạo hình học của hệ thanh, phân tích nội lực của hệ thanh tĩnh định chịu tải trọng tĩnh bất động và di động, tính toán hệ không gian tĩnh định.
    + Xác định chuyển vị của hệ thanh phẳng tĩnh định, khái niệm về hệ thanh siêu tĩnh và siêu động, phương pháp lực để tính hệ thanh siêu tĩnh, phương pháp chuyển vị tính nội lực của hệ siêu động.
  7. Thủy lực cơ sở: Thủy tĩnh lực học, thủy động lực học chất lỏng, tổn thất cột nước, trạng thái chảy tầng và chảy rối trong ống, dòng chảy có áp trong ống, dòng chảy đều không áp, dòng chảy đều và không đều trong kênh hở, nước nhảy, đập tràn, thấm; tương tác giữa chất lỏng và kết cấu; mô hình vật lý các hiện tượng thủy lực.
  8. Vật liệu xây dựng: Tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây dựng phổ biến: đá thiên nhiên, bê tông xi măng, bê tông nhẹ, bê tông asphal, bê tông chịu được môi trường biển, kim loại, chất kết dính vô cơ, gỗ; phương pháp kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu cơ lý; các phụ gia bê tông và công nghệ chế tạo bê tông cường độ cao.
  9. Địa kỹ thuật: Địa chất công trình, cơ học đất, cơ học đá, cụ thể gồm: Nguồn gốc hình thành của đất đá, đất đá trong xây dựng, những hiện tượng địa chất liên quan đến xây dựng công trình; tính chất cơ lý của đất đá; ứng suất biến dạng của đất đá, sức chịu tải của đất đá.
  10. Thủy văn công trình: Trang bị cho sinh viên các kiến thức về sự hình thành dòng chảy sông ngòi, các phương pháp tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế, điều tiết dòng ứng dụng trong thiết kế, quy hoạch các công trình hạ tầng và quản lý tài nguyên nước. Cụ thể gồm: sự hình thành dòng chảy sông ngòi, tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế, tính toán điều tiết dòng chảy. Các biện pháp phòng chống thiên tai.
  11. Trắc địa công trình: Định vị điểm, định hướng đường thẳng, bản đồ địa hình, sử dụng bản đồ, tính toán trắc địa, đo góc, đo dài, đo cao; lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ cao; đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình; các dạng bố trí địa hình, bố trí đường cong tròn; đo vẽ hoàn công; quan trắc biến dạng công trình.
  12. Kết cấu bê tông cốt thép: Tính toán và cấu tạo các cấu kiện bê tông cốt thép chịu nén, kéo, uốn và xoắn; tính toán biến dạng và nứt, tính toán và cấu tạo các cấu kiện bê tông cốt thép ứng suất trước, tính toán và cấu tạo sàn phẳng.
  13. Kết cấu thép: Vật liệu thép trong kết cấu xây dựng, cấu tạo và tính toán các loại liên kết bằng hàn, bu lông và đinh tán; tính toán và thiết kế các cấu kiện cơ bản như dầm thép, cột thép và dàn thép.
  14. Nền và móng: Các nguyên tắc tính toán và thiết kế nền móng công trình, tính toán móng nông, tính toán móng sâu, giải pháp gia cố nền đất yếu, tính toán móng chịu tải trọng động, tải trọng động đất.
  15. Kinh tế xây dựng và quản lý dự án: Lợi ích kinh tế xã hội của công trình, nội dung phân tích kinh tế, phân tích tài chính, mục tiêu và mục tiêu lợi ích của dự án xây dựng. Quản lý dự án bao gồm quản lý các thành phần cấu thành hoạt động suốt vòng đời dự án: Quản lý đầu tư, quản lý khai thác vận hành dự án.v.v.
  16. Môi trường và phát triển bền vững: Đề cập về các vấn đề về môi trường sinh thái, tài nguyên, khí hậu và các hoạt động của con người trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải liên quan đến môi trường. Tổng quát về phát triển bền vững đặt ra với việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
  17. An toàn lao động: Giới thiệu bảo vệ con người trong quá trình làm việc, khoa học về an toàn lao động, các phương pháp đảm bảo an toàn cho người lao động ở các công trình xây dựng. Giới thiệu luật an toàn và bảo hộ lao động.
  18. Quy hoạch và thiết kế đô thị: Quy trình và nội dung xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch đô thị. Lý thuyết về quy hoạch đô thị, Quy hoạch các chức năng trong đô thị. Tổng quát về thiết kế đô thị, mối liên hệ giữa thiết kế và quy hoạch, nội dung và quản lý thiết kế đô thị.
  19. Quy hoạch giao thông và thiết kế đường: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải là thành phần không thể thiếu được trong phát triển kinh tế xã hội. Nội dung đề cập quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, quy hoạch phương tiện giao thông vận tải, quy hoạch quản lý giao thông vận tải và phát triển nguồn lực.
  20. Cấp nước và xử lý nước cấp: Quản lý tài nguyên nước, quy hoạch và thiết kế vận hành hệ thống cấp nước đô thị và khu công nghiệp; tiêu chuẩn cấp nước, các phương pháp xử lý nước; vận hành mạng lưới, trạm bơm, bể chứa và trạm xử lý nước.
  21. Chuẩn bị kỹ thuật: Phương pháp quy hoạch chiều đứng, nội dung quy hoạch chiều đứng phục vụ thoát nước san nền và giao thông vận tải của vùng, của đô thị. Xây dựng bản đồ cao đồ thiết kế và cao độ khống chế, thích ứng với môi trường và xây dựng hạ tầng.
  22. Công nghệ và quản lý xây dựng: Giới thiệu các phương pháp thi công trong xây dựng: Công tác đất, công tác sản xuất vật liệu, công tác sản xuất cấu kiện vật liệu trong xây dựng. Hệ thống quản lý công trường xây dựng, tiến độ và các phương pháp tổ chức thi công xây dựng công trình, quản lý chất lượng xây dựng công trình.
  23. Tin học ứng dụng: Khái quát về tự động hóa thiết kế và sử dụng máy tính điện tử. Giới thiệu phương pháp xây dựng thuật toán. Giới thiệu phần mềm hiện hành và thông dụng.
  24. Thực tập tốt nghiệp.
  25. Đồ án tốt nghiệp: Sinh viên được giao đề tài tốt nghiệp với nội dung và mục tiêu cụ thể nhằm giải quyết khá trọn vẹn một số vấn đề của khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn cơ bản của ngành được đào tạo. Sử dụng các kiến thức được trang bị để giải quyết các nội dung của đề tài tốt nghiệp theo mục tiêu đề ra. Khuyến khích sinh viên bổ sung kiến thức bằng các chuyên đề đa dạng. Sản phẩm của đồ án tốt nghiệp được thể hiện qua thuyết minh đồ án, bản vẽ kỹ thuật, chương trình, phần mềm.

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Hy vọng các bạn đã có những cái nhìn tổng quan về ngành học này, Nhớ like share để mọi người cùng biết đến nha.


Vẫn còn rất nhiều ngành học khác để các bạn có thể tìm hiểu. Hãy xem những Ngành học khác ở đường link Danh sách các ngành nghề hệ Đại học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay 

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close