Ngành đào tạo

Ngành kỹ thuật hàng không là gì? – Học gì? – Làm gì?

Ngành kỹ thuật hàng không đào tạo ra những kỹ sư có thể thiết kế, lắp ráp, phát triển và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trực tiếp cho các phương tiện bay. Với nhu cầu nguồn nhân lực hiện nay thì ngành Kỹ thuật hàng không đang có một vị trí đầy triển vọng trong cơ hội việc làm. Hãy cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành học này nhé!

Ngành kỹ thuật hàng không là gì?

  • Ngành đào tạo: KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG (Aerospace Engineering)
  • Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
  • Thời gian đào tạo: 5 năm
  • Kỹ thuật hàng không là ngành đào tạo sinh viên có trình độ thiết kế, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác máy bay và các trang thiết bị phục vụ bay thuộc các nhóm như: Cơ khí, động cơ sức đẩy, thuỷ khí, khí động lực và trang thiết bị mặt đất.
  • Ngành Kỹ thuật hàng không bao gồm hai mảng riêng biệt đó là Kỹ thuật hàng không dân dụng và Kỹ thuật hàng không vũ trụ. Kỹ thuật hàng không dân dụng thiết kế và tạo ra các loại máy bay để sử dụng trong phạm vi bầu khí quyển của trái đất. Còn Kỹ thuật hàng không vũ trụ tập trung nghiên cứu các loại tàu du hành hoặc vệ tinh để sử dụng bên ngoài phạm vi khí quyển.
Ảnh minh họa kỹ thuật hàng không
Ảnh minh họa kỹ thuật hàng không

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung: Sinh viên học ngành Kỹ thuật hàng không được trang bị kiến thức về khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ khí, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, đủ năng lực áp dụng kiến thức để vận hành, bảo dưỡng, thiết kế và triển khai các hệ thống, thiết bị liên quan đến Cơ khí hàng không.


Mục tiêu cụ thể: Ngành Kỹ thuật hàng không đào tạo những kỹ sư có tay nghề cao với mảng kiến thức rộng, có chất lượng và kỹ năng vững vàng trong các hoạt động sau:

  • Cách quản lý, khai thác, vận hành, sửa chữa máy bay;
  • Có khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy bay nhỏ và các phương tiện giao thông lưỡng;
  • Ứng dụng Kỹ thuật hàng không vào hàng hải, cơ khí, điều khiển tự động, xấy dựng,..

Những tố chất cần có để học ngành kỹ thuật hàng không

Để học tập và làm việc tốt đối với ngành này thì cần phải có những tố chất sau:

  • Kỹ năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật vào thực tiễn;
  • Có khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
  • Có tinh thần trách nhiệm, chịu được áp lực công việc cao;
  • Cẩn thận, tỉ mỉ và sáng tạo…

Học ngành kỹ thuật hàng không ra trường làm gì?

Mức lương của ngành kỹ thuật hàng không tương đối cao so với các ngành khác, một sinh viên mới ra trường có thể đạt mức lương từ 9-15 triệu/tháng, nêu lên cấp quản lí thì mức lương sẽ giao động tầm 20 triệu/tháng. Và sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm ở các vị trí sau:


  • Kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước, các cụm cảng hàng không, sân bay nội địa và quốc tế.
  • Kỹ sư thiết kế và vận hành tại các công ty dịch vụ Kỹ thuật hàng không, các phòng kỹ thuật, sản xuất, phòng thiết kế các công ty sản xuất và các công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp…
  • Kỹ sư nghiên cứu tại viện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực cơ khí động lực, các trường đại học trong và ngoài nước.
  • Kỹ sư hàng không chuyên nghiên cứu, thiết kế, phát triển, bảo dưỡng và kiểm tra các loại máy bay dân dụng, máy bay quân sự, vệ tinh.
  • Chuyên viên nghiên cứu hàng không tiến hành nghiên cứu để tìm ra những công nghệ, vật liệu, hệ thống hoặc thiết bị mới phục vụ cho ngành hàng không.
  • Chuyên viên thiết kế hàng không, giữ nhiệm vụ thiết kế các bộ phận hoặc hệ thống của máy bay cho công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực hàng không.
  • Chuyên viên bảo dưỡng hàng không trách nhiệm của người làm công việc này là chuyên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ máy bay, đảm bảo mọi thứ đều có thể hoạt động tốt một cách trơn tru.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hàng không

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác-Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác-lenin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ cơ bản
  7. Đại số
  8. Giải tích 1
  9. Giải tích 2
  10. Vật lý 1
  11. Vật lý 2
  12. Hóa học đại cương
  13. Tin học đại cương
  14. Giáo dục thể chất
  15. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Môn học chuyên ngành

  1. Phương pháp tính
  2. Xác suất thống kê
  3. Kỹ thuật điện
  4. Kỹ thuật điện tử
  5. Kỹ thuật nhiệt
  6. Cơ học lý thuyết
  7. Cơ khí đại cương
  8. Ngoại ngữ chuyên ngành
  9. Hình hoạ
  10. Vẽ kỹ thuật
  11. An toàn lao động và kỹ thuật môi trường
  12. Sức bền vật liệu
  13. Cơ học thuỷ khí
  14. Chi tiết máy
  15. Kỹ thuật số và vi xử lý
  16. Phương pháp phần tử hữu hạn
  17. Quản trị học đại cương
  18. Khí động học 1
  19. Khí động học 2
  20. Máy thuỷ khí
  21. Vật liệu hàng không
  22. Kết cấu hàng không 1
  23. Kết cấu hàng không 2
  24. Động cơ và lực đẩy 1
  25. Động cơ và lực đẩy 2
  26. Truyền nhiệt hàng không
  27. Cơ sở tự động hàng không
  28. Kỹ thuật điện và điện tử hàng không
  29. Cơ học vật bay 1
  30. Cơ học vật bay 2
  31. Thiết bị đo và hiển thị hàng không
  32. Thiết kế máy bay 1
  33. Tổ chức bảo đảm và khai thác kỹ thuật hàng không
  34. Các hệ thống trên máy bay
  35. Tin học hàng không
  36. Thí nghiệm hàng không 1
  37. Thí nghiệm hàng không 2

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành học Kỹ thuật Hàng không. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học này. Nhớ Like Share để mọi người cùng biết đến nha!


Vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác để các bạn có thể tham khảo. Các bạn kích vào link Danh sách các ngành nghề hệ đại học được đạo ở Việt Nam để xem những bài viết khác nhé.

Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close